Viễn cảnh Việt Nam 2009

Đưa ra lời nhận định về Viễn cảnh Việt Nam 2009, không ít các nhà theo dõi thời cuộc trong-ngoài nước nhận định Việt Nam sẽ phải đối đầu với cuộc khủng hoảng lớn.
Việt Hùng, phóng viên RFA
2009.01.22
Hanoi-01202009-305.jpg Nền kinh tế gặp nhiều khó khăn trong năm qua có thể đưa đến nhiều vấn đề xã hội phức tạp tại Việt Nam trong thời gian tới.
AFP PHOTO

Đâu là những điểm cần bàn về bức tranh toàn cảnh của Việt Nam. Tìm hiểu một số ý kiến trong-ngoài nước, Việt Hùng của Ban Việt Ngữ ghi nhận quan cụôc trả đổi với ông Lê Hồng Hà ở Hà Nội và ông Trần Bình Nam từ Hoa Kỳ.

Khủng hoảng lần 2

Việt Hùng:  Đưa ra lời bàn về viễn cảnh Việt Nam 2009 ông Lê Hồng Hà, một nhà quan sát chính trị về nội tình đảng Cộng sản Việt Nam từ Hà Nội cho rằng Việt Nam 2009 sẽ bước vào một cuộc khủng hoảng toàn diện lần thứ hai kể từ sau cuộc khủng hoảng lần đầu tiên diễn ra từ năm 1975-1985,  trong khi hiện nay các nhà lãnh đạo Việt Nam cho rằng kim chỉ nan của Việt Nam là phát triển trên tinh thần chỉ hướng của Đại hội X đảng Cộng sản Việt Nam.

Ông Lê Hồng Hà:  Đấy chính là điểm mà tôi nói khác các ông lãnh đạo hiện nay. Qua phát biểu của các ông ấy, các ông ấy coi nước Việt Nam tuy có khó khăn nhưng các ông ấy vẫn tiếp tục bàn đến việc thi hành nghị quyết Đại hội X.

Ý kiến của tôi là tình hình thế giới và tình hình Việt Nam hiện nay khác hẳn thời gian hồi Đại hội X. Đáng lẽ ra nỗ lực của toàn dân phải tập trung để vượt qua được cuộc khủng hoảng này chứ không phải là tiếp tục thi hành nghị quyết Đại hội X.

Khủng hoảng lần thứ hai này đây có vấn đề khủng hoảng về kinh tế. Mà về mặt này đây có một số lãnh đạo đã nhận thấy được từ lạm phát chuyển sang  giảm phát và chuyển sang suy thoái kinh tế.

Khủng hoảng lần thứ hai này đây có vấn đề khủng hoảng về kinh tế. Mà về mặt này đây có một số lãnh đạo đã nhận thấy được từ lạm phát chuyển sang  giảm phát và chuyển sang suy thoái kinh tế.

Ô. Lê Hồng Hà

Những bài phát biểu gần đây của ông Nguyễn Tấn Dũng chứng tỏ rằng các ông ấy đã thấy suy thoái kinh tế là nguy hiểm rồi,  nhưng ý kiến của tôi là cuộc khủng hoảng lần thứ hai này cũng như cuộc khủng hoảng lần thứ nhất (1975 – 1985) là một cuộc khủng hoảng toàn diện về kinh tế, về chính trị, về tư tưởng, về xã hội, về văn hóa tư tưởng, lý luận… chứ không chỉ nói là khủng hoảng về kinh tế.

Những tin tức như anh theo dõi Bộ Lao động Việt Nam nói có thể trong năm 2009 có tới 3 triệu người thất nghiệp. Trong khi dân số Việt Nam là 83 triệu mà nói có 3 triệu người thất nghiệp thì đó là một nguy hiểm rất lớn.

Về xã hội xuống cấp, tình hình phạm pháp gia tăng, đạo đức xã hội xuống cấp, giáo dục xuống cấp thì trên mặt báo tại Việt Nam thì đầy rẫy mà những người nào xem báo chỉ cần có tính tổng hợp một chút là thấy ngay vấn đề.

