Trường tư không được dạy sư phạm, báo chí, pháp luật?

Dự thảo của Bộ Giáo dục Đào tạo VN vừa đưa ra để lấy ý kiến người dân, có một số qui định không cho các cơ sở giảng dạy tư nhân ở cấp cao đẳng, đại học đào tạo một số ngành nghề.
Gia Minh, Biên tập viên RFA
2010.02.25
Học sinh trung học đang tìm hiểu thông tin đi du học ở Úc tại Hà Nội Học sinh trung học đang tìm hiểu thông tin đi du học ở Úc tại Hà Nội. (ảnh minh họa) AFP photo
AFP photo

Ngay sau khi có dự thảo đó truyền thông và người dân phản ứng ra sao? Gia Minh trình bày trong phần sau.

Bản tin trên tờ Tuổi Trẻ hôm ngày 24 tháng hai vừa qua cho biết trong dự thảo qui định cụ thể một số điều kiện, thủ tục mở ngành đào tạo trình độ cao đẳng, thạc sĩ, tiến sĩ của Bộ Giáo dục- Đào tạo Việt Nam thì những trường ngoài công lập sẽ không được mở các ngành như sư phạm, luật và báo chí.

Chính sách của Đảng

Qui định vừa nêu không mới như phát biểu của một người đang tham gia trong ngành đào tạo tại Việt Nam sau đây:

Ngành đào tạo sư phạm, pháp lý là những ngành của Nhà Nước có chủ trương; vì đó là chính sách đường lối của Đảng…

Ngành đào tạo sư phạm, pháp lý là những ngành của Nhà Nước có chủ trương; vì đó là chính sách đường lối của Đảng…

Cựu bộ trưởng giáo dục Phạm Minh Hạc có ý kiến về việc đào tạo các ngành giáo dục- luật và báo chí lâu  nay ở Việt Nam:

Theo kinh nghiệm nhiều nơi muốn Nhà Nước phải chịu trách nhiệm về đào tạo những người đi dạy học, để thống nhất chương trình, tuyển lựa có quan tâm hơn, rồi việc sử dụng theo đúng yêu cầu của đất nước, Nhà nước, xã hội. Sau năm 1996 có qui định học sư phạm không phải trả học phí, chỉ có Nhà Nước làm được điều đó thôi.

Ông Trần Hồng Quân
Ông Trần Hồng Quân, chủ tịch Hiệp hội các trường Đại học, Cao Đẳng ngoài Công lập. Photo courtesy maivo.com
Photo courtesy maivoo.com
Việc tuyển lựa cũng có được những người giỏi; việc này thực hiện được nhiều năm…Cho đến nay vẫn giữ đường lối đó.

Còn pháp luật lâu nay cũng do Nhà Nước; báo chí còn ít  hơn. Báo chí trước đây thuộc mạng trường của Đảng, sau này mới chuyển sang Nhà Nước.

Còn pháp luật lâu nay cũng do Nhà Nước; báo chí còn ít  hơn. Báo chí trước đây thuộc mạng trường của Đảng, sau này mới chuyển sang Nhà Nước.

Mạng Vietnam Net hôm ngày 25 tháng 2 trích đăng ý kiến của hai chuyên gia giáo dục tại Việt Nam về dự thảo qui định ngành nghề đào tạo với những khu vực mà khối trường tư không được tham gia như vừa nói. Người thứ nhất là ông Trần Hồng Quân, chủ tịch Hiệp hội các trường Đại học, Cao Đẳng ngoài Công lập, đồng thời là cựu bộ trưởng giáo dục tại Việt Nam.

Ông này nêu ra hai câu hỏi có phải những trường ngoài công lập không đáng tin cậy và nằm ngoài tầm với của nhà nước hay sao, và sao lại có sự phân biệt giữa trường trong và ngoài công lập.

Không có cơ sở nào để qui định các trường đại học ngoài công lập  không được tham gia đào tạo ba ngành sư phạm, luật và báo chí.

Ô.Trần  Hồng Quân

Luật Giáo dục Việt Nam?

Theo ông Trần  Hồng Quân không có cơ sở nào để qui định các trường đại học ngoài công lập  không được tham gia đào tạo ba ngành sư phạm, luật và báo chí.

Một ý kiến thứ hai được Mạng Vietnam Net nêu ra là của ông Đặng Ứng Vận, hiệu trưởng trường Đại

Thư viện một đại học tư (RMIT)
Thư viện một đại học tư (RMIT)
AFP photo
Học Hòa Bình, một trường tư mới được mở hồi năm ngoái.

Ông này cũng đồng ý với cựu bộ trưởng Trần Hồng Quân là việc không cho khối tư thực mở các ngành sư phạm, luật, báo chí là không hợp lý, chứng tỏ sự phân biệt giữa công và tư, đi ngược lại qui định của Luật Giáo dục Việt Nam.

Người đang hoạt động trong ngành giáo dục – đào tạo Việt Nam có ý kiến về biện pháp trưng cầu dân ý về dự thảo đưa ra thì người này tỏ ra không tin tưởng:

Điều gì thuộc chủ trương là chủ trương rồi, còn trưng cầu dân ý thì cho có thôi; Nhà nước có vì dân đâu mà trưng cầu dân ý.

Không cho khối tư thực mở các ngành sư phạm, luật, báo chí là không hợp lý, chứng tỏ sự phân biệt giữa công và tư, đi ngược lại qui định của Luật Giáo dục Việt Nam.
Ô.Đặng Ứng Vận

Hãng thông tấn Đức DPA cũng loan lại bản tin trên tờ Tuổi Trẻ và có nhận định là chính quyền Hà Nội kiểm soát chặt chẽ truyền thông tại Việt Nam. Tất cả các đơn vị truyền thông đều phải gắn với một cơ quan nhà nước hoặc một tổ chức quần chúng được cho phép nào đó. Tuy vậy trong những năm gần đây, nhiều báo đã ngày càng trở nên độc lập hơn.

Từ năm 1991, Việt nam chính thức cho ra đời những đại học ngoài công lập, đến nay có ít nhất gần 50 trường đại học và cao đẳng tư nhân đã đi vào hoạt động. Trong đó có một số có hợp tác đào tạo với nước ngoài.

Theo dòng thời sự:

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Anonymous
26/02/2010 11:12

cac nganh hoc su pham,luat,bao chi,thuoc ve co che,(dinh huong xa hoi chu nghia),
con cac truong dan lap la thanh phan(kinh te thi truong),boi vi su pham thi phai day ai yeu bac ho hon cac em nhi dong,,con luat thi hoc nghiem cuu lam the nao ngan chan ngan chan the luc thu dich va nhung dien bien hoa binh,con bao chi duoc day, dang va nha nuoc noi sao? cac anh cu y giao phung hanh,do do 3 nganh hoc nay duoc day o cac truong dai hoc truc thuoc he thong dinh huong xa hoi chu nghia.tksg27.2.10

Anonymous
26/02/2010 21:29

Chi la cai co de qua ly giao duc theo duong loi cua dang va theo dinh huong xa hoi chu nghia thoi...Vi neu truong tu duoc day nhu mo ke tren...nguoi da se co duoc tiep can thong tin cap nhan hon so voi nhung gi BVHTTXHoi de ra...tu do co the cho thay Dang rat lo ngai ve nhung y kien ngoai tam kiem soat....do la ly do tai sao truong tu khong duoc day nhung mon ke tre mot cau tra loi rat la de hieu