Đầu năm chuyện trò cùng hai nhà sang tạo trẻ ở Việt Nam


2008.02.12

Gia Minh, phóng viên đài RFA

Chuyên mục Sáng Kiến & Đời Sống tân niên hôm nay xin đến với quí thính giả và các bạn qua cuộc nói chuyện cùng hai nhân vật trẻ từng có một số công trình sáng tạo phục vụ sinh họat học tập cũng như cuộc sống.

SangTaoTreWeb200.jpg
Trang web Sáng Tạo Trẻ http://sangtaotre.org

Đó là bạn Trần Lê Lưu Ly từ thành phố Hồ Chí Minh, người tham gia công trình phát triển hoa tử linh lan trồng trong nhà, và bạn Giang Thiên Phú từ Hà Nội, một khuôn mặt đọat nhiều giải thưởng trong các kỳ thi sáng tạo dành cho thanh thiếu niên nhi đồng tòan quốc với phát kiến mới nhất là kính hiển vi làm từ webcam.

Ý tưởng và lòng quyết tâm

Gia Minh : Cảm ơn hai em đã bỏ chút thời gian vui tết để tham gia chương trình Sáng Kiến & Đời Sống tân niên Mậu Tý này. Trước hết hai bạn có thể chia sẻ là những ý tưởng sáng tạo thường đến với các bạn trong những hòan cảnh thế nào?

Lưu Ly: Ý tưởng sáng tạo nó thường đến vào những lúc mình tập trung suy nghĩ cao về một vấn đề gì đó mà mình ý thức; ví dụ đối với em khi em nghĩ về cây cỏ xung quanh thì em sẽ nghĩ đến việc nhân giống nó và cho nó những đặc tính gì mới.

Gia Minh : Giang Thiên Phú thì có những kinh nghiệm như thế nào tron vấn đề này?

Giang Thiên Phú: Đối với em thì ý tưởng đến với em không cố định lúc nào cả nhưng mà thường là trong hòan cảnh học tập và làm việc là lúc bảy sinh ý tưởng hay nhất, tức là ý tưởng nhằm giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.

Gia Minh : Và khi mà ý tưởng đó nảy sinh với mình, nó đến từ thực tế cuộc sống như vậy đó, thì mình cũng moing muóon thực hiện những ý tưởng đó; theo hai bạn thì những yếu cầu và những điều kiện gì sẽ giúp cho mình có thế đưa những ý tưởng trong đầu đi vào thực tiễn được ?

Giang Thiên Phú: Theo em thì việc đầu tiên mình cần để ý tưởng có thể đi vào cuộc sống là sự quyết tâm và sự dám làm theo đuổi ý tưởng. Và cái hỗ trợ vào đó là tinh thần ham học hỏi, ham hiểu biết để tự nghiên cứu, để tự chắt lọc kiến thức để mình có thể thực hiện được ý tưởng. Điều cuối cũng cần là mình phải có một sự kiên trì nổ lực nhất định.

Gia Minh : Với Lưu Ly thì sao?

Theo em thì việc đầu tiên mình cần để ý tưởng có thể đi vào cuộc sống là sự quyết tâm và sự dám làm theo đuổi ý tưởng. Và cái hỗ trợ vào đó là tinh thần ham học hỏi, ham hiểu biết để tự nghiên cứu, để tự chắt lọc kiến thức để mình có thể thực hiện được ý tưởng. Điều cuối cũng cần là mình phải có một sự kiên trì nổ lực nhất định.

Lưu Ly: Em cũng cùng quan điểm với lại Thiên Phú, có nghĩa là mỗi ý tưởng để thành công thì phải quyết tâm. Em nghĩ đó là yếu tố quyết định.

Gia Minh : Vâng. Đó là quyết tâm của mình, nhưng rồi các điều kiện thực tiễn thì cần phải có những gì để khi có ý tưởng thì mình mới có thể nghiên cứu, có thể thực hiện để rồi đạt được điều mà mình mong muốn đó?

Lưu Ly: Các điều kiện thì khi mình đã mang cái ý tưởng đó rồi thì nó nảy sinh ra trong quá trình mình làm việc, ít ra thì nó phần nào mang tính khả thi, thì mình sẽ căn cứ trên những dữ liệu, máy móc, phương tiện và những kiến thức gì đó mà mình đã được trang bị. Mặt khác thì một phần nào đó mình tự sáng tạo để giải quyết những vấn đề nảy sinh ra. Cái quan trọng là mình phải được hỗ trợ và có kiến thức.