Hanoi-01152009-200.jpg
Tình trạng thất nghiệp gia tăng khiến nhiều người phải đổ ra đuờng chờ kiếm sống qua ngày ở những "chợ người" trên phố Hà Nội. AFP PHOTO
AFP PHOTO
Tôi đã được xem và đọc những bản kiến nghị của những đảng viên, người ta kiến nghị với Trung ương là phải nhận định lại vấn đề xã hội chứ để như thế này thì mất quốc thể nguy hiểm lắm.

Việt Hùng:  Quan điểm từ trong nước của ông Lê Hồng Hà, cuộc khủng hoảng của Việt Nam 2009  là về kinh tế, về chính trị, về xã hội và về văn hóa tư tưởng, trong khi từ bên ngoài ông Trần Bình Nam, một nhà bình luận hiện đang định cư tại Hoa Kỳ cũng đồng ý với ý kiến cho rằng Viễn cảnh Việt Nam 2009 là khủng hoảng, nhưng ông lại đưa ra 4 điểm của cuộc khủng hoảng là về kinh tế, về chính trị, về xã hội và về an ninh quốc gia. Nhận định chung về vấn đề kinh tế ông Trần Bình Nam cho rằng.

Ông Trần Bình Nam:  Việt Nam hiện giờ là cũng đang khủng hoảng về kinh tế. Hiện giờ thế giới cũng đang trải qua những khủng hoảng lớn nhất là tại Hoa Kỳ. Nếu nhìn lại thì thấy khủng hoảng về kinh tế của Việt Nam đã bắt đầu rất sớm từ cuối năm 2007, trong khi cuộc khủng hoảng của thế giới chỉ bắt đầu vào tháng 9-2008.

Như vậy có thể thấy khủng hoảng kinh tế của Việt Nam  có nguồn gốc sâu xa hơn vì kinh tế Việt Nam cũng dính liền với kinh tế thế giới cho nên trước cuộc khủng hoảng lớn kinh tế thế giới thì sự khủng hoảng kinh tế của Việt Nam lại càng trầm trọng hơn.

Đương nhiên vấn đề kinh tế liên quan đến nhiều lãnh vực mà trong đó có sự tham nhũng. Vấn đề tham nhũng mà không giải quyết được thì đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến kinh tế.

Vì kinh tế Việt Nam cũng dính liền với kinh tế thế giới cho nên trước cuộc khủng hoảng lớn kinh tế thế giới thì sự khủng hoảng kinh tế của Việt Nam lại càng trầm trọng hơn.

Ô. Trần Bình Nam

Uy tín của Đảng?

Việt Hùng:  Cũng liên quan đến kinh tế, một yếu tố không thể không nói đến đó là tình trạng tham nhũng đang lan tràn tại Việt Nam mà nhà cầm quyền gọi đó là “quốc nạn”. Liệu uy tín của đảng có giảm thiểu hay không nếu như phong trào chống tham nhũng chỉ đánh “từ vai trở xuống” ông Lê Hồng Hà nhận định.

Ông Lê Hồng Hà:  Đúng, đúng là người ta đang nói chưa có thời kỳ nào mà uy tín của đảng đối với dân lại giảm sút đến như vậy. Người ta đã đề xuất ý kiến chống tham nhũng nhiều, nhưng Việt Nam nói nhiều mà làm ít mà thậm chí Việt Nam còn làm những biện pháp chống lại phong trào chống tham nhũng nữa, cho nên nếu không cẩn thận thì kêu gọi chống tham nhũng chỉ là lừa bịp nhân dân.

Người  ta đã góp ý và nói rất là thẳng thắn. Người ta kiến nghị “chúng ta tiến hành chống tham nhũng kiểu này chẳng khác nào những lời kêu gọi có tính chất lừa bịp”.

Việt Hùng:  Trong lãnh vực xã hội, câu hỏi đặt ra, tình trạng xuống cấp trong những vấn đề của xã hội Việt Nam phần nào do ảnh hưởng của xu hướng hội  nhập, ông Lê Hồng Hà đưa ra nhận định.

