Những diễn biến tiếp theo của câu chuyện cô dâu Việt Nam

Cái chết của cô Thạch Thị Hoàng Ngọc đã làm dậy lên nhiều làn dư luận khác nhau về các cuộc hôn nhân Hàn-Việt. Sau khi tiếp chuyện cùng ông bà Thạch Sang, cha mẹ của cô Ngọc, Khoa Diễm có bài tóm lược những tin mới nhất về vụ án này như sau.
Khoa Diễm, phóng viên RFA
2010.07.24
thach-thi-hoang-ngoc-quyen-gop-305.jpg Thùng quyên góp đặt tại Hiệp hội người Hàn quốc tại TP.HCM sau khi cô dâu Ngọc bị chồng giết hại.
Nguồn: Quốc Quang/VietNamNet

Câu chuyện của cô dâu trẻ Thạch Thị Hoàng Ngọc nhận được rất nhiều sự quan tâm của người Việt trên toàn thế giới và người Hàn Quốc cũng quan tâm đến vấn đề này không kém.

Hỗ trợ, chia buồn

Sau khi ông bà Thạch Sang sang Hàn Quốc, một nghị sĩ Hàn đã cùng ông bà đưa xác cô Ngọc về quê, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ để an táng. Ông Han Sun Kyo nói rằng đất nước ông là một xã hội đa văn hóa, khác rất nhiều so với trước đây vì thế nên việc người Hàn Quốc kết hôn với cô dâu nước ngoài là vấn đề chính phủ rất quan tâm và luôn tìm giải pháp để giúp đỡ họ hòa nhập.

Ông Han bày tỏ rằng trường hợp của cô Ngọc gặp một người chồng tâm thần là ngoài ý muốn và rất đáng tiếc. Ông khuyên các cô dâu Việt Nam nên cân nhắc và chọn lựa kỹ người phù hợp với mình trước khi tiến đến hôn nhân.

Hội Người Hàn tại TP HCM đã quyên góp một số tiền 20.000 đô la Mỹ, để giúp đỡ cho gia  đình nạn nhân.

Ông bà Thạch Sang cũng cho rằng đây là một trường hợp không may. Ông nói:

“Đất nước người ta cũng đẹp lắm, đâu có gì đâu; người ta đối xử với gia đình tôi cũng thấy thoải mái lắm. Tại vì thằng này nó vậy thì nó chịu thôi chứ sao bây giờ. Nước người ta cũng đối xử với mình đàng hoàng lắm chứ không khó khăn gì đâu, tại thằng này.”

Hội Người Hàn tại TP HCM đã quyên góp một số tiền 20.000 đô la Mỹ, để giúp đỡ cho gia  đình nạn nhân.

Cùng thời gian này, tờ Chosun Ilbo cho biết là gia đình cô Ngọc sẽ được bồi thường 25.000 đô la Mỹ và thủ tướng Hàn Quốc cũng kêu gọi sự kiểm soát chặt chẽ hơn với các dịch vụ môi giới quốc tế và tăng ngân sách cho các tổ chức trợ giúp những gia đình đa văn hóa.

Cải tổ các dịch vụ môi giới hôn nhân

Bà Lee In-Kyoung, giám đốc trung tâm Gia đình đa văn hóa Uhulrim tại thành phố Busan, Hàn Quốc đã từng bày tỏ sự phẩn nộ:

“Tổ chức của chúng tôi tích cực phê bình những dịch vụ thương mại hôn nhân quốc tế. Thảm kịch như thế này xảy ra gần như mỗi năm. Những dịch vụ môi giới như thế này giống như là những công ty buôn người. Tôi nghĩ đây là một vấn nạn rất lớn cho xã hội khi chính phủ để cho việc này xảy ra.

SAHK990117441660.jpg
Những cô gái trong một vụ cho người Hàn Quốc xem mắt trái phép. photo courtesy of Thanh Niên Online
Những cô gái trong một vụ cho người Hàn Quốc xem mắt trái phép. photo courtesy of Thanh Niên Online
Nam Hàn sẽ có những chương trình cải tổ các dịch vụ môi giới hôn nhân vì qua bi kịch của chị Thạch Thị Hoàng Ngọc, chính phủ Hàn ngày càng nhận thấy sự nghiêm trọng của vấn đề này tại xứ sở kim chi.

Theo thông tin từ Hàn Quốc thì văn phòng thủ tướng Hàn loan tin rằng những công tác cải cách sẽ do bộ Tư pháp, công bằng giới tính, văn hóa và đối ngoại trực tiếp thực hiện. Họ sẽ có những buổi thảo luận về các đề tài như quản lý cách các công ty môi giới quốc tế làm việc đến làm thế nào để giúp đỡ những cô dâu ngoại quốc.

Trở lại vấn đề của ông Jang du Hyo thì những tin tức mới nhất cho biết trong thời gian từ năm 2005 đến nay, ông đã phải đến bệnh viện 57 lần để điều trị căn bệnh tâm thần phân liệt của mình. Khi bị cảnh sát Busan bắt thì ông này đã khai rằng ông nghe một tiếng nói nào đó nói ông nên giết cô vợ của mình khi hai người có cuộc cãi vả trước khi xảy ra án mạng.

Những thống kê cho biết, tại Hàn Quốc, trong năm 2009 vừa qua có gần 2000 cuộc hôn nhân đa chủng mà các cô dâu phần lớn là đến từ các nước Châu Á như Lào, Việt Nam và Campuchia. 47 phần trăm các cô dâu ngoại quốc là người Việt Nam.

Những dịch vụ môi giới như thế này giống như là những công ty buôn người. Tôi nghĩ đây là một vấn nạn rất lớn cho xã hội khi chính phủ để cho việc này xảy ra.

Bà Lee In-Kyoung

Các nhà hoạt động xã hội cho biết, nhiều trung tâm môi giới đã lừa các cô dâu ngoại bằng cách không nói đúng sự thật về gia cảnh của các chú rể Hàn gây nên tình trạng rất nhiều cô dâu phải sống chung với các ông chồng nghèo, bệnh tật, say xỉn hay nói chung là rất khó sống. 1/3 số nông dân và người đánh cá phải cưới vợ ngoại quốc vì họ không tìm được người bản xứ chịu sống tại các vùng biển và vùng quê.

Sáng thứ Sáu ngày 23/7, tòa án tại thành phố Busan đã xử phạt 3 người môi giới 1 năm tù giam với tội danh đã sắp xếp những cuộc hôn nhân không giấy phép giữa các người đàn ông Hàn Quốc và phụ nữ Việt Nam.

Báo chí trong nước cho biết Hội người Hàn Quốc tại Việt Nam có các lớp học hỗ trợ, đào tạo văn hóa, ngôn ngữ cho các cô dâu Việt lấy chồng Hàn nhưng lớp học này chỉ diễn ra trong một ngày và phần đông các cô dâu có trình độ thấp và không biết tiếng Hàn, do đó kết quả không có là bao.

Chính quyền Hàn Quốc muốn chứng tỏ rằng đất nước của họ là một xã hội đa văn hóa và đang cố gắng sửa sai khi một công dân của họ có hành động giết người ngoại quốc. Tuy nhiên, người dân tự hỏi rằng chính phủ Việt Nam đã có những chương trình hay tiếng nói nào để bênh vực người dân của mình chưa?

Theo dòng thời sự:

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.