Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 25-5-2006)


2006.05.25

Thy Nga, phóng viên đài RFA

Từ ngày 15 tháng 5, phần âm thanh trên mạng Internet của RFA chỉ nghe được dưới dạng MP3 mà thôi. Cũng từ ngày đó, chúng tôi nhận được nhiều email cho biết gặp khó khăn để nghe chương trình. Ban Việt ngữ chúng tôi đã làm việc với ban Kỹ thuật của đài để điều chỉnh tối đa vấn đề đó, mong rằng quý vị nhiều người đã nghe lại được chương trình.

ListenerPhone200.jpg
RFA PHOTO

Về tin Việt Nam sắp sửa được gia nhập WTO, chúng tôi nhận được nhiều thư phản hồi của thính giả, như email sau đây của ông Huy Việt:

“Nếu tôi không nhầm thì cái nút thắt cuối cùng mà Việt Nam phải tháo gỡ để có thể gia nhập WTO là cái thỏa ước mậu dịch bình thường và vĩnh viễn mà hàng rào cản là Tu chính án Jackson-Vanik đã dành cho Việt Nam lâu nay …”

Và thư của thính giả A. Tuấn: ““Điều đáng lo ngại là Cộng sản Việt Nam chấp nhận tất cả mọi yêu cầu của Hoa Kỳ cũng như của những nước khác để được vào WTO. Nhưng một khi vào được rồi, liệu Cộng sản Việt Nam có làm đúng theo những gì đã hứa với WTO không? Nếu quí đài có cơ hội phỏng vấn giới hữu trách của WTO như ông Karan Bhatia, xin quí đài hãy nêu ra những điều đáng quan tâm trên.

Giả sử như: Cộng sản Việt Nam đồng ý với yêu cầu của Hoa Kỳ về việc giao thương văn hóa phẩm, mà chắc chắn sẽ có những báo và tạp chí của người Việt tỵ nạn, định cư ở Hoa Kỳ. Tất cả văn hóa phẩm đó sẽ được nhập Việt Nam nhưng liệu sách báo của người Việt hải ngoại có được Cộng sản Việt Nam cho phép bày bán không?

Theo sự hiểu biết của tôi thì WTO qui định rằng nước thành viên phải có dân chủ, người dân phải có quyền tự do cơ bản của con người. Tới giờ, Trung Quốc chưa chứng minh được điều ấy. Liệu Việt Nam sẽ làm được điều đó không?”

Thính giả Hùng Lê cũng bày tỏ sự nghi ngại về việc thi hành đúng đắn của Việt Nam Cộng sản.

Điều đáng lo ngại là Cộng sản Việt Nam chấp nhận tất cả mọi yêu cầu của Hoa Kỳ cũng như của những nước khác để được vào WTO. Nhưng một khi vào được rồi, liệu Cộng sản Việt Nam có làm đúng theo những gì đã hứa với WTO không? Nếu quí đài có cơ hội phỏng vấn giới hữu trách của WTO như ông Karan Bhatia, xin quí đài hãy nêu ra những điều đáng quan tâm trên.

Tình trạng tham nhũng tại Việt Nam

Thính giả RFA vẫn theo dõi vụ PMU 18, không để cho chuyện bê bối đó “chìm xuồng”. Trong email đến đài, một thính giả đã tóm lược những cố gắng của giới chức Việt Nam nhằm bao che cho vụ ấy, và viết:

“Còn biết bao nhiêu vụ như thế, đang giăng khắp đó đây, chắc chắn cơ quan công an chế độ không thể nào không biết! Đúng lý ra, các ông Mạnh, Khải, Lương và An đều phải từ chức, vì vụ tham nhũng tày trời đó đã tiềm ẩn trong nhiều năm, tại sao tới nay mới phát giác?”

Thính giả Daniel Nguyễn cho rằng: “Vụ PMU 18 là một quốc nhục cho dân tộc chúng ta trước các nước thực tâm giúp đỡ Việt Nam xây dựng hạ tầng cơ sở, một sự bất tín mà sẽ không một quốc gia nào trên thế giới chấp nhận. Thật là mất sĩ diện! …”

Dạo gần đây, chúng tôi nhận được liên tiếp nhiều thư của thính giả K.T. viết về mọi vấn đề khúc mắc ở Việt Nam.