Ông Lê Hồng Hà:  Trong xã hội Việt Nam, nhìn vào những việc đó thì trong những năm trước đây chưa hề có, ví dụ như phụ nữ Việt Nam hơn 100 người mà để cho mấy ông “rể Hàn quốc” sang xem mặt  thì cực kỳ buồn bã.

Người ta muốn quy cho cái đó là mặt trái của kinh tế thị trường, tôi thấy cách phân tích như vậy không đúng. Mà cái này nhận thức được sớm bao nhiêu thì có thể giái quyết sớm bấy nhiêu. Còn bây giờ mà không dám thừa nhận mà cứ tiếp tục lơ lơ láo láo… thế này thì không được.

Ông Trần Bình Nam:  Nếu nói về xã hội thì mình đến 3 lãnh vực. Đúng ra là còn nhiều lãnh vực khác nhưng ở đây xin đơn cử 3 lãnh vực. Lãnh vực thứ nhất là Văn hóa, lãnh vực thứ hai là Y tế, và lãnh vực thứ ba là Giáo dục.

Lãnh vực Văn hóa, nước Việt Nam là một nước Á châu trên căn bản có nền văn hóa rất Á đông. Hiện giờ nói về văn hóa đối xử, sự tử tế trong đối xử cũng xa xút hơn trước kia rất nhiều. Tôi nghĩ đó cũng là sự khủng hoảng về văn hóa.

Theo Bạn, những gì có thể xảy đến với Việt Nam trong năm 2009. Hãy gừi đến Ban Việt Ngữ ý kiến của Bạn, email: vietweb@rfa.org; hoặc tham gia thảo luận tại Trang blog Ban Việt ngữ RFA

Lãnh vực Giáo dục, nền giáo dục Việt Nam bây giờ có sự khủng hoảng từ cấp tiểu học, trung học đến đại học. Tiểu học và trung học thì mình thấy điều gì. Học sinh đi học phải đóng rất nhiều thứ. Con em đi học phải học riêng với giáo viên nếu không thì sẽ không được  điểm cao, sẽ khó lên lớp, sẽ khó thi đậu. Cấp đại học thì tệ hơn nhiều, người ta tạo ra một hệ thống bằng cấp, nhưng thực tài thì không có.

Lãnh vực Y tế, Việt Nam bây giờ không phải là không có bệnh việc tốt. Nhưng người dân bình thường khi đau ốm phải vào bệnh viện, những người có tiền để vào những bệnh viện thật tốt thì con số không nhiều, ở đây mình nói tình trạng y tế của quần chúng thôi, rất bi thảm. Vào bệnh viện phải có phong bì, tức là làm bất cứ việc gì cũng phải có phong bì. Muốn có giường ngủ tốt phải có phong bì, muốn được bác sĩ tốt đến chăm sóc thường xuyên cũng phải có phong bì.

Tóm lại bức tranh về xã hội Việt Nam không phải là bức tranh tốt.
----------------------

Những vấn đề về chính trị, về tư tưởng, về an ninh quốc gia sẽ được hiểu như thế nào qua nhận định của ông Trần Bình Nam – Lê Hồng Hà là hai nhà quan sát thời cuộc trong-ngoài nước, mời quý vị đón nghe trong một buổi phát thanh tới.


Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Anonymous
06/01/2010 02:57

những người ngồi đáy giếng mà bình luận thời đại kể cũng hay. đúng ra ông này nên đi theo bùi tín để nhận thẳng trợ giúp của hải ngoại. ông yêu nước cái gì mà suốt ngày đi chung với hội vong bản (nếu việt hùng đọc thì đừng buồn nhé). người việt mà cứ kêu gọi cấm vận kinh tế để người việt đói thế là thế nào. nếu có giỏi thì làm như ông kỳ đi, về nước làm ăn, làm cho dân việt mình giàu nhanh lên. các người đã làm gì cho dân tộc ngoài việc cứ lải nhải chửi người trong nước. nước việt được như ngày nay là do ai hở bọn vong bản.
quay về đi