Vấn đề Thác Bản Giốc trong hiệp ước biên giới Việt-Trung


2008.01.13

Nguyễn An, phóng viên đài RFA

Theo hiệp ước biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc, ký vào cuối năm 1999, và dự định sẽ hoàn thành việc phân giới cắm mốc trên thực địa nội trong năm nay (2008), Việt Nam có mất phần nào tại thác Bản Giốc ở Cao Bằng hay không?

Thác Bản Giốc. RFA file photo.
Thác Bản Giốc.

Các viên chức chính phủ (Hà Nội) khẳng định là "không", nhưng một số nhà nghiên cứu lại cho là "có”. Biên tập viên Nguyễn An của Ban Việt Ngữ (Đài Á Châu Tự Do) phỏng vấn nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn về vấn đề này.

Ông Tuấn là tác giả cuốn sách "Biên giới Việt - Trung, 1885-2000, Lịch sử thành hình và những tranh chấp" do Nhà Xuât Bản Diễm Châu ấn hành tại Pháp vào năm 2005. Xin được nhắc rằng ý kiến của ông Trương Nhân Tuấn không nhất thiết phản ánh quan điểm của Đài Á Châu Tự Do.

Nguyễn An: Xin chào nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn. Trước hết thì có lẽ xin ông nói sơ lược về vị trí và đặc điểm của Thác Bản Giốc ạ.

Ông Trương Nhân Tuấn : Dạ thưa ông Nguyễn An. Thác Bản Giốc mà chúng ta nói ở đây là chúng ta chỉ nói trên bản đồ, trên tài liệu. Thác Bản Giốc ở về phía Đông-Bắc của Phủ Trùng Khánh (tỉnh Cao Bằng). Thác này nằm ở trên con sông gọi là Sông Quy Xuân, hay là Quy Thuận, hay là Quây Sơn. Thác Bản Giốc là một loại thác nước bậc thềm, cao vào khoảng 40-50 thước (mét). Đây là một cái thác rất là đẹp.

Cũng theo tài liệu của Sở Địa Dư của Pháp thì Thác Bản Giốc này cùng với vùng chung quanh là một thắng cảnh tuyệt đẹp của Miền Bắc.

Nguyễn An: Thưa ông, theo như chúng tôi biết thì ông có một số công trình chững minh rằng Thác Bản Giốc trước kia hoàn toàn thuộc về Việt Nam. Bây giờ xin ông tóm tắt những luận điểm mà ông đã sử dụng.

Thác Bản Giốc mà chúng ta nói ở đây là chúng ta chỉ nói trên bản đồ, trên tài liệu. Thác Bản Giốc ở về phía Đông-Bắc của Phủ Trùng Khánh (tỉnh Cao Bằng). Thác này nằm ở trên con sông gọi là Sông Quy Xuân, hay là Quy Thuận, hay là Quây Sơn. Thác Bản Giốc là một loại thác nước bậc thềm, cao vào khoảng 40-50 thước (mét). Đây là một cái thác rất là đẹp.

Ông Trương Nhân Tuấn : Vâng. Thưa, có một số tài liệu, nhưng mà tôi xin trích ra những tài liệu chánh. Ba tài liệu này khó có thể phản biện được.

Tài liệu thứ nhứt là tài liệu của ông Trung Uý Détrie là người phụ trách đi cắm mốc (1894). Ông này xác định Thác Bản Giốc ở gần cột mốc số 53. Trên bản đồ thì đoạn ngắn con sông làm thành đường biên giới là từ cột mốc số 51 đến số 52.

Tài liệu thứ hai là của ông Commandant Famin. Ông này viết thành một quyển sách và được in ra. Quyển sách này được tồn trữ tại các thư viện lớn ở bên Pháp cũng như ở các nước khác. Theo ông Commandant Famin thì Thác Bản Giốc thuộc về Việt Nam và cách đường biên giới khoảng 2 kilomet. (Nguyễn An: Thưa, kilomet ạ?). Dạ, cách Thác Bản Giốc 2 kilomet.

Tài liệu thứ ba là tài liệu của nhà nước cộng sản Việt Nam đã công bố vào năm 1979 [*]. Tôi xin phép đọc phần này.

