Tác động từ đại dịch COVID-19
Đại dịch COVID-19 đã biến đổi thế giới theo những cách mà không ai có thể đoán trước được cách đây chỉ một năm. Trong sáu tháng kể từ khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố COVID-19 là đại dịch vào tháng Ba, khoảng 750.000 người đã tử vong vì virus này.
Ngoài số ca thiệt mạng khủng khiếp của COVID-19 và những biện pháp phong tỏa tại nhiều nơi để ngăn chặn sự lây lan, đại dịch đã khiến các nền kinh tế thu hẹp lại và làm lung lay các mối quan hệ quốc tế.
Trung Quốc bị lên án vì che giấu dịch COVID-19 trong thời gian đầu, và các nhà phê bình cho rằng hành vi này đã cho phép virus trở thành một mối đe dọa lớn xuyên biên giới. Đặc biệt, Hoa Kỳ đã tỏ ra gay gắt với Trung Quốc, khiến quan hệ giữa hai cường quốc thế giới đã xuống dốc. Tuy nhiên ảnh hưởng tổng thể của đại dịch đối với vị thế thế giới của Trung Quốc phức tạp hơn.
“Sáng kiến Một vành đai, Một con đường” bị lùi bước trước dịch COVID-19. Dự án hạ tầng quy mô đã bị chậm lại và công nhân Trung Quốc bị kẹt ở nước ngoài. Thế nhưng, tác động to lớn của đại dịch coronavirus cũng cho thấy nền kinh tế của các quốc gia gắn bó chặt chẽ như thế nào với Trung Quốc.
Suy thoái do đại dịch gây ra sẽ có tác động sâu sắc đến dòng vốn đầu tư nước ngoài và viện trợ phát triển cho phía Nam bán cầu trong nhiều năm tới khi các chính phủ ở khắp nơi, kể cả Trung Quốc, phải đối mặt với những khoản nợ nần chồng chất. Nhưng những bất ổn kinh tế có thể nâng chứ không làm giảm đi vị trí của Trung Quốc trên quốc tế. Hiện tại, nhiều quốc gia đang phát triển đã tìm đến Bắc Kinh để được giúp đỡ đối phó với cuộc khủng hoảng y tế - mặc dù Hoa Kỳ và những nước khác cũng đã hỗ trợ.
Đại dịch chắc chắn không làm suy giảm tham vọng của Trung Quốc trong việc khẳng định mình là cường quốc thế giới, cho dù các quốc gia đang ngày càng bất bình trước ứng xử của Trung Quốc. Trong khi các nước láng giềng đang bối rối đối phó với dịch COVID-19, Trung Quốc đã tăng cường tuyên bố chủ quyền lãnh thổ và hàng hải ở Biển Đông bất chấp luật pháp quốc tế.
Video
Đại dịch COVID-19 đã khiến thế giới chững lại, với 1 triệu ca nhiễm mới mỗi tuần, và các nền kinh tế đang rơi tự do từ bắc đến nam. Virus đã tác động đến sáng kiến vành đai con đường của Trung Quốc, gián đoạn đường dây cung cấp, khiến hàng trăm ngàn công nhân Trung Quốc ở nước ngoài bị kẹt lại. Chúng tôi hỏi 3 chuyên gia về tác động của Covid-19 lên các kế hoạch của Trung Quốc trên toàn cầu.
Với hơn 130,000 ca nhiễm trong 6 tháng, và vẫn tiếp tục tăng, Philippines bị dịch bệnh tác động mạnh cả về con người lẫn kinh tế. Bất chấp sự nhiệt tình của Tổng thống Duterte nhằm chuyển trọng tâm về Trung Quốc, các dự án trong sáng kiến vành đai con đường đã phải dừng lại.
Jay Batongbacal: Dự án vành đai con đường cho những mục đích thực dụng không có gì ngoài một dây những hứa hẹn không được thực hiện.
Và bây giờ đại dịch đã khiến mọi thứ gián đoạn. Tất cả các dự án hạ tầng phải dừng toàn bộ. Và với 2 năm còn lại của chính quyền tổng thống duterte khó có khả năng các dự án này sẽ qua được vòng khởi công.
Trong khi các dự án hạ tầng bị trì trệ, đại dịch đã cung cấp cơ hội cho chiến lược của Trung Quốc và sự hiện diện quân sự của họ ở Biển Đông.
Jay Batongbacal: Đại dịch Covid-19 đã khiến các quốc gia không chú ý nhiều đến Biển Đông. Đó là cơ hội rơi vào lòng Trung Quốc. Trong vòng quý đầu họ đã tuyên bố việc đặt tên cho các thực thể rồi gây sức ép lên Malaysia và Indonesia. Rồi ép Indonesia phải đàm phán về các hoạt động đánh bắt cá. Tất cả những hành động đó diễn ra trong bối cảnh đại dịch lan rộng. Theo tôi, họ đang lợi dụng cơ hội này.
