Chương trình trao đổi văn hóa giữa Hoa Kỳ và Việt Nam (phần 1)


2005.02.01

Phương Anh, phóng viên đài RFA

Kính chào quí thính giả, đây là lần đầu tiên Phương Anh đến với quí vị và các bạn trong mục Câu Chuyện Mỗi Tuần. Phương Anh sẽ gửi đến quí vị và các bạn những mẩu chuyện vui, buồn, đặc biệt trong đời sống hàng ngày. Mong quí vị đón nghe hàng tuần. Phương Anh cũng rất mong nhận thêm những ý kiến đóng góp chân tình của quí vị và các bạn.

Screenshot của trang web Youth For Understanding yfu.org >>See larger image

Trong chương trình ra mắt quí vị và các bạn lần đầu tiên, Phương Anh xin gửi tới quí vị câu chuyện của các em du học sinh trong chương trình trao đổi văn hóa giữa hai nước Hoa Kỳ và Việt Nam. Vì chuyện khá dài nên Phương Anh sẽ chia làm hai kỳ.

Kỳ một, Phương Anh sẽ kể cho quí vị nghe vì dâu mà chương trình trao đổi văn hóa được thành hình và cách thức hoạt động. Kỳ hai, chúng ta sẽ theo dấu chân của các em học sinh khi tới Hoa Kỳ. Mong qúi vị theo dõi.

Sinh viên du học ngày càng tăng

Trong những năm gần dây, việc sinh viên du học càng ngày càng rộ và không còn là điều mới mẻ. Điều đáng chú ý là không chỉ những học sinh đã tốt nghiệp phổ thông mà còn ngay cả các em mới học xong lớp 11 phổ thông và chuẩn bị vào lớp 12, cũng mong muốn được di học ở nước ngoài.

Trong vài năm qua, đã có một số tổ chức thiện nguyện nước ngoài, cụ thể là ở Hoa Kỳ, nỗ lực giúp dỡ cho cho các em đến du học tại Mỹ trong một thời gian ngắn. Chương trình này gọi là Exchange Student, tạm dịch là chương trình trao đổi văn hóa giữa các học sinh. Thực ra, chương trình này không có gì lạ cả vì ở nước ta, trước năm 1975 dã có nhiều học sinh tham gia. Mãi 20 năm sau, cho đến năm 1997 thì mới bắt dầu hình thành trở lại.

Hội Youth For Understanding tại Hoa Kỳ

Tại trụ sở chính của Hội Youth For Understanding, một tổ chức thiện nguyện, ở vùng Bethesda, bang Maryland, đã đưa khá nhiều học sinh Việt nam đến Hoa Kỳ theo chương trình trao đổi văn hóa trong nhiều năm, Phương Anh đã được ông Reid Rago, là giám dốc chương trình, cho biết về quá trình hình thành việc trao đổi văn hóa.

Ông Rago cho biết: "Lúc đầu, chương trình trao đổi văn hóa được thực hiện vào năm 1951, giữa hai quốc gia Mỹ và Đức, các học sinh trung học từ Đức đến ở trong các gia đình của nguời Mỷ theo sự dồng ý của hai chính phủ. Và cơ sở của chúng tôi được hình thành tại Michigan do bà Richer Anderson thành lập.

Giữa năm 1951, thì học sinh và sinh viên Nhật Bản bắt dầu có mặt tại Hoa Kỳ. Sau đó, chương trình của chúng tôi ngày càng phát triển. Đến năm 1960 thì có 20 quốc gia tham gia, trong đó có Việt nam. 1978 thì chúng tôi dời trụ sở về Washington DC và bây giờ là ở Maryland. Cho đến nay, chúng tôi dã làm việc với 51 quốc gia trên toàn thế giới. Hàng năm chúng tôi đưa khỏang 2000 các học sinh khắp nơi đến Hoa Kỳ.

