Việt Nam được lợi gì trong Hội nghị thượng đỉnh Đông Á lần thứ nhất


2005.12.15

Gia Minh, phóng viên đài RFA

Vậy họat động mới này mang ý nghĩa kinh tế gì cho Việt Nam? Gia Minh hỏi chuyện ông Bùi Trường Giang, chuyên gia nghiên cứu về Đông Á tại Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới ở Hà Nội, và trước hết ông nhận định:

AseanMalaysia200.jpg
Các thành viên tham dự Thượng đỉnh Đông Á lần thứ nhất khai diễn tại thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia hôm 14-12-2005. AFP PHOTO

Vào ngày 14 tháng 12, Thượng đỉnh Đông Á lần thứ nhất khai diễn tại thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia. Thượng đỉnh đầu tiên này qui tụ nguyên thủ của 10 nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và sáu nước khác đó là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand.

“Hợp tác ASEAN+ 3 nói riêng và Đông Á này nói chung mang ý nghĩa kinh tế là chính. Nó phù hợp thực tiễn hợp tác và hội nhập kinh tế trong khu vực. Thành viên nòng cốt vẫn là ASEAN+ 3. Chu chuyển thương mại nội khối khá cao là khoảng 54% gì đó.

Về thành viên thì bản chất vào tương lai mới nói được. Hợp tác này sẽ có lợi cho tất cả các bên, do tính bổ trợ của các nước bắc Á rất lớn; thế rồi Australia, New Zealand. Hợp tác này cũng có lợi cho Việt Nam.” Gia Minh: Hợp tác này có khác gì với APEC?

Bùi Trường Giang: Khác về khuôn khổ tổ chức thôi, còn các thành viên vừa tham gia cả APEC, cả ASEAN, cả Đông Á.

Gia Minh: Nhưng thiếu Hoa Kỳ?

Bùi Trường Giang: APEC ra đời lâu hơn; nay chưa thể đoán định là trong tương lai Hoa Kỳ sẽ tham gia hay không. Vậy không nên đặt nặng vấn đề Nga tham gia hay Hoa Kỳ tham gia. Cần thời gian để quan sát. Có thực tế là kinh tế tại Đông Á rất sống động như Ấn độ cũng đang nhìn sang ASEAN.

Gia Minh: Trong xu hướng sống động đó thì Việt Nam ra sao?

Bùi Trường Giang: Việt Nam hoàn toàn ủng hộ tiến trình này vì khi Việt Nam bắt đầu mở cửa hội nhập cho đến nay thì Việt Nam huởng lợi nhiều; trước đây qui mô nhỏ nay qui mô rộng hơn thì tiếp cận được những công nghệ tiến tiến, tạo ra thị truờng mới, hấp thụ kỹ năng quản lý, cạnh tranh doanh nghiệp.

Gia Minh: Ngoài mặt lợi thì còn có những bổn phận và nghĩa vụ phải thực hiện?

Bùi Trường Giang: Hội nhập là quá trình hai mặt, vì những ngành yếu kém sẽ phải đào thải đi hoặc phải điều chỉnh dựa trên năng lực cạnh tranh và lợi thế so sánh của đất nước. Khi hội nhập thì bao giờ cũng có khu vực bị thiệt thòi hơn. Chắc chắn nhà nước sẽ có những khuôn khổ để hỗ trợ như mạng lưới an sinh xã hội, chương trình hỗ trợ đào tạo giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tôi nghĩ nhà nước đang chuẩn bị tương đối tốt cho hội nhập. Còn AFTA thì chưa thấy xáo trộn lớn mà thấy nguời tiêu dùng có lợi.

Gia Minh: Trong các thị truờng thì có thị truờng lớn- nhỏ, gần- xa vậy Việt Nam đang tham gia các thị truờng đó theo xu hướng nào?

Bùi Trường Giang: Rõ ràng thế giới nay không cạnh tranh bằng lợi thế so sánh tĩnh như công nhân rẻ và nguyên liệu thô mà phải nhập vào mạng lưới khu vực sản xuất toàn cầu; ngoài việc khai thác nguồn nguyên liệu và nhân công rẻ thì phải nhập vào mạng lưới sản xuất thế giới để tăng giá trị gia tăng; như thế phải đi song song.

Gia Minh: Yếu nhất nào của Việt Nam phải vượt qua?

Bùi Trường Giang: Không phải yếu mà là thách thức, Việt Nam là nền kinh tế chuyển đổi nên phải tiến hành song song hai bước phải chuyển từ nền kinh tế tập trung trước đây sang kinh tế thị truờng và từ nền kinh tế khép kín sang kinh tế mở.

Việt Nam có thể hoàn toàn tự tin vì qui mô tương đối tốt về mặt dân số và tài nguyên; nay cũng có những cải cách như thế có thể lạc quan.

Gia Minh: Xin cám ơn.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.