Gia Minh : Thiên Phú thì sao?

Giang Thiên Phú: Theo em thì ngòai kiến thức mà mình đã được trang bị sẵn thì ngay trong quá trình sáng tạo mình cũng có thể thu thập được rất nhiều kiến thức. Và theo em thì một mặt sáng tạo nó cũng giúp chúng ta học thêm được rất nhiều điều mà có thể lúc trước đó chúng ta chưa học được hoặc chưa muốn học, hoặc là chưa nghĩ đến hay chưa có điều kiện để học.

Gia Minh : Qua kinh nghiệm thực tiễn của hai bạn đã từng có những công tình nghiên cứu để phục vụ việc học tập cũng như cuộc sống thì các bạn có thể chia sẻ những điều gì giúp mình đi đến thành công và còn có những trở lực gì trong việc nghiên cứu đó? Mời Lưu Ly.

Lưu Ly: Đối với em thì khi em học ở trường ra thì về nghiên cứu khoa học cơ bản, việc ứng dụng thực tế thì đôi khi nó hơi xa vời. Còn về mặt thuận lợi thì hiện nay nhà nước hoặc là phòng thí nghiệm, hoặc là có nhiều chính sách lắm để ủng hộ, và có nhiều cuộc thi để cho tụi em có dịp đêm những công trình đó ra giới thiệu với mọi người, rồi sẽ được áp dụng rộng rãi và được các nhà tài trợ họ sẽ sản xuất trên quy mô lớn.

Công trình của em chỉ là ý tưởng ban đầu, là cái gì đó đặt nền móng cho một công việc mà họ cần có sự tài trợ và có sự đầu tư để đựoc áp dụng rộng rãi.

Gia Minh : Riêng đối với Giang Thiên Phú thì công trình mới nhất và mới đoạt giải, đó là kính hiển vi qua webcam.

Giang Thiên Phú: Là một kính hiển vi làm từ webcam ạ.

Những thuận lợi và khó khăn

Gia Minh : Thì từ khi nghiên cứu ra đến nay thì những thuận lợi và khó khăn để thực hiện thì như thế nào rồi?

Giang Thiên Phú: Theo em thì bản thân với công trình đó của em thôi thì thuận lợi lớn nhất của em là về mặt thị trường, bởi vì ở Việt Nam hiện tại tất cả thị trường dụng cụ thí nghiệm đều không có một chính sách cụ thể nào cả, mà Bộ Giáo Dục đều mua kính hiển vi ở đâu đó thì em không rõ lắm nhưng mà về giá thành thì đều là đắt.

Em thấy ở ngay trong các truờng đại học thì cũng có các cuộc thi. Tại nơi đó các bạn trẻ có dịp thử sức mình và học hỏi. Ngoài ra thì còn mở rộng ra ngoài khuôn viên trường đại học đến các cuộc thi của tỉnh thành, của Bộ, thì em nghĩ nơi đó là dịp để các bạn sinh viên cũng như là các bạn trẻ thể hiện mình,

Đấy là cái thứ nhất. Cái thứ hai là Việt Nam mình thì có học sinh - sinh viên ham tìm hiểu, cho nên những dụng cụ thí nghiệm mà giá thành rẻ như của em dự kiến, nếu có khả năng bán ra thị trường thì sẽ rất là thuận lợi, bởi vị học sinh-sinh viên rất ham tìm hiểu, mà cũng chưa có nhà sản xuất nào để ý khai thác đến thị trường đó.

Còn về phía khó khăn thì Việt Nam mình rất nhiều khó khăn. Cái khó khăn đầu tiên mà em muốn nói đến là vấn đề bản quyền. Cái này thì liên quan đến pháp luật nên không nói tới nhiều, nhưng mà có điều em hơi thắc mắc là bởi vì cái sản phẩm của em về kỹ thuật thì rất dễ nắm bắt nên khi đưa ra ý tưởng này thì rất dễ bị đánh cắp bản quyền mà bản quyền thì phải đợi một năm mới đăng ký được. Thì đấy là một khó khăn.