Campuchia đã ghi nhận khoảng 250 trường hợp nhiễm COVID-19, mặc dù trước đó đã chậm chạp trong việc phản ứng với virus. Khủng hoảng này đã không làm giảm sự nhiệt tình của Hunsen đối với sự bảo trợ của Trung Quốc.
Prof. Carl thayer: Nó làm cho chính quyền của Hunsen thành một người bạn đáng tin hơn trước kia. Nhưng Hunsen không phải là con rối của Trung Quốc. Ông ta biết làm thế nào để phục vụ đất nước giúp ông ta duy trì quyền lực của mình. Và cái mà bạn làm là nghe theo Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, lên án phong trào dân chủ ở Hong Kong, và về COVID, Hunsen ngay lập tức đến Bắc Kinh, không dừng các chuyến bay và ông ta được gọi là người bạn đặc biệt từ đầu tiên. Cho nên điều này đã gia tăng thêm mối quan hệ giữa hai bên.
Trong khi đó, trên khắp Châu Á, sáng kiến vành đai con đường đang gặp phải những khó khăn kinh tế khi nhiều người đi vay đang có nguy cơ không trả được nợ cho Trung Quốc.
Prof. Carl Thayer: Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng 20% các dự án vành đai con đường đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng, 30 đến 40% dự án bị ảnh hưởng ít nhiều, và số còn lại không bị ảnh hưởng. Từ Ai cập đến Thổ nhĩ kỳ, Nigeria, Tanzania. Ở trong khu vực có Malaysia. Có một danh sách dài và vẫn tiếp tục gia tăng số các quốc gia nói rằng họ không thể trả nợ.
Ngay cả trước khi có Covid chúng ta đã thấy các vấn đề ở khắp nơi, nợ nần Trung Quốc qua việc cho vay và cho vay. nó gần như không dừng. Các chuyên gia kinh tế dự đoán về GDP đặt Trung Quốc vào danh mục có rủi ro cao.
Dịch bệnh Covid-19 đã cho thấy là Trung Quốc gần như có tầm quan trọng không thể thay đổi ở trật tự ASEAN thế kỷ 21.
Profe. Carl Thayer: Điều này đang đe doạ các nền kinh tế của mọi người bởi vì nó là toàn cầu, nó đe doạ đến cuộc sống của đất nước của chính họ. và bạn biết là dù bạn có đổ lỗi cho Trung Quốc hay không thì khi tôi bị cảm cúm thì bạn cũng bị. Nó là vấn đề làm sao chúng ta đối phó với điều này trong tương lai.
Sáng kiến vành đai con đường đã biến Trung Quốc thành nước cho vay lớn nhất đối với Châu Phi. Mạng lưới tài chính phức tạp và đen tối này giờ đang phải đối mặt với một lục địa các nước đi vay đang không có khả năng trả nợ.
Một số nước Châu Phi đang bị đẩy vào tình thế khi mà họ phải lựa chọn giữa trả nợ vay và việc cung cấp chăm sóc y tế cho người dân. Chủ tịch tập cận bình gần đây nói rằng các thể nhân Trung Quốc sẽ phải đàm phán từng khoản vốn vay một, đó là một vấn đề vì nó sẽ mất rất nhiều thời gian. Theo cách đó, các nước Châu Phi sẽ gặp nguy hiểm bởi vì đơn giản là khoảng thời gian ép họ vào tình huống khó khăn.
Châu Phi có dân số trẻ nhất thế giới, một số quốc gia có nền kinh tế phát triển nhanh nhất. Đại dịch khó có thể thay đổi mong muốn của Châu Phi đối với các cơ hội mà mối quan hệ đối tác với Trung Quốc có thể mang lại cho họ.
Quan hệ Trung Quốc và Châu Phi trong nhiều cách có lợi cho Châu Phi, theo nghĩa là ví dụ Trung Quốc đã chứng minh là họ là đối tác khá hiệu quả trong việc trang bị cơ sở hạ tầng.
Trung Quốc sẵn sàng cung cấp vốn cho các dự án mà các tổ chức phương tây và đa phương đã ngừng cấp vốn. Tôi nghĩ Châu Phi khá thực tế rằng cả châu âu và Mỹ không có một giải rộng để làm việc với Châu Phi trong một thời gian dài.
Tôi nghĩ rằng một điều là đại dịch đã cho thấy là quan hệ giữa Trung Quốc và phía nam bán cầu sẽ vẫn tiếp tục và Trung Quốc sẽ là đối tác quan trọng cho các quốc gia ở nam bán cầu, đặc biệt là Châu Phi trong một thời gian dài.
Web page produced by: Minh-Ha Le
-------------
Videos & Photos: Radio Free Asia
-------------
Editing: H. Leo Kim, Mat Pennington
-------------
Produced by Radio Free Asia
© 2020 RFA All Rights Reserved.