2,500 nhà nuôi trồng tôm Việt Nam phản đối thuế chống phá giá của Hoa Kỳ


2004.11.12

Vào ngày 29 tháng này, Bộ Thương Mại Hoa Kỳ sẽ đưa ra phán quyết cuối cùng xem Việt Nam có bán phá giá tôm trong thị trường Hoa Kỳ hay không. Nếu có, Hoa Kỳ có thể áp thuế bán phá giá. Tin cho hay có 2500 nhà nuôi trồng tôm Việt Nam đã ký tên chung trong một lá thư cho Bộ Thương Mại và Quốc Hội Hoa Kỳ bày tỏ sự chống đối việc đánh thuế chống phá giá và yêu cầu điều tra về vấn đề này một cách không thiên lệch, không định kiến.

By line: Phạm Điền

Trước đây, Bộ Thương Mại Hoa Kỳ loan báo có 6 quốc gia vi phạm việc xuất cảng tôm sang thị trường Mỹ bằng cách phá giá mặt hàng này. Trong số đó, hạn chót ra phán quyết chung cục có áp chế thuế phạt bán phá giá đối với Việt Nam và Trung Quốc vào ngày 29 tháng này. Quyết định chung kết cho 4 xứ còn lại như Thái Lan, Ấn Độ, Ecuador và Brazil sẽ được đưa ra vào ngày 15 tháng Chạp.

Nếu Hoa Kỳ quyết định áp chế thuế bán phá giá, Việt Nam có thể bị thiệt hại nặng vì Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ tôm lớn nhất, chiếm tới 45% tổng số tôm xuất khẩu ra nước ngòai của Việt Nam. Việc sản xuất tôm ảnh hưởng tới trên 3 triệu công ăn việc làm , phần lớn nằm trong những khu vực nghèo nhất trong vùng nông thôn của Việt Nam.

Bức thư gửi đến cho Bộ Thương Mại, Ủy Ban Mậu Dịch Quốc Tế và Quốc Hội Hoa Kỳ cho hay ngành xuất khẩu tôm là một lãnh vực xuất khẩu then chốt của Việt Nam, đứng hàng thứ ba chỉ sau dầu thô và may mặc. 2500 nhà nuôi trồng đại diện cho khoảng 3 triệu rưỡi nhân công trực tiếp hay gián tiếp sống bằng nghề nuôi tôm và đời sống của họ sẽ bị ảnh hưởng nặng vì các quyết định bất công.

Họ cho biết các quyết định sơ khởi trước đây của Bộ Thương Mại Hoa Kỳ đã tạo nên tình cảnh tiêu cực, phương hại đến ngành nuôi và buôn bán tôm. Các nhà nuôi tôm Việt Nam yêu cầu Bộ Thương Mại Hoa Kỳ và cơ quan liên hệ điều tra vấn đề này với tinh thần công bằng, không thiên kiến để cứu xét vấn đề biên độ bán phá giá tôm nhập khẩu từ Việt Nam.

"...Cái này là cái đấu tranh tiếp tục dai dẳng hiện nay từ trước quyết định sơ bộ cho tới bây giờ..."

Thực ra thì các vấn đề rắc rối này đã có trước thời kỳ Bộ Thương Mại Mỹ đưa ra quỵết định sơ khởi. Ông Nguyễn Văn Kịch, trưởng nhóm về tôm của Hiệp Hội Việt Nam hồi đầu tháng này cho ban Việt ngữ biết: “ Cái này là cái đấu tranh tiếp tục dai dẳng hiện nay từ trước quyết định sơ bộ cho tới bây giờ."

"...Khi đã phán quyết rồi thì chắc là một số công ty sẽ tiếp tục kiện nhưng mà trong thời gian đó thuế vẫn áp giá rồi cho nên tôi nghị rằng nếu như mà thuế nó áp thì tình hình nuôi tôm ở Việt Nam sẽ trỡ nên trầm trọng thí dụ như hiện thời giá tôm đang giảm khoảng 30% so với cách đây năm sáu tháng cho nên tình hình nưôi tôm Việt Nam bị ảnh hưởng rất quan trọng..."

Khi được hỏi về vấn đề này, giáo sư Lê Thanh Hùng của Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh cho hay theo ông việc áp thuế bán phá giá tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ là không công bằng. Ông nói lý do Hoa Kỳ cho rằng tôm Việt Nam do nhà nước trợ cấp là không đúng.

Ông nói: “Nông dân 100% là tư nhân, những người chế biến, nhà máy đông lạnh để xuất khẩu thì 80 đến 90% là tư nhân . Chỉ có khòảng 10% là các nhà máy quốc doanh cho nên tòan bộ sản xuất tại Việt Nam là tư nhân hóa tòan bộ rồi . Cho nên việc nhà nước trợ giá hoàn tòan không có. Cho nên chuyện cho rằng trợ giá thì tôi cho rằng quan điểm đó hơi lệch lạc.”

Khi được hỏi sau khi đã phán quyết, nếu bên Việt Nam bị bất lợi Viêt Nam có khiếu nại gì không? Ông nói: "Khi đã phán quyết rồi thì chắc là một số công ty sẽ tiếp tục kiện nhưng mà trong thời gian đó thuế vẫn áp giá rồi cho nên tôi nghị rằng nếu như mà thuế nó áp thì tình hình nuôi tôm ở Việt Nam sẽ trỡ nên trầm trọng thí dụ như hiện thời giá tôm đang giảm khoảng 30% so với cách đây năm sáu tháng cho nên tình hình nưôi tôm Việt Nam bị ảnh hưởng rất quan trọng."

Giáo sư Lê Thanh Hùng khẳng định nhà nước Việt Nam không trợ giá cho ngành xuất khẩu tôm.

Ông Trương Đình Hòe, Phó Tổng Thư Ký Hiệp Hội Chế Biến và Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam vừa liên hệ với Bộ Thương Mại Hoa Kỳ đã trở về Việt Nam cho biết rằng cho tới nay ông không biết kết quả sẽ thay đổi theo hướng nào. Ngày 5 tháng 11, Bộ Thương Mại Mỹ đã tổ chức một buổi điều trần để luật sư hai bên cung cấp thêm thông tin và chứng cứ.

Tuy ngày 29 tháng này, Bộ Thương Mại ra phán quyết cuối cùng nhưng theo lời ông Hòe, dự kiến đầu tháng 12, Ủy Ban Thương Mại Quốc Tế Mỹ sẽ mở cuộc điều trần để xem xét mức độ tôm Việt Nam gây thiệt hại cho thị trường Mỹ và kết luận doanh nghiệp Việt Nam có bán phá giá vào thị trường Mỹ hay không. Trong trường hợp ủy ban này khẳng định không gây thiệt hại gì cho Mỹ thì Washington sẽ không có biện pháp nào. Trường hợp ngược lại, Bộ Thương Mại sẽ định ngày ban hành áp thuế chống bán phá giá tôm đối với Việt Nam bắt đầu ngay từ tháng Giêng năm 2005.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.