Khó khăn thứ hai là hiện tại em cũng chỉ là sinh viên thôi, khả năng đầu tư thì không có, mà việc đầu tư từ Bộ Khoa Học & Công Nghệ hay từ tổ chức tư nhân hỗ trợ sáng tạo thì cũng gần như là việc rất khó. Các doanh nghiệp cũng có một số doanh nghiệp cũng đã liên hệ với em nhưng mà họ đều muốn mua bản quyền chứ không chịu hợp tác để cùng sản xuất.

Còn khó vớí những sản phẩm khác hay nói chung về sáng tạo thì thuận lợi có bởi vì hiện tại mình có rất nhiều người có thể sẵn sàng bỏ thời gian bỏ công sức để giúp đỡ mình sáng tạo, nhưng khó khăn thì vẫn nhiều vì Việt Nam mình chưa có nhiều nơi hỗ trợ. Những linh kiện, những thiết bị thí nghiệm không thể mua sẵn được và sự hỗ trợ của nhà nước thì có nhưng mà rất là hạn chế.

Gia Minh : Hai bạn đều thấy là có những khó khăn như vậy thì các bạn nghĩ rằng những cơ quan chức năng nên có những chính sách, những hỗ trợ ra sao để phát huy tính sáng tạo, đặc biệt là của những người trẻ, và giúp cho họ có thể đưa những sáng tạo đó ứng dụng vào cuộc sống?

Lưu Ly: Em thấy ở ngay trong các truờng đại học thì cũng có các cuộc thi. Tại nơi đó các bạn trẻ có dịp thử sức mình và học hỏi. Ngoài ra thì còn mở rộng ra ngoài khuôn viên trường đại học đến các cuộc thi của tỉnh thành, của Bộ, thì em nghĩ nơi đó là dịp để các bạn sinh viên cũng như là các bạn trẻ thể hiện mình, có nghĩa là khi người ta biết đến mình và bắt gặp ý tưởng này là ý tưởng có thể úng dụng được vào thực tế. Hoặc là các buổi hội thảo giới thiệu cái sản phẩm của sinh viên, hoặc là các cuộc chơi học thuật để các bạn có dịp thể hiện mình.

Gia Minh : Giang Thiên Phú là người đã từng tham gia rất nhiều cuộc thi sáng tạo của thanh thiếu niên toàn quốc, như vừa rồi Giang Thiên Phú cũng có nói ra một số trở ngại thì nhũng điều như Lưu Ly vừa mới nói như là tham gia các cuộc chơi, thì Giang Thiên Phú đã từng tham gia, vậy ngoài những ý kiến của Lưu Ly thì Giang Thiên Phú thấy là các cơ quan chức năng nên hỗ trợ ra sao nữâ?

Giang Thiên Phú: Theo em thì cuộc thi là điều tất nhiên rồi. Nói chung, cuộc thi là cái biểu hiện đầu tiên về vấn đề sáng tạo của nhà nước. Tuy nhiên, sau cuộc thi thì sẽ làm gì? Bởi vì sau khi mời các em - những người sáng tạo đến, xong rồi thì gần như là tất cả ai vào việc nấy. Ai học cứ tiếp tục học, ai nghiên cứu vẫn tiếp tục nghiên cứu.

Hiện tại nói thì có nói nhưng gần như không có bất cứ một sự hỗ trợ nào, từ bất cứ ai, để bọn em có thể thực hiện được ý tưởng. Bởi vậy mà bản thân những người có ý tưởng cũng không nên trông đợi quá nhiêù vào người khác mà nên tự mình đoàn kết với những người đã từng dự các cuộc thi để có thể tự đưa ý tưởng ra thực tiến đời sống, và các cơ quan chức năng cũng nên tập trung đến những câu lạc bộ hay là những hội sáng tạo, bởi vì những tổ chức câu lạc bộ hay hội sáng tạo thúc đẩy phong trào sáng tạo rất nhiều. Hiện tại thì bản thân em cũng đang muốn thực hiện việc thành lập một câu lạc bộ sáng tạo trẻ.

Gia Minh : Cái ý tưởng này thì khi nào có thể thực hiện được? Và Lưu Ly khi nghe Giang Thiên Phú nói vậy thì có sẵn sàng tham gia không?

Lưu Ly: Dạ có.

Gia Minh : Hiện nay cũng có một số các đơn vị tư nhân họ có những sàn giao dịch ý tưởng đó thì các bạn có tận dụng những cái đó không?

