Phỏng vấn ông Vincent Brossel về kêu gọi Tòa án Việt Nam không nên tuyên án tù đối với linh mục Lý


2007.03.30

Trà Mi, phóng viên đài RFA

Hôm nay, 30-3, Toà án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế mở phiên toà xét xử linh mục Nguyễn Văn Lý. Chính quyền Việt Nam cáo buộc ông tội danh “có hành vi tuyên truyền chống đối nhà nước”, với mức án có thể lên đến 20 năm tù chiếu theo điều 88 bộ Luật Hình Sự.

VincentBrosselRSF200.jpg
Ông Vincent Brossel, đặc trách về khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, thuộc Tổ chức Ký Giả Không Biên Giới tại Pháp. Hình do ông cung cấp

Trong khi đó thì giới hoạt động dân chủ và các tổ chức nhân quyền quốc tế lên án hành động của Hà Nội là đàn áp những tiếng nói đối lập và vi phạm nhân quyền.

Mới hôm qua, tổ chức Ký giả Không Biên Giới (RSF) vừa phổ biến bản thông cáo báo chí, kêu gọi Tòa án Việt Nam không nên tuyên án tù đối với linh mục Lý. Để tìm hiểu thêm quan điểm của RSF, Trà Mi đã trao đổi với ông Vincent Brossel, đặc trách về khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, thuộc Tổ chức Ký Giả Không Biên Giới tại Pháp. (Phần chuyển ngữ do Lê Dân trình bày)

Trước tiên, ông Brossel nêu rõ lý do vì sao RSF đưa ra bản thông cáo này.

Ý nghĩa quan trọng

Ông Vincent Brossel: Linh mục Nguyễn Văn Lý và hai đồng sự của ông bị cáo buộc tội “tuyên truyền chống phá nhà nước”. Và như báo chí đưa tin, với tội danh này, họ có thể bị lãnh án tù tới 20 năm.

Vâng, nó có ý nghĩa quan trọng vì chúng tôi biết rằng Hiến pháp Việt Nam bảo vệ quyền tự do bày tỏ ý kiến của người dân, nhưng song song đó, nhiều điều luật do Đảng cộng sản ban hành lại hoàn toàn trái ngược, và giới hạn những quyền tự do căn bản của công dân.

Phiên toà này có ý nghĩa quan trọng, vì nó sẽ mở đầu cho một làn sóng bắt bớ và đe doạ đối với những người bất đồng chính kiến, những nhà hoạt động dân chủ tại Việt Nam. Cho nên, chúng tôi phổ biến bản thông cáo báo chí này, với thông điệp kêu gọi muốn gửi đến Toà án Việt Nam.

Trà Mi: Chúng tôi đọc thấy trong thông cáo báo chí, tổ chức Phóng viên không biên giới có ghi nguyên văn rằng “Phiên toà xét xử linh mục Lý là một sự kiện quan trọng giúp đánh giá mức độ tin cậy của hệ thống toà án Việt Nam”. Ông có thể giải thích thêm về điểm này?

Ông Vincent Brossel: Vâng, nó có ý nghĩa quan trọng vì chúng tôi biết rằng Hiến pháp Việt Nam bảo vệ quyền tự do bày tỏ ý kiến của người dân, nhưng song song đó, nhiều điều luật do Đảng cộng sản ban hành lại hoàn toàn trái ngược, và giới hạn những quyền tự do căn bản của công dân.

Cho nên, chúng tôi hy vọng là hệ thống toà án Việt Nam, qua phiên toà hôm nay, có thể chứng minh cho mọi ngừơi thấy rằng họ độc lập không bị chi phối bởi Đảng cộng sản, bằng cách không phạt tù đối với trường hợp linh mục Lý cùng các cộng sự của ông.

Vô tội

Trà Mi: Vì sao ông cho rằng linh mục Lý vô tội?

Ông Vincent Brossel: Bởi lẽ những gì ông ta làm chỉ là bày tỏ quan điểm cá nhân. Quyền căn bản nhất của con ngừơi là chúng ta có thể tự do viết, xuất bản, hay phát ngôn quan điểm của mình.

Linh mục Lý không gây ra bất cứ hành vi bạo động nào, cũng không tổ chức tấn công bất kỳ ai. Ông ta chỉ thực hiện quyền tự do bày tỏ ý kiến và cho xuất bản một tờ báo độc lập. Đó không phải là cái tội, mà chỉ là một trong những quyền cơ bản nhất của nhân loại trên thế giới.

Vì vậy, chúng tôi nghĩ rằng, hệ thống toà án Việt Nam nên hiểu rằng họ phải có trách nhiệm bảo vệ những quyền căn bản ấy của công dân, chứ không phải chỉ biết làm theo những gì Đảng cộng sản muốn.