Về nạn tham nhũng, bà viết: “Vừa nhận được email của quý Đài hướng dẫn để nghe chương trình, tôi thật vui vì có thêm thông tin để giúp những người dân khao khát biết sự thật những gì đã và đang xảy ra, hầu có thể giảm đại nạn tham nhũng của Việt Nam. Ngày nay, tham nhũng hoành hành khủng khiếp tại Việt Nam, coi thường cả thế giới! …”

Từ Saigon, thính giả Đại Việt nói là mới được dịp vào xem trang Web RFA Việt ngữ từ mươi ngày nay

“Tôi mới biết những tin tức vô cùng “khủng khiếp” xảy ra trên đất nước Việt Nam mà tôi không thể nào hình dung được dù rằng gia đình tôi hàng ngày xem, nghe tin trên ti vi, và đọc hàng ngày 3 tờ báo uy tín phát hành trong nước …

Vừa nhận được email của quý Đài hướng dẫn để nghe chương trình, tôi thật vui vì có thêm thông tin để giúp những người dân khao khát biết sự thật những gì đã và đang xảy ra, hầu có thể giảm đại nạn tham nhũng của Việt Nam. Ngày nay, tham nhũng hoành hành khủng khiếp tại Việt Nam, coi thường cả thế giới! …

Tôi nghe kể là xã hội thời trước 1975 cũng có tình trạng tham nhũng giữa các viên chức với dân, cũng có những tiêu cực này nọ,... nhưng tất cả so với hiện nay thì không thể tưởng tượng nổi. Tình trạng tham nhũng tràn lan khắp nước và khắp mọi ngành từ nhỏ đến lớn; ngay từ tấm bé, trẻ em đã biết làm quen với tính chạy chọt, quà cáp.

Rồi tình trạng vô đạo đức, trò đánh thầy, cha mẹ vợ chồng đối xử bạo lực với nhau chỉ vì đồng tiền. Ngay cả Tổng Bí Thư Đảng và Thủ tướng Chính phủ thấy tham nhũng sờ sờ ra đó mà bó tay không xử lý được thì còn gì để nói nữa! …

Trước đại hội 10, báo chí trong nước đã đăng tải bao nhiêu là ý kiến tâm huyết yêu cầu Đảng Cộng sản Việt Nam đổi mới, phát huy dân chủ để hợp với lòng dân.

Bản thân tôi cũng mạnh dạn viết một bức thư dài 10 trang nêu những trăn trở và đề nghị của mình. Từ thực tế cả gia đình tôi bị trù dập vì lên tiếng chống tiêu cực, tham nhũng; và với những gì đang diễn ra, tôi nghĩ rằng:

- Đảng Cộng sản Việt Nam không bao giờ muốn có cạnh tranh chính trị, tự do đa đảng; - không bao giờ muốn có chế độ tam quyền phân lập (tách biệt nhiệm vụ và giám sát quyền lực giữa các cơ quan hành pháp, lập pháp và tư pháp) như các thể chế tự do dân chủ; - không bao giờ muốn có tự do bầu cử để người dân có quyền lựa chọn bầu người mình tín nhiệm để họ còn có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi cho mình; và - không bao giờ muốn trưng cầu dân ý để người dân tự do lựa chọn con đường đất nước nên theo để dân giàu, nước mạnh.”

Thư còn dài nhưng vì thời lượng dành cho mục này có hạn, chúng tôi chỉ có thể trích đoạn như trên.

Thính giả Đại Việt đã tin tưởng nơi ban Việt ngữ mà tâm sự, thuật lại những gì gia đình bạn đang phải trải qua, chỉ vì lên tiếng chống tiêu cực, tham nhũng, chúng tôi xin cám ơn bạn, và hoan nghênh bạn đến với anh em trong đài.

Dự luật Thuế thu nhập cá nhân

Nghe tin về dự luật Thuế thu nhập cá nhân, thính giả Nguyễn Cần email ngay đến đài như sau:

Mời quý thính giả tham gia mục Trao đổi thư tín. Mọi email xin gửi về Vietweb@rfa.org

“Tôi bỗng giật mình lo lắng cho đồng bào trong nước. Lý do giản dị là: Với tình trạng “tham nhũng” hay “tiêu cực” tràn lan từ trên xuống dưới, ngay cả vụ động trời tại bộ Giao Thông Vận Tải vẫn chưa được điều tra cơ mà …

Tôi hiểu rằng một quốc gia cần phải có thuế để lo những vấn đề chung, nhưng phải ở ngoài Đảng, không thể do một đảng và một nhà nước do Đảng bày ra làm công cụ để bóc lột nhân dân. Đảng ra luật, Đảng thu thuế, rồi Đảng độc quyền chi dùng. Với sự toàn trị như hiện tại, không ai kiểm soát thì luật về “Thuế thu nhập cá nhân” sẽ chỉ đẩy tham nhũng lên mức cao hơn mà thôi!”