Giang Thiên Phú: Em có biết đến và em cũng đã từng tham gia rồi. Tuy nhiên, nói chung với bản thân của em thì em hiểu là rất nhiều doanh nghiệp họ muốn mua ý tưởng, muốn mua bản quyền sản phẩm. Nhưng trên phương diện là một người sáng chế, một người có khả năng thực hiện ý tưởng mà nếu như ký hợp đồng với một công ty nào đó và bán bản quyền cho họ thì mình cũng chỉ được hưởng tiền bản quyền thôi và tất cả những việc còn lại là của người ta và coi như là mình bị mất ý tưởng một cách hợp pháp.

Website Sáng Tạo Trẻ

Gia Minh : Ngoài việc sẽ thành lập một câu lạc bộ sáng tạo trẻ thì Giang Thiên Phú có thể làm gì nữa để vượt qua những trở ngại đó?

Giang Thiên Phú: Việc thành lập câu lậc bộ sáng tạo trẻ thì bọn em đang triển khai. Hiện tại đã có website Sáng Tạo Trẻ ở địa chỉ 'sangtạotre.org'. Đây là một diễn đàn dành cho bạn trẻ sáng tạo tự do vào đó để yêu cầu giúp đỡ về sáng tạo hoặc là hướng dẫn các bạn khác học tập về sáng tạo.

Đó là điểm thứ nhất. Điểm thứ hai là bọn em dự định là Thứ Bảy sẽ tập trung để lên kế hoạch cụ thể và tuyên bố thành lập Câu Lạc Bộ Sáng Tạo. Tụi em nghĩ là việc thành lập câu lậc bộ và với những việc mà câu lạc bộ tụi em làm được thì sẽ lưu ý rất nhiều cho sáng tạo và sẽ giải quyết được phần lớn những khó khăn như đã nói.

Gia Minh : Sau khi nghe Giang Thiên Phú giới thiệu như vậy thì Trần Lê Lưu Ly sắp đến sẽ có những tham gia như thế nào với Giang Thiên Phú trong lãnh vực này?

Lưu Ly: Em công tác tại TP.HCM cho nên em sẽ thăm website mà bạn vừa giới thiệu ạ.

> Em rất tôn trọng những ý tưởng sáng tạo của các bạn trẻ và mong là các ý tưởng đó được nhiều người để ý và tài trợ giúp đỡ. Em cũng có mong muốn là các bạn trẻ không ngừng sáng tạo. "Không ngừng sáng tạo trở thành tiêu chí luôn nằm trong suy nghĩ của các bạn trẻ'.

Giang Thiên Phú: Thành viên không phải tất cả đều ở Miền Bắc mà TP.HCM cũng có hai ba người.

Gia Minh : Như vậy qua cuộc nói chuyện này thì Giang Thiên Phú có thêm một thành viên nữa phải không?

Giang Thiên Phú: (cười)

Lưu Ly: Em sẽ chọn các tiêu chí miễn đó là một trang bổ ích dành cho các bạn trẻ và em sẽ trở thành thành viên ạ. Em sẽ giới thiệu với một số bạn bè của em. "sangtaotre.org" phải không ạ?

Giang Thiên Phú: Chính xác.

Gia Minh : Bây giờ Giang Thiên Phú và Lưu Ly có những lời cuối cùng gì chia sẻ với những bạn trẻ có quan tâm đến vấn đề sáng tạo.

Lưu Ly: Em rất tôn trọng những ý tưởng sáng tạo của các bạn trẻ và mong là các ý tưởng đó được nhiều người để ý và tài trợ giúp đỡ. Em cũng có mong muốn là các bạn trẻ không ngừng sáng tạo. "Không ngừng sáng tạo trở thành tiêu chí luôn nằm trong suy nghĩ của các bạn trẻ'.

Gia Minh : Còn Giang Thiên Phú?

Giang Thiên Phú: Nói với các bạn, em chỉ có duy nhất một câu danh ngôn và cũng là phương châm sáng tạo của em trong vòng 8 năm nay, đó là cách duy nhất để ước mơ của chúng ta trở thành hiện thực là 'tỉnh dậy".

Mục Sáng Kiến & Đời Sống tuần này tạm dừng tại đây, hẹn gặp lại quý thính giả và các bạn trong chương trình kỳ tới, cũng vào giờ này trên làn sóng phát thanh của Đài Á Châu Tự Do.

Gia Minh chào tạm biệt.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.