Nguyễn An: Dạ vâng. Xin mời ông.

Ông Trương Nhân Tuấn : Nơi cuối trang 11, tài liệu viết như thế này : "Trên đoạn biên giới đất liền cũng như ở các đoạn biên biên giới đi theo sông suối, tại nhiều nới, phía Trung Quốc đã tự tiện mở rộng xây dựng các công trình để từng bước xâm lấn đất. Tại khu vực môc số 53 (xã Dàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng) trên sông Quy Thuận có thác Bản Giốc, từ lâu là của Việt Nam. . ." Ở đây tôi xin mở dấu ngoặc, đó là chính nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam cũng khẳng định: “ . .thác Bản Giốc từ lâu là của Việt Nam và chính quyền Bắc Kinh cũng đã công nhận sự thật đó. . .".

Đây là điều mà mình cần phải nhấn mạnh: ". . .Ngày 29 tháng 12 năm 1976, phía Trung Quốc đã huy động trên 2000 người,(tiếp theo sang trang 12) kể cả lực lượng vũ trang lập thành hàng rào bố phòng dày đặc bao quanh toàn bộ khu vực thác Bản Giốc thuộc lãnh thổ Việt Nam, cho công nhân cấp tốc xây dựng một đập kiên cố bằng bê-tông cốt sắt cắt ngang qua nhánh sông biên giới. . ." Đó là họ làm như vậy để họ giành Thác Bản Giốc về phía họ.

Nguyễn An: Nhưng mà trước khi họ giành đó thì cả hai bên đều công nhận rằng Thác Bản Giốc là của Việt Nam ?

Ông Trương Nhân Tuấn : Dạ. Đúng như vậy.

Nguyễn An: Dạ vâng.

Ông Trương Nhân Tuấn : Và vào năm 1953, trước đó, cũng trong tài liệu này, cũng đã tố cáo là nhà nước cộng sản Việt Nam có nhờ nhà nước cộng sản Trung Quốc in giùm một bộ bản đồ, thì lợi dụng vụ in này nhà nước Trung Quốc đã sửa đổi đường biên giới để giành lấy Thác Bản Giốc của Việt Nam.

Nguyễn An: Dạ thưa, vừa rồi ông có nói 3 tài liệu mà ông dựa vào để chứng minh rằng Thác Bản Giốc trước kia hoàn toàn là của Việt Nam?

Ông Trương Nhân Tuấn : Dạ.

Nguyễn An: Dạ, thưa ông, nhưng mà ông Lê Công Phụng thì ông ấy nói rằng theo tài liệu cũ thì Việt Nam chỉ có 1/3 thác, thế khi hai bên thảo luận với nhau để ký hiệp ước biên giới trên bộ vào năm 1999 thì mỗi bên được một nửa. Như vậy phải chăng ngay dù một nửa như thế thì cũng có nghĩa là Việt Nam đã mất một nửa, và cái khoảng 2 cây số (2 kilomet) cách đường biên giới giống như hồi nãy ông nói, có phải không?

Ông Trương Nhân Tuấn : Dạ, tôi đã đọc tài liệu của ông Lê Công Phụng từ lâu (2002). Khi ông Lê Công Phụng nói "theo tài liệu cũ thì Việt Nam chỉ có 1/3 thác", mình nhiều khi mình cũng tò mò muốn hỏi, sẵn đây muốn hỏi ông Lê Công Phụng răng ông coi tài liệu cũ đó là tài liệu nào?

Theo ông Lê Công Phụng, ông nói cột mốc số 53 được cắm ở trên một cái cồn nhỏ ở giữa suối, tức ở giữa con sông này. Nhưng mà điều này hoàn toàn sai nếu chúng ta so sánh với lại biên bản phân định biên giớí của Pháp, thì..

Cái tài liệu đó là cái tài liệu gốc ký kết giữa ông Đại Tá Galliéni với ông Thái Hy Vân, năm 1894, thì cột mốc ở tại vùng Bản Giốc đó nó mang số 53 và cái tên của nó ở đó gọi là "Nga Khẩu". Nó được cắm ở bên lề một con đường cạnh một khu rừng. Và trong biên bản của người Hoa thì họ ghi thêm một chi tiết nữa là "ở dưới chân một ngọn núi". Như vậy thì ông Lê Công Phụng đã hoàn toàn nói sai khi ông ta mô tả vị trí cột mốc ở Thác Bản Giốc.