Tại đây, Phương Anh cũng gặp được ông Nguyễn văn Hợp, hiên là giám đốc điều hành về chương trình này tại Việt Nam. Ông cho biết: Có mặt tại Việt Nam vào năm 1997… đưa sinh viên Cao đẵng và học sinh trung học… Theo chương trình này, các em sẽ được một tồ chức thiện nguyện bảo trợ đến học và sinh sống trong gia đình của một người Mỹ trong một năm học." Hỏi chuyện tuyển sinh tại Việt Nam ngày nay như thế nào, ông cho biết như sau: "Chúng tôi không thể làm việc trực tiếp mà phải qua hai trường Đại học và Bộ giáo dục và đào tạo… không thể trực tiếp tuyển sinh, nhưng đích thân về Việt Nam mỗi năm hai lần dể kiểm tra…"

Hội Youth For Understanding tại Việt Nam

Đó là những công việc ở bên Hoa Kỳ. Thưa quí vị, sau khi rời trụ sở của hội Youth For Understanding, Phương Anh đã liên lạc với người diều phối viên, cô Nguyễn Mỹ hiện đang làm công việc tuyển sinh cho hội tại thành phố Hồ Chí Minh và được cô cho biết các khó khăn trong công việc: "Không được thuận lợi vì phụ huynh không có chủ trương mục đích rõ rệt… không được hỗ trợ của các trường- và ngay cả hiệu trưởng, cụ thể là hiệu trưởng trường Lê Hồng Phong..." Phương Anh cũng đã hỏi thăm về trường hợp các học sinh giỏi ở các tỉnh xa thì sao: "Chúng tôi chưa có phương tiện thông tin đến, vì không phải là chính thức… các hiệu trưởng các trường không muốn giúp đỡ và phổ biến vì họ không được hưởng lợi nhuận..."

Trong khi đó, một phu huynh tên Nguyễn Văn Nhu, ở quận Tân Bình, thành phố HCM, thì con của ông lại biết đến chương trình trao đổi văn hóa như sau: "Con tôi học Anh Văn tại hội Việt Mỹ, biết đến nhờ cô giáo giới thiệu…rồi tự lo liệu lấy mọi chuyện…

Khó khăn lớn nhất là cháu học xong và tốt nghiệp phổ thông tại Hoa Kỳ nhưng Việt Nam lại không chấp nhận, phải về học lại lớp 12…coi như cháu bị học lại mà con tôi thì là học sinh giỏi và xuất sắc mới được đi."

Cánh cửa rộng mở

Ở kỷ nguyên 21 này, cánh cửa thế giới rộng mở và các quốc gia ngày càng gần nhau như một xóm giềng. Đã đến lúc giới trẻ Việt Nam cần được phải có sự giáo dục toàn cầu bằng cách giao lưu văn hóa. Không có gì hữu hiệu hơn cho bằng cho chính các em được tiếp cận với nền văn hóa ấy.

Thực vậy, thật là một điều hữu ích cho các em đến sinh sống và học tập nơi môi trường hoàn toàn khác với phong tục tập quán Á đông của người Việt Nam chúng ta, làm quen với cách học tập cũng như những phong tục của người bản xứ, để xây dựng cho các em vốn kiến thức và có tầm hiểu biết sâu rộng sau này trước ngưỡng cửa thế giới.

Nhưng lại có quá nhiều trở ngại trên con đường thênh thang rộng mở cho các em và liệu câu tục ngữ: Đi một ngày học một sàng khôn có phù hợp với các em trong chương trình trao đổi văn hóa này không? Mời quí vị và các bạn theo dõi vào kỳ tới với đề tài: Theo dấu chân các em tới Hoa Kỳ, để xem các em sinh hoạt và học hành ra sao nhé.

Câu Chuyện Mỗi Tuần do Phương Anh phụ trách xin tạm chia tay với qúi vị và các bạn nơi đây. Xin hẹn gặp lại quí vị vào lần sau, trên làn sóng phát thanh của ban Việt ngữ ĐACTD

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.