Năm 2005 và vai trò của báo chí trong đời sống xã hội Việt Nam


2005.12.31

Ðỗ Hiếu, phóng viên đài RFA

newspaper200.jpg
Dân chúng Việt Nam ngày càng quan tâm theo dõi tin tức từ báo chí. AFP PHOTO

Báo Sài Gòn Giải Phóng đưa tin, trong mục Thời sự hôm thứ tư vừa qua, nói rằng 92% vụ việc báo chí nêu về tiêu cực là đúng sự thật.

Theo văn phòng thủ tướng chánh phủ thì những vấn đề do các báo đề cập tới đã phản ánh đúng thực trạng của đất nước hiện giờ và có tác dụng tích cực giúp nhà nước chỉ đạo, điều hành quốc sự sát với thực tế hơn.

Mời quý vị nghe Đỗ Hiếu trình bày thêm chi tiết, cùng với lời phát biểu của hai độc giả trong nước, hàng ngày thường xuyên theo dõi tin tức thời sự trên nhiều tờ báo cũng như các website online.

Trong số những bài báo, thiên phóng sự điều tra, tìm hiểu các vụ việc tiêu cực, tệ nạn xã hội do báo Quân đội Nhân dân, Công an Nhân dân, Thanh Niên, Lao Động, Sài Gòn Giải Phóng, VNExpress, VietnamNet loan tải, các bộ ngành, địa phương đã kiểm tra, xử lý được 41% vấn đề, và hiện còn 59 hồ sơ chưa có giải trình.

Để tìm biết thêm những suy nghĩ của người đọc và ghi nhận ý kiến cá nhân về vai trò của báo chí trong nước, Ban Việt Ngữ chúng tôi hỏi chuyện bà Hà ở Sài Gòn thì đuợc bà cho biết, đây là một dấu hiệu tốt, tạo sự phấn khởi cho người dân:

press_freedom_200.jpg

(xin theo dõi trong phần âm thanh phía trên)

Là một người lâu nay tham gia vào các công tác xã hội từ thiện, bà công nhận rằng, làng báo trong nước đã góp phần hữu hiệu trong các chương trình tạo phúc lợi cho người dân, giúp họ vượt qua phần nào những khó khăn của cuộc sống.

Dịp này, bà Hà cũng hy vọng là mọi người hãy quên đi chuyện đau buồn của quá khứ, sau khi đất nước quy về một mối sau tháng tư năm 1975.

(xin theo dõi trong phần âm thanh phía trên)

Ông nhắc lại một vài vụ bê bối do báo chí nêu lên, nhưng sau đó lại rơi vào quên lãng. Và để kết luận, ông Nam nói Việt Nam cần phải hội nhập với thế giới.

Cũng chính vì không muốn mình bị cô lập, nên nhà nước cho phép báo chí được tự do phơi bày những hiện tượng tiêu cực, chứ thật sự quyền tự do ngôn luận chưa được thực thi một cách cụ thể.

Ông Nam, một người dân Cần Thơ thì có suy nghĩ khác với bà Hà, ông không mấy tin tưởng vào chức năng của làng báo:

Bạn nghĩ gì về vai trò của báo chí trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay? Xin email về Vietnamese@www.rfa.org

Theo báo Sài Gòn Giải Phóng thì trong năm nay, số bài báo phản ánh hiện tượng tiêu cực, bất cập về các mặt đạo đức, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục nói chung, được chánh phủ lắng nghe và xử lý gia tăng 26% so với năm ngoái.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.