Việt Nam xếp hạng 111/163 nước tham nhũng hàng đầu thế giới


2006.12.23

Ðỗ Hiếu, phóng viên đài RFA

Trong bản xếp hạng phổ biến vào cuối tháng 12 năm 2006 do Transparency International tức Tổ chức Minh bạch Quốc tế đúc kết và thiết lập, Việt Nam đứng thứ 111, đồng hạng với 9 quốc gia khác, trên tổng số 163 nước được xếp hạng.

MoneyCorruption200.jpg
AFP PHOTO

Vì sao Việt Nam được đánh giá như thế, mời quý vị nghe ý kiến từ phía người ở hải ngoại có dịp về thăm quê nhà và một nhà báo Pháp chuyên về thời cuộc Việt Nam.

Trong cuộc trao đổi với đài Á Châu Tự Do chúng tôi, bà Thanh Mai từ California nói rằng, tham nhũng là hành vi của những người lạm dụng chức quyền, cố ý làm trái pháp luật để phục vụ cho lới ích cá nhân.

Bà cho rằng, việc Hà Nội đứng thứ 111 trên tống số 163 nước tham nhũng hàng đầu thế giới vì đã có hàng tỷ đô la của công chạy vào túi của giới cầm quyền thay vì họ dùng khoảng tiền đó để lo cải tiến cuộc sống của người dân nghèo khó.

Kế đó, ông Nguyễn Văn Ấn, một người Pháp góc Việt sinh sống ở Paris nói với đài chúng tôi rằng, ở những nước tự do, dân chủ thì người ta có thể mạnh miệng tố cáo tham nhũng, nhưng ở Việt Nam thì chuỵên đó khó lắm.

Theo ông Ấn thì tham nhũng xảy ra khắp mọi nơi trên thế giới, kể cả những nước tiên tiến giàu có như Mỹ, Pháp và nhiều quốc gia Âu Châu khác.

Tuy nhiên sự khác biệt là tại các nước Âu Mỹ, người dân có thể công khai phanh phui, tố cáo tham nhũng. Trong khi đó dưới chế độ độc tài, độc đảng như ở Việt Nam thì không ai dám phơi bày sự thật, vì có thể rước lấy họa vào thân.

Chính vì thế mà ở Việt Nam nạn tham nhũng cứ tiếp tục hoành hành, những người có quyền cao, chức trọng tỏ ra bất cần dư luận, vì biết chắc không ai dám đụng đến họ.

Mặt khác, trong câu chuyện với Ban Việt Ngữ chúng tôi, ông Julien Pain, giám đốc văn phòng Internet thuộc RSF tức Tổ chức Phóng viên không Biên giới nhắc lại là trong danh sách do RSF thiết lập và phổ biến mới đây, Việt Nam xếp hạng 155 trên tổng số 168 quốc gia, không có tự do báo chí, tự do ngôn luận.

Điều đó không gây ngạc nhiên cho công luận quốc tế, vì theo ông, trong một quốc gia không tôn trọng quyền tự do ngôn luận thiếu mọi nguồn thông tin trung thực, thì chánh phủ nước đó không thể bài trừ dứt khóat nạn tham nhũng, xóa sạch tệ đoan xã hội được.

Vai trò của những nhà báo chân chính và độc lập là mạnh dạn phanh phui, phơi bày những tệ nạn ấy. Ông kết luận là nếu không có tự do báo chí thì nạn tham nhũng cứ tiếp tục hoành hành và kéo dài mãi.

Xin cám ơn bà Thanh Mai, ông Nguyễn Văn Ấn và ông Julien Pain.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.