Nguyễn An: Của Pháp và Nhà Thanh, tức là cái biên bản mà ông cho rằng là tài liệu gốc có phải không ạ?

Ông Trương Nhân Tuấn : Dạ, đúng rồi. Cái tài liệu đó là cái tài liệu gốc ký kết giữa ông Đại Tá Galliéni với ông Thái Hy Vân, năm 1894, thì cột mốc ở tại vùng Bản Giốc đó nó mang số 53 và cái tên của nó ở đó gọi là "Nga Khẩu". Nó được cắm ở bên lề một con đường cạnh một khu rừng. Và trong biên bản của người Hoa thì họ ghi thêm một chi tiết nữa là "ở dưới chân một ngọn núi". Như vậy thì ông Lê Công Phụng đã hoàn toàn nói sai khi ông ta mô tả vị trí cột mốc ở Thác Bản Giốc.

Nguyễn An: Ổng mô tả đúng thì cột mốc đó sai, có phải không?

Ông Trương Nhân Tuấn : Dạ thưa, tôi không có nghĩ vậy. Tôi nghĩ là cột mốc đó có thể là nó đã từ bên lế con đường, ở dưới chân ngọn núi và bên lề con đường, rồi có người nào đó đem xuống cắm ở dưới suối, đó là một giả thuyết. Mà cho dù như thế nào đi chăng nữa thì cột mốc số 53 là hoàn toàn không đúng ở vị trí mà ông Lê Công Phụng đã mô tả.

Bạn nghĩ gì về việc này? Xin email về Vietweb@rfa.org

Nguyễn An: Dạ vâng. Thưa ông, bây giờ để kết luận vấn đề này, xin phép được hỏi ông là riêng với Thác Bản Giốc thì Việt Nam có mất một phần lãnh thổ cho Trung Quốc hay không? Còn nếu có thì mất từ bao giờ và bao nhiêu?

Ông Trương Nhân Tuấn : Điều này mình có thể khẳng định, khẳng định tại vì qua cái lời tuyên bố của các viên chức chịu trách nhiệm về cắm mốc, tức là ông Lê Công Phụng hay là ông Vũ Dũng ngày hôm nay. Mình có thể kết luận rằng vùng Thác Bản Giốc của Việt Nam đã bị mất.

Và cũng xin mở dấu ngoặc là Thác Bản Giốc này mặc dù là (Hà Nội) chưa công bố bản đồ, tức là không ai biết cái Thác Bản Giốc này trên bản đồ (đính kèm hiệp ước biên giới năm 1999), nhưng mà phía bên Trung Quốc đã cho tổ chức đi du lịch ở vùng này và họ gọi cái thác Bản Giốc là Đức Thiên Mộc Bố (Thác Đức Thiên).

Thành thử nếu bên Trung Quốc đã ( Nguyễn An: Quảng cáo du lịch rồi) dạ, đã quản lý phân nửa cái thác đó rồi, cho nên mình có thể khẳng định rằng cái vùng này đã được phân giới và ở cái vùng này thì Việt Nam bị mất phân nửa Thác Bản Giốc và một phần đất rất là lớn chưa xác định được, tại vì theo những tài liệu ngày xưa thì thác này nằm sâu trong lãnh thổ Việt Nam, ít nhất là 2 cây số.

Nguyễn An: Dạ vâng. Như vậy thì nếu trong trường hợp trong tương lai mà nhà nước Việt Nam phổ biên cái bản đồ chính thức thì chúng ta sẽ biết được là mất bao nhiêu diện tích lãnh thổ Việt Nam. Nhưng mà bây giờ chúng ta tạm thời có thể kết luận về Thác Bản Giốc rõ ràng là có mất.

Ông Trương Nhân Tuấn : Dạ.

Nguyễn An: Dạ vâng. Xin cảm ơn nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn.

Ông Trương Nhân Tuấn : Dạ. Xin cảm ơn nhà báo Nguyễn An.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.