Những nhân vật trong nhóm Nhân Văn Giai Phẩm (phần 7)

Kỳ trước, BTV Nguyễn An của ban Việt ngữ trao đổi với ông Nguyễn Minh Cần, phó bí thư thành ủy phụ trách tuyên huấn Hà Nội từ thời mới tiếp quản về diễn tiến của phong trào Nhân Văn Giai Phẩm.
Nguyễn An, phóng viên đài RFA
2007.09.10

ThuyKhue150.jpg
Nhà nghiên cứu Thụy Khuê .

Đến khi Nhân Văn ra được số 5, số sáu đang đưa in thì báo bị đóng cửa bằng một lọat sự kiện mà quan trọng nhất là lời cáo buộc báo hô hào nhân dân biểu tình chống đảng và chống chính phủ.

Bài báo được coi là nguyên nhân trực tiếp là do Nguyễn Hữu Đang viết và đã đăng trong số 5. Dựa trên cuộc phỏng vấn của nhà nghiên cứu Thụy Khuê với nhà văn Lê Đạt năm 1999 tại Paris cho tạp chí Văn học của đài RFI, Thy Nga trình bày tóm lược diễn tiến sự việc.

Báo Nhân Văn số 1 ra ngày 15 tháng chín năm 1956. Người đứng tên chủ nhiệm là nhà văn Phan Khôi, nhưng thực ra cột trụ của tờ báo là các ông Lê Đạt, Hòang Cầm và Nguyễn Hữu Đang. Ý kiến mời cụ Phan Khôi làm chủ nhiệm do Nguyễn Hữu Đang đưa ra, và người trực tiếp đến mời cụ Phan Khôi là Hòang Cầm.

Trong cuộc phỏng vấn do nhà nghiên cứu Thụy Khuê thực hiện vào năm 1999, nhà thơ Lê Đạt kể lại là ông đến nói với cụ Phan Khôi sau khi cụ đã nhận lời nguyên văn rằng, “Phải nói thật với bác, tổ chức của báo thì nó không như một tờ báo chính thống đâu, nó lung tung lắm, cho nên tôi không thể nào đem tất cả các bài báo đến để bác duyệt được, với tư cách là chủ nhiệm tờ báo,” thì cụ Phan Khôi trả lời, cũng nguyên văn rằng, “ Tôi đứng ra là tôi chịu trách nhiệm chứ, thế còn tôi tín nhiệm các ông, các ông làm, chứ tôi làm sao tôi làm được?”

Chúng tôi mong mỏi nhận được ý kiến đóng góp, bổ sung từ quý vị và các bạn nghe đài, nhất là những người mà Nhân Văn là một cơn ác mộng. Mọi email xin gửi về Vietweb@rfa.org

Cũng trong cuộc phỏng vấn, nhà thơ Lê Đạt khẳng định rằng nhà văn nữ Thụy An chưa bao giờ ở trong Nhân Văn Giai Phẩm cả, mặc dù bà rất thân với các anh em trong nhóm, đặc biệt là Lê Đạt. Điều này cũng được ông Nguyễn Hữu Đang nhắc lại trong mộ cuộc trao đổi với nhà nghiên cứu Thụy Khuê.

Ông Đang nói nguyên văn như sau, “Bà Thụy An không tham gia gì vào nhóm Nhân Văn Giai Phẩm cả. Bà ấy không viết một bài, một câu, một chữ nào cho Nhân Văn cả. Bà ấy cũng không hề mách nước, bàn bạc gì với người khác hay với tôi bao giờ cả. Không, không hề có, tuy rằng có quan hệ, thỉnh thoảng có gặp nhau, cũng nói chuyện.”

Ngày 15 tháng chín, Nhân Văn ra số một, được đón nhận rất nồng nhiệt như lời nhà thơ Lê Đạt kể, cũng trong cuộc trao đổi với nhà nghiên cứu Thụy Khuê: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Chính sự đón nhận ấy lại hóa ra là một dấu hiệu xấu cho Nhân Văn, chẳng khác nào cây gỗ quý thì mới bị đốn để sử dụng. Trong những kỳ phát thanh trước, ông Nguyễn Minh Cần đã kể lại diễn tiến của Nhân Văn từ số đầu với cái nhìn của một nhân chứng trong guồng máy đảng và chính quyền. Nhà thơ Lê Đạt với tư cách là người trong cuộc kể lại với nhà nghiên cứu Thụy Khuê: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Cũng trong cuộc phỏng vấn, ông kể lại về bài viết của Nguyễn Hữu Đang trên số năm, nhưng có thể coi là nguyên nhân trực tiếp đưa đến việc đóng của báo trong lúc số 6 đang đưa in. Và ông nhận định như sau: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Điều đáng chú ý là sau khi Nhân Văn bị đóng cửa, và cả cái phong trào Nhân Văn Giai Phẩm bị đánh dấu chấm hết, thì tất cả mọi người liên quan đều vẫn yên lành và sinh họat bình thường cả trong đời sống lẫn trong sinh họat văn học nghệ thuật. Nhà thơ Lê Đạt nhớ lại: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Cho đến tháng 7 năm 1957 ông mới bị khai trừ khỏi đảng và qua năm 1958 ông và các bạn mới bắt đầu bị kỷ luật.

Câu hỏi được nêu lên ở đây là tại sao vụ Nhân Văn Giai Phẩm bị khóa sổ vào cuối năm 1956, mà đến ba năm sau những người liên quan mới bị đem ra xử tội. Nhân chứng tại chổ Nguyễn Minh Cần nhận định: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Quý thính giả vừa nghe trình bày diễn tiến phong trào nhân văn giai phẩm với phát biểu của những người chủ chốt trong cuộc, và cách đối phó của giới lãnh đạo đối với những người trực tiếp liên quan đến Nhân Văn Giai Phẩm ngay sau khi báo bị đóng cửa cũng như sự chuẩn bị của họ cho vụ án Nhân Văn Giai Phẩm gần ba năm sau đó. Kỳ tới, chúng tôi sẽ lược qua những khổ nạn của những văn nghệ sĩ là bị cáo của vụ án này. Mong quí vị đón nghe.

Theo dòng câu chuyện:

- Hình thức kỷ luật trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm (phần 8)

- Sắc lệnh Báo chí bóp chết các tờ Trăm Hoa, Giai Phẩm, và Đất Mới không kèn không trống (phần 6)

- Giai Phẩm Mùa Thu ra đời với những bài vở nặng về chính trị hơn (phần 5)

- Ông Nguyễn Minh Cần kể tiếp về diễn tiến của phong trào Nhân Văn Giai Phẩm (phần 4)

- Phỏng vấn ông Nguyễn Minh Cần về vụ án Nhân Văn Giai Phẩm (phần 3)

- Phỏng vấn ông Trần Gia Phụng về vụ án Nhân Văn Giai Phẩm (phần 2)

- Mở lại bộ hồ sơ vụ án Nhân Văn Giai Phẩm (phần 1)

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.