Đảng cộng sản muốn nói gì thì nói, nhưng pháp luật là pháp luật. Nếu luật được tôn trọng thì ngừơi dân Việt Nam có thể tự do thực thi những quyền này. Nhà nước Việt Nam không chấp nhận bị chỉ trích nên cố tìm cách đàn áp những ý kiến đối lập, đặc biệt là những nhà dân chủ hoạt động tích cực trong năm qua. Phiên toà này sẽ chứng tỏ tinh thần tôn trọng nhân quyền của nhà nước Việt Nam như thế nào.

Trà Mi: Thế nhưng chính quyền Hà Nội nói rằng linh mục Lý phạm pháp với những hành vi như phát hành những tài liệu chống đối nhà nước và liên hệ với các tổ chức chống cộng tại hải ngoại. Ý ông thế nào?

Ông Vincent Brossel: Đảng cộng sản muốn nói gì thì nói, nhưng pháp luật là pháp luật. Nếu luật được tôn trọng thì ngừơi dân Việt Nam có thể tự do thực thi những quyền này.

Nhà nước Việt Nam không chấp nhận bị chỉ trích nên cố tìm cách đàn áp những ý kiến đối lập, đặc biệt là những nhà dân chủ hoạt động tích cực trong năm qua. Phiên toà này sẽ chứng tỏ tinh thần tôn trọng nhân quyền của nhà nước Việt Nam như thế nào.

Trà Mi: Nhà nước Việt Nam nhiều lần khẳng định họ tôn trọng nhân quyền cũng như quyền tự do bày tỏ quan điểm của công dân trong khuôn khổ pháp luật cho phép, để đảm bảo an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự xã hội.

Ông Vincent Brossel: Đó chỉ là những lời nói suông, những luận điệu tuyên truỳên. Pháp luật không thể đi trái lại với những quy ứơc chung của quốc tế. Và trong trường hợp này, luật lệ quốc tế quy định rất rõ ràng: mọi ngừơi đều được quyền bày tỏ tư tưởng, quan điểm cá nhân, được quyền xuất bản sách báo, miễn là không gây phương hại đến cộng đồng.

Quan điểm của linh mục Lý và những người cộng sự của ông không hề gây hại cho công dân Việt Nam. Đó chỉ là những tư tưởng, mà tư tưởng đâu có là võ khí giết hại ngừơi dân. Những gì Đảng cộng sản Việt Nam đang làm là cố tình chứng minh cho xã hội thấy rằng những ngừơi bất đồng chính kiến là những tội phạm. Mà thực tế đâu phải vậy.

Việt Nam phải chọn

Trà Mi: Chính phủ Hà Nội nhấn mạnh họ không chấp nhận các thế lực bên ngoài áp đặt quan điểm về tiêu chuẩn nhân quyền và lợi dụng điều này để can thiệp vào chuyện nội bộ của Việt Nam.

Chính quyền Việt Nam không thể cùng một lúc muốn hưởng thụ những quyền lợi từ các nguồn đầu tư và hợp tác nứơc ngoài, muốn gia nhập Tổ chức Mậu dịch Thế giới, muốn trở thành đối tác hàng đầu của Châu Âu tại khu vực, mà lại phủ nhận tất cả những giá trị của Bản tuyên ngôn nhân quyền quốc tế. Họ bắt buộc phải chọn.

Ông có nghĩ rằng những lời kêu gọi và mối quan tâm của quốc tế sẽ thực sự giúp được gì đối với những nhà bất đồng chính kiến tại Việt Nam chăng?

Ông Vincent Brossel: Dĩ nhiên có chứ. Chính quyền Việt Nam không thể cùng một lúc muốn hưởng thụ những quyền lợi từ các nguồn đầu tư và hợp tác nứơc ngoài, muốn gia nhập Tổ chức Mậu dịch Thế giới, muốn trở thành đối tác hàng đầu của Châu Âu tại khu vực, mà lại phủ nhận tất cả những giá trị của Bản tuyên ngôn nhân quyền quốc tế. Họ bắt buộc phải chọn.

Một là trở thành thành viên của cộng đồng thế giới và chấp nhận tất cả những nguyên tắc của cộng đồng này. Hai là phủ nhận những điều này và không thể thụ hưởng những nguồn đầu tư khổng lồ từ quốc tế.

Tóm lại, không thể có chuyện chỉ biết tranh thủ quyền lợi mà không thực hiện nghĩa vụ về dân chủ. Họ phải chấp nhận dân chủ như một phần của quá trình hội nhập toàn cầu hoá. Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn ông Vincent Brossel, đặc trách về khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, thuộc Tổ chức Ký Giả Không Biên Giới, đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn này.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.