SENEGAL




Dân số: 15,9 triệu
Tăng trưởng GDP: 5,3% năm 2019; Dự báo 1,3% vào năm 2020
Tuổi thọ: 67 năm
Tuổi trung vị: 19 tuổi

Senegal là một thuộc địa cũ của Pháp nằm ở Tây Phi, thường được xem là ốc đảo ổn định trong một khu vực đầy biến động và là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong khu vực. Senegal là một ngã tư quan trọng cho giao thông đường biển và thương mại giữa Châu Phi, Châu Âu, Bắc Mỹ và Châu Mỹ Latin, với một cảng biển lớn ở thủ đô Dakar và sân bay mới.

Vào tháng 7 năm 2018, Senegal đã trở thành quốc gia Tây Phi đầu tiên tham gia “Sáng kiến Một vành đai, Một con đường” khi Tổng thống Senegal Macky Sall ca ngợi Trung Quốc là “một trong những nền kinh tế vĩ đại của kỷ nguyên hiện đại”. Chính phủ Senegal coi Trung Quốc là đối tác quan trọng trong việc đạt được mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập trung bình vào năm 2035. Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai của Senegal, ngay sau Pháp.


senegal map

Chỉ trong một thập niên, Trung Quốc đã đầu tư hơn 1,5 tỷ USD vào các dự án của Senegal, trong đó có đường cao tốc mới, cầu và dự án phát triển cảng. Trung Quốc đã cam kết đầu tư thêm hàng tỷ USD cho “Sáng kiến Vành đai và Con Đường”, bao gồm đường cao tốc kết nối Dakar đến Touba, thành phố thứ hai của Senegal và một tuyến đường sắt xuyên Phi kéo dài qua 10 quốc gia.

Tuy nhiên, các nhà phê bình tỏ ra nghi ngờ về các dự án do Trung Quốc thúc đẩy và họ thắc mắc liệu những dự án này sẽ mang lại lợi ích cho đông đảo người dân hay sẽ để lại cho thế hệ kế thừa của Senegal một món nợ khổng lồ.



Video

Ở quốc gia phát triển nhanh nhất châu phi là senegal, thương mại với TQ đang bùng nổ - từ 197 triệu đô la vào năm 2005 lên con số 2,3 tỷ đô la vào năm 2015. vào tháng 7 năm 2018, senegal trở thành quốc gia tây phi đầu tiên ký tham gia sáng kiến vành đai con đường của tq. Trong khi sáng kiến này hứa hẹn khoản đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng, nhiều người lo ngại, giống như các quốc gia châu phi khác, các khoản cho vay lớn này là một bẫy nợ được thiết kế để cho người tq kiểm soát các tài sản quốc gia chiến lược.

Một cao tốc mới nối sân bay quốc gia tới Touba, thành phố thánh địa thu hút khách hành hương từ nước ngoài, được khai trương vào ngày 20 tháng 12 năm 2018 và là dự án trọng điểm của senegal theo sáng kiến vành đai con đường. Việc xây dựng cao tốc dài 115 km này tốn đến 700 triệu đô la, tuy nhiên những người sống gần đường cao tốc cảm thấy là họ bị bỏ lại phía sau.

Omar Ndoye, chủ cửa hàng: Từ khi họ xây đường cao tốc, tôi nghe nhiều người bán hàng có cửa hiệu dọc đường cao tốc phàn nàn vì kể từ khi đường được mở, thu nhập hàng ngày của chúng tôi bị giảm sút. chúng tôi đang phải vật lộn để kiếm hơn 8 euro mỗi ngày. Trong thời gian hành hương đến Touba, chúng tôi trước kia thường bán được rất nhiều, nhưng giờ, khách hàng sử dụng cao tốc và con đường này bị bỏ.

Các sáng kiến như thế này, cũng như các dự án đường xá, xe lửa và cầu khác, giúp senegal cải thiện hạ tầng cơ sở của họ. Tuy nhiên khi đầu tư tăng thì nợ của senegal với TQ cũng tăng. Maissa Babou là giáo sư kinh tế ở Dakar. Ông cho rằng đất nước có các ưu tiên khác lớn hơn cả các dự án hạ tầng cơ sở.

