Người dân Việt Nam vẫn còn thờ ơ với khái niệm “nhân quyền”


2006.12.12

Trà Mi, phóng viên đài RFA

Kỷ niệm 58 năm ngày Bản Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế ra đời, hôm 10/12, khoảng chục ngàn người tại nước láng giềng Cambodia đã xuống đường tổ chức mít tinh, với nhiều hoạt động cổ võ cho quyền con người. Nằm sát cạnh Cambodia, tình hình ở Việt Nam ra sao? Trà Mi tường trình.

ApecPoliceDissident200.jpg
Công an lập chốt canh gác tại quán bán Bún Chả Nem Rán Bia Hơi tại số nhà 15 ngõ Tràng Tiền, Hà Nội, đối diện với nhà của ông Nguyễn Khắc Toàn trong dịp APEC. File Photo

Hôm Chủ Nhật, gần 1 vạn người tề tựu về sân vận động Olympic ngay thủ đô Phnompenh của Cambodia để tổ chức hàng loạt sự kiện, đánh dấu ngày Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua và công bố Bản tuyên ngôn về nhân quyền thế giới 10/12/1948.

Đây được xem là tuyên ngôn đầu tiên của toàn nhân loại, và là thước đo chung cho tất cả các nước trong việc tôn trọng và thực hiện những quyền tự do căn bản của con người cho dù trong phạm vi quốc gia hay quốc tế.

Đàn áp và ngăn cấm

Đại diện Ban tổ chức cho biết mục đích của buổi mít-tinh này nhằm vinh danh những nhà đấu tranh cho nhân quyền trong nước, khẳng định sự ủng hộ đối với những cống hiến của họ cho con người, cho xã hội, và vương quốc Chùa Tháp.

Phát biểu với báo giới, ông Kem Sokha, giám đốc trung tâm nhân quyền Cambodia, một tổ chức được Hoa Kỳ ủng hộ, nói rằng tình trạng nhân quyền tại Cambodia vẫn là một điều rất đáng lo ngại, một mối quan tâm chung của nhiều người. Các nhân vật đấu tranh nhân quyền hàng ngày bị đe doạ, sách nhiễu. Và đó cũng chính là lý do vì sao công cuộc tranh đấu trong nước vẫn sôi sục tiếp diễn.

Ở Việt Nam tôi thấy rất là im ắng, gần như là người dân chẳng biết đến ngày 10/12 là ngày gì cả. Các phương tiện thông tin đại chúng báo đài đều không đề cập gì đến Ngày nhân quyền của quốc tế trong khi thế giới rất nhiệt thành chào đón, kỷ niệm ngày ra Bản Tuyên ngôn Nhân quyền này.

Vẫn theo lời ông, các thành phần bị vi phạm nhân quyền nhiều nhất ở xứ Chùa Tháp chính là giới công-nông. Trong khi đó, quyền được phép hội họp vẫn bị chính quyền ngăn cấm.

Lên tiếng nhân sự kiện này, Đại sứ Hoa Kỳ tại Phnompenh, Joseph Mussomeli, chỉ trích việc chính phủ Cambodia đàn áp các cuộc biểu tình ôn hoà của dân chúng. Dẫn chứng cho cáo buộc đó, ông đề cập đến việc chỉ nội năm nay nhà cầm quyền sở tại đã bắt giữ hơn 70 nhân vật tranh đấu dân chủ-nhân quyền và gán ghép cho họ nhiều tội danh không có cơ sở.

Đó là chưa kể đến một số trường hợp đã bị giết hại. Ông Mussomeli cũng đồng thời lên án nhà nước Chùa Tháp có hành động ngăn cấm, giải tán các cuộc biểu tình, tụ tập ôn hoà của người dân. Chỉ tính từ đầu năm tới nay đã có gần 4 chục cuộc tập họp bị lực lượng an ninh ra tay cản trở.

Tất cả những điều ấy, theo đại sứ Hoa Kỳ, chứng tỏ giới lãnh đạo của quốc gia Đông Nam Á nhỏ bé này, vẫn duy trì tâm lý lo sợ và hoài nghi trước những ý kiến bất đồng.

Tình trạng tại Việt Nam

Tương tự nước bạn láng giềng, Việt Nam cũng nằm trong danh sách các nước có tình trạng vi phạm nhân quyền đáng lo ngại, thu hút sự lưu tâm của cộng đồng thế giới.

Đúng ngày 10/12 kỷ niệm Bản Tuyên ngôn Nhân quyền toàn thế giới năm nay, bất chấp những trở ngại từ phía chính quyền, giới tranh đấu trong nước đã tuyên bố thành lập Ủy ban nhân quyền Việt Nam, với mục đích bảo vệ, cổ võ cho các quyền căn bản của người dân.