Cụ Lê Chí Việt gửi đến đài một bức thư trong đó, cụ truy nguyên những sai lầm của Cộng sản Việt Nam như du nhập và tôn thờ chủ nghĩa Marx-Lenin của ngoại bang, như không nhìn thấy các gương của Liên Xô, Đông Âu và bức tường Bá Linh sụp đổ.

Cảm nghĩ của giới trẻ trong nước thì thế nào? bạn Quyên ở Saigon tâm sự:

“Tôi sinh năm 1977. Mỗi khi nghe người lớn thở dài ngao ngán xã hội bây giờ và tiếc nuối thời trước 1975, tôi cảm thấy rât bực mình, đôi khi còn to tiếng cãi lại. Nhưng rồi qua thực tế cuộc sống, càng nghĩ tôi càng giận, sao mấy cái ông giành được độc lập tự do này thù dai thế?

Cướp hết tài sản của ông bà, đuổi gia đình tôi đến vùng kinh tế mới, tôi thì không được học tới nơi tới chốn, không việc làm ổn định. Bây giờ có dịp đi du lịch, ra xin passport thì mấy ông bảo rằng không được vì tôi thuộc diện KT4 tức là không có hộ khẩu vì bố là sỹ quan chế độ cũ.

Xin quý Đài giúp đỡ bằng cách phát sóng vì các lãnh đạo Việt Nam cũng nghe đài. Dân oan ức nên cần tiếng nói của quý đài. Các ông lãnh đạo nghe thấy, mới phải giải quyết cho dân bằng cách xuống thực tế, còn nếu dân gửi thư trực tiếp đến các ông ấy thí ít có kết quả vì họ không có thời giờ xem đơn của dân!

Hơn 30 năm sau mà còn phân biệt đối xử như vậy đối với thế hệ chúng tôi, thì làm sao mà hàn gắn nổi cái hố sâu ngăn cách đó? Thật uổng công cho tôi đã có lúc nghĩ tốt về các ông Cộng sản.”

Trong khi ấy, thính giả “Vì nước Việt” gửi đến ban Việt ngữ RFA bài thơ “Khẩn cầu” nói lên nguyện vọng của người Việt khắp nơi và trong nước đối với đảng Cộng sản Việt Nam.

Người dân kêu than

Thính giả Phan Nhật thì tiếp tục gửi đến RFA Việt ngữ trường hợp kêu than của người dân Phường 15 Quận Tân Bình thành phố Hồ-chí-Minh, và nhắn như sau:

“Xin quý Đài giúp đỡ bằng cách phát sóng vì các lãnh đạo Việt Nam cũng nghe đài. Dân oan ức nên cần tiếng nói của quý đài. Các ông lãnh đạo nghe thấy, mới phải giải quyết cho dân bằng cách xuống thực tế, còn nếu dân gửi thư trực tiếp đến các ông ấy thí ít có kết quả vì họ không có thời giờ xem đơn của dân!”

Trong một email, thính giả K.T. cũng khẳng định rằng:

“Gửi bằng bưu điện ở Việt Nam không tới nơi! Thư đơn của dân gửi lãnh đạo bị chặn và vứt đi, bọn tiêu cực không chuyển đến số ít ỏi giới chức còn tài đức.”

“Hộp thư thoại”

Rất nhiều thính giả đã viết đến RFA Việt ngữ, hay để lời nhắn trong “Hộp thư thoại” bày tỏ cảm nghĩ về loạt bài “Cải cách ruộng đất”. Thư vẫn tiếp tục bay đến đài, chúng tôi đang gom lại để trình bày trong một kỳ “Thư tín” đặc biệt về vấn đề này. Trong khi ấy thì xin cám ơn quý vị đã chia sẻ cảm nghĩ cũng như cho ý kiến để chương trình của chúng ta ngày càng phong phú.

Và để trả lời thính giả Havilas Trần mà quan điểm chúng tôi trình đọc trong mục này ngày 11 tháng 5, thính giả Richard Trần đã để lời nhắn trong “Hộp thư thoại” nhưng âm thanh không rõ. Ông nhắn lại như sau: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Thư đã dài, Thy Nga cùng toàn ban Việt ngữ xin chào tạm biệt quý thính giả và các bạn.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.