Giáo sư Scott Fritzen nhận định về tình trạng tham nhũng tại Việt Nam


2006.05.09

Gia Minh, phóng viên đài RFA

Tham nhũng vẫn là vấn đề lớn tại Việt Nam. Qua kỳ Đại hội Đảng vừa rồi và sắp đến đây tại phiên họp mới của Quốc hội, tham nhũng tiếp tục nằm trong chương trình nghị sự của kỳ họp. Người nước ngoài có nhận định thế nào về tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.

CorruptionMoney200.jpg
Tham nhũng vẫn là vấn đề lớn tại Việt Nam. AFP PHOTO.

Trong phần sau, Gia Minh hỏi chuyện giáo sư Scott Fritzen, chuyên gia nghiên cứu về chính sách công tại Đại học Quốc gia Singapore, về một số thông tin liên quan. Ông trả lời phỏng vấn bằng tiếng Việt và trước hết cho biết.

Giáo sư Scott Fritzen: Nói chung mức độ quan trọng của vấn đề tham nhũng tăng trong nhận thức của Đảng rõ nét trong 5- 7 năm vừa rôi. Nói rằng 'tham nhũng là kẻ thù của Đảng' là một cách nhấn mạnh 'tham nhũng có thể dẫn đến tình trạng dân không tin vào Đảng nữa'. Nếu dân không tin thì sẽ dẫn đến mất ổn định chính trị như ở một số nước trong khu vực.

Gia Minh: Nếu không tin thì mức độ phản ứng có thể xảy ra chưa?

Giáo sư Scott Fritzen: Khó nói; có khả năng những hiện tượng rối lạoi như biểu tình ngoài quốc hội. Nhưng một cách toàn diện phản đối thì chưa thấy tổ chức nào đang làm mà có khả năng thành công.

Gia Minh: Khả năng tập hợp quần chúng của một số nhà đấu tranh dân chủ thế nào?

Vấn đề chống tham nhũng rất là khó; không riêng gì ở Việt Nam. Văn hóa phong bì là một cản trở để chống tham nhũng. Thay đổi thói quen đó cũng khó. Một là vì lợi ích cá nhân ; thứ hai là không có cách nào khác. Tôi thấy nhiều người dân tiếp cận những dịch vụ hằng ngày như giao thông, điện, nuớc đều có phong bì.

Giáo sư Scott Fritzen: Tôi theo dõi nhưng chưa thấy tác động mạnh. Có đòi hỏi tăng dân chủ, công khai thông tin … nhưng tác động thì chưa thấy nhịều.

Gia Minh: Vì sao tình trạng tham nhũng lại trầm trọng hơn gần đây?

Giáo sư Scott Fritzen: Vấn đề chống tham nhũng rất là khó; không riêng gì ở Việt Nam. Văn hóa phong bì là một cản trở để chống tham nhũng. Thay đổi thói quen đó cũng khó. Một là vì lợi ích cá nhân ; thứ hai là không có cách nào khác. Tôi thấy nhiều ngừoi dân tiếp cận những dịch vụ hằng ngày như giao thông, điện, nuớc đều có phong bì.

Hình thành và thông báo chính sách của việc chống tham nhũng cũng có lợi, vì dân biết sẽ tăng sức ép từ phía xã hội. Nếu 5- 10 năm tới mà không có thay đổi thì nguy hiểm. Nói thì dễ nhưng thay đổi hành vì mà là lợi ích từ lâu thì khó.

Vịêc áp dụng luật cũng khó. Vì tham nhũng theo tính cơ cấu, các bộ ngành đuợc tham gia tham nhũng một cách nhất định và họ muốn tránh bị kiểm sóat tối cao.

Gia Minh: Nếu có quyết tâm và thực thi pháp luật hữu hiệu thì phải mất bao lâu?

Giáo sư Scott Fritzen: Tôi cảm giác, theo kinh nghiệm một số nuớc khác trong khu vực thì phải mất từ 5 đến 10 năm.

Bạn nghĩ gì về nhận xét này? Xin email về Vietweb@rfa.org

Gia Minh: Giáo dục để người dân có ý thức không tạo điều kiện để người khác tham nhũng, thì có gương nào của nước khác không?

Giáo sư Scott Fritzen: Như ở Thái Lan gần 10 năm có hiến pháp và cơ chế chống tham nhũng có sự tham gia của người dân. Tôi ngạc nhiên là ở Việt Nam báo chí đang đề cập đến vấn đề tham nhũng một cách cởi mở và cho dân phát biểu về điều này. Đảng cho điều này xảy ra là một điều có tiến bộ.

Gia Minh: Xin cám ơn.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.