Ngoài sự kiện này, có những hoạt động nào nhằm kêu gọi sự lưu tâm của nhiều người trong xã hội về vấn đề nhân quyền hay không? Kỹ sư Bạch Ngọc Dương, thành viên khối 8406, cho biết:

“Ở Việt Nam tôi thấy rất là im ắng, gần như là người dân chẳng biết đến ngày 10/12 là ngày gì cả. Các phương tiện thông tin đại chúng báo đài đều không đề cập gì đến Ngày nhân quyền của quốc tế trong khi thế giới rất nhiệt thành chào đón, kỷ niệm ngày ra Bản Tuyên ngôn Nhân quyền này."

Là một trong những gương mặt công khai mạnh mẽ lên tiếng đấu tranh cho dân chủ-nhân quyền trong nước, anh Dương lấy trường hợp của chính bản thân mình để minh chứng cho thực trạng xâm phạm nhân quyền nghiêm trọng ở Việt Nam:

Hơn nữa, dân chúng Việt Nam vẫn còn thờ ơ, tức là họ chỉ gói gọn trong cuộc sống cá nhân gia đình chứ không để ý gì đến xung quanh trừ khi chính họ bị vi phạm nhân quyền họ mới lên tiếng chứ người khác bị họ cũng nhắm mắt làm ngơ. Thêm vào đó là người dân bị bưng bít thông tin.

“Như trường hợp của tôi chẳng hạn. Khi tôi phát biểu những chính kiến của mình thì bị chính quyền o ép rất nhiều, gây đủ khó khăn cho tôi. Tôi đi đâu họ theo dõi đến đó. Về việc làm, họ áp lực với công ty buộc thôi việc.

Chỗ ở thì họ áp lực chủ nhà không cho thuê nhà nữa. Cái đó hoàn toàn vi phạm nhân quyền, vi hiến. Hiến pháp Việt Nam quy định công dân có quyền tự do đựơc cư trú trong khi đó họ liên tục làm khó dễ với tôi.

Thậm chí vừa qua, ngày 10/12 trong khi tôi cùng luật sư Nguyễn Văn Đài và kỹ sư Phương Anh đang ăn trưa ở ngoài thì một sĩ quan an ninh tìm tới. Chúng tôi mời anh ta cùng ăn. Một lúc sau có một phóng viên ở bên ngoài gọi điện cho tôi thì anh công an đó đứng dậy ngăn cản không cho tôi trả lời điện thoại. Hành động này chính là vi phạm quyền tự do ngôn luận.

Hôm trước đó, công an bên A42 cũng mời tôi lên làm việc một buổi hỏi xem tại sao tôi lại có tên trong Ủy ban nhân quyền Việt Nam. Tôi bảo Ủy ban này chỉ bảo vệ quyền của con người thôi, có vấn đề vi phạm gì đâu vì hiện nay ở Việt Nam chưa có 1 cơ quan nào đứng ra bảo vệ nhân quyền cho người dân cả.

Thế nhưng phía công an lại nói rằng pháp luật nhà nước không cho phép chúng tôi làm như thế vì bảo vệ con người đã có công an rồi. Thế mà tôi thấy công an chỉ toàn vi phạm nhân quyền thôi chứ có bảo vệ gì người dân đâu.”

Ý thức của người dân

Ý thức, sự hiểu biết, và quan tâm của đại đa số người dân Việt Nam về khái niệm “nhân quyền” cũng như các hoạt động đấu tranh cho quyền con người ra sao? Kỹ sư Dương chia sẻ thêm:

“Theo nhận xét của tôi , vì dân số Việt Nam với 80% là nông dân, trình độ dân trí thấp nên họ không hiểu rõ thế nào là nhân quyền hay dân chủ. Thậm chí là những từ này rất ít khi được đề cập đến trong xã hội Việt Nam.

Hơn nữa, dân chúng Việt Nam vẫn còn thờ ơ, tức là họ chỉ gói gọn trong cuộc sống cá nhân gia đình chứ không để ý gì đến xung quanh trừ khi chính họ bị vi phạm nhân quyền họ mới lên tiếng chứ người khác bị họ cũng nhắm mắt làm ngơ. Thêm vào đó là người dân bị bưng bít thông tin.

Vì vậy cho nên trong xã hội nảy sinh ra những bất công như nông dân bị cướp đất khiếu kiện không ai giải quyết cả. Tình trạng nhân quyền tại Việt Nam không có cơ quan nào đứng ra khảo sát xem nhân quyền ở đây bị vi phạm đến mức độ nào.”

Trà mi tường trình từ Washington.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.