Maissa Babou, giáo sư kinh tế ở đại học Cheikh Anta Diop Dakar: Nhìn chung, đầu tư của TQ vào Senegal không phải điều nên được coi là ưu tiên cho người Senegal. Tôi có thể đưa ra ví dụ đường cao tốc trị giá 660 triệu đô la kéo dài 100 km. Trong khi thành phố dọc đường cao tốc đó không có nước uống hoặc không có đủ điện. vậy ích lợi gì của con đường thu phí khi người dân gần như không có đồ ăn và nước uống? đó là nơi bạn thấy rằng một số khoản đầu tư có thể bị chỉ trích.

Nhưng chính phủ Senegal coi TQ như một đối tác đặc biệt và hiệu quả. Adbou Ndene Sall - Thứ trưởng giao thông và hạ tầng cơ sở: Senegal sẽ có lợi rất nhiều từ mối quan hệ đối tác với TQ vì họ nhanh chóng, các thủ tục được hoàn tất rất nhanh. với TQ chúng tôi có thể hoàn tất các dự án của mình nhanh hơn.

Tuy nhiên, hiệu quả này có cái giá của nó, đó là nhân quyền, điều mà các nước phương tây thường chỉ ra là bị TQ bỏ qua.

Maissa Babou, Giáo sư kinh tế đại học Cheikh Anta Diop Dakar: Lợi thế của việc làm việc với người TQ là họ không quan tâm đến dân chủ và nhân quyền. họ không có nghĩa vụ với điều này. Nhưng trong quan hệ quốc tế người châu phi thích thế hơn là trong hợp tác với châu âu mà ở đó người ta nói chúng tôi không bao giờ thấy trường học nào hay con đường nào do châu âu tài trợ”.

Việc Senegal ngày càng thích các khoản vay từ trung quốc được nhiều người phương tây nhìn với sự hồ nghi. Quỹ tiền tệ quốc tế đã cảnh báo senegal và nhiều quốc gia châu phi khác về các khoản nợ chồng chất giữa nỗi lo là họ sẽ không thể trả nợ các khoản vay này. Nhưng trong khi thứ trưởng Ndene sall thừa nhận rằng các nước khác không thể trả nợ các khoản vay của trung quốc, ông vẫn một mực cho rằng điều này sẽ không xảy ra với Senegal.

Abdou Ndene Sall, Thứ trưởng giao thông và hạ tầng cơ sở: Đất nước chúng tôi đang phát triển với nền kinh tế vững chắc có thể trả món nợ này mà không có vấn đề gì. Nói rằng TQ sẽ kiểm soát các tài nguyên là ý nói chúng tôi không thể trả hết các món nợ. Nhưng chúng tôi sẽ trả món nợ này. khoản nợ này hoàn toàn được kiểm soát. đã có những tiền lệ. các nước khác bị ảnh hưởng xấu vì nợ Trung Quốc và Trung Quốc kiểm soát việc xuất khẩu qua các cảng biển như một cách trả nợ lại. Nhưng điều đó sẽ không xảy ra với chúng tôi vì khoản nợ của chúng tôi hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát.

Ảnh hưởng về kinh tế của Trung Quốc ở Châu Phi đang gia tăng nhanh chóng mặc dù điều này bị nhìn với con mắt nghi ngờ và thậm chí đau đớn ở phương tây. Đối với senegal, thời gian là điều quan trọng họ muốn có để đạt được mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập trung bình vào năm 2035, nhưng các khoản vay từ trung quốc cho dù có trở thành khoản nợ không thể kiểm soát được hay không vẫn chưa rõ.




Web page produced by: Minh-Ha Le
-------------
Videos & Photos: Radio Free Asia
-------------
Editing: H. Leo Kim, Mat Pennington
-------------
Produced by Radio Free Asia

© 2020 RFA All Rights Reserved.