Chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979, bài học nào cho Việt Nam (phần 1)


2007.02.16

Bùi Tín - Việt Long

Ngày 16 này đánh dấu 28 năm trận chiến tranh biên giới Việt Trung. Trong bối cảnh hiện nay hai nước Việt Trung trở lại hoà hiếu, gương dũng cảm hy sinh bảo vệ tổ quốc của các chiến sĩ Việt Nam trong cuộc chiến ấy liệu có được tưởng niệm xứng đáng hay không? Giở lại trang lịch sử, Việt Nam có thể rút ra những kinh nghiệm nào để có thể xây dựng đất nước?

ChinaVietnamBorder150.jpg
Binh sĩ Trung Quốc PLA canh gát tại biên giới Việt-Trung bên ngoài thành phố Pingxiang hôm 26-26-2003. AFP PHOTO

Đó là đề tài cuộc phỏng vấn của Việt Long với cựu đại tá Quân đội Nhân dân Bùi Tín. Ông Bùi Tín từng là phó tổng biên tập báo Nhân dân, tổng biên tập báo Quân đội Nhân dân chủ nhật. Ông là một đảng viên cao cấp của đảng Cộng Sản Việt Nam trong thời gian xảy ra cuộc chiến tranh Việt Trung 1979.

Việt Long: Nay đã 28 năm kể từ trận chiến tranh biên giới Việt Trung 1979. Đề nghị là hãy giở lại trang sử cũ để xem có thể rút ra bài học nào cho Việt Nam hay không. Trước hết nhờ ông trình bày lại nguyên nhân cuộc chiến.

Bùi Tín: Có nguyên nhân gần và xa. Trước hết là sự hục hặc giữa Việt Nam với Trung Quốc sau khi Việt Nam giải phóng, hay là tiến chiếm miền Nam. Mối bất hoà bắt nguồn trước đó, từ khi Việt Nam quay sang thắt chặt quan hệ với Liên Xô. Gia nhập khối COMECON.

Lý do trực tiếp là Việt Nam tiến chiếm Kampuchea, vào lúc Đặng Tiểu Bình đã bình thường hoá quan hệ với Mỹ được mây tháng. Từ đó ông ta quyết định dạy cho Việt Nam 1 bài học, nói rõ là bài học hạn chế trong không gian và thời gian.

Việt Long: Bài học là học thế nào? Muốn dạy cái gì?

Bùi Tín: Muốn dạy là Việt Nam đáng lẽ phải coi Kampuchea là nước bạn, nhưng lại đi đánh chiếm nước này, trở thành tay sai của Liên Xô.

Biên giới Việt Trung dài đến hơn 700 cây số, họ chia làm hai mặt trận chính. Phía đông gồm Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh. Phía tây là Hoàng Liên Sơn, tức là Lào Kay, Hà Giang. Mặt trận phía động do quân khu Quảng Châu chỉ huy, phía tây do quân khu Vân Nam, gọi là đại quân khu Côn Minh. Lực lượng (phía Trung Quốc) trên cả hai mặt trận lên đến 7 quân đoàn.

Sơ lược diễn tiến

Việt Long: Ông vui lòng kể lại sơ lược diễn tiến của trận chiến tranh.

Bùi Tín: Biên giới Việt Trung dài đến hơn 700 cây số, họ chia làm hai mặt trận chính. Phía đông gồm Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh. Phía tây là Hoàng Liên Sơn, tức là Lào Kay, Hà Giang. Mặt trận phía động do quân khu Quảng Châu chỉ huy, phía tây do quân khu Vân Nam, gọi là đại quân khu Côn Minh. Lực lượng (phía Trung Quốc) trên cả hai mặt trận lên đến 7 quân đoàn.

Việt Long: Hai tướng chỉ huy có phải là Hứa Thế Hữu và Dương Đắc Chí?

Bùi Tín: Đúng. Hứa thế Hữu thay mặt bộ quốc phòng xuống Quảng Châu. Trực tiếp chỉ huy mặt trận là Dương Đắc Chí. Lực lượng này lúc đầu sử dụng hơn 400 xe tăng, hơn 200 khẩu pháo lớn.

Việt Long: Có lực lượng không quân yểm trợ mặt trận không?

Bùi Tín: Rất hạn chế, vì Trung Quốc ngại Việt Nam có thể dùng máy bay ném bom tận Quảng Châu, Nam Ninh, trong khi Việt Nam cũng sợ bên kia có thể đánh bom tận Hà Nội. Cho nên chỉ dùng một ít máy bay để vận chuyển thương binh thôi.

Việt Long: Lúc đó những lực lượng phòng thủ phía Việt Nam là những đơn vị nào? Quân số bao nhiêu?

Bùi Tín: Lúc ấy có thể nói là lực lượng đến 7 phần 10 đang ở bên Cam Bốt. Trước kia độ 14 sư đoàn thì lúc này dùng đến 9 sư đoàn. Nên lực lượng còn lại ở các tỉnh miền Bắc thực chất lúc đầu chỉ có 4 sư đoàn. Chủ yếu đối phó trong hai tuần lễ đầu là lực lượng của các tỉnh các huyện, lực lượng du kích.

Lực lượng đánh bại bọn Trung Quốc nhiều nhất lại là địa phương và dân quân du kích. Hơn nữa đó là dân miền núi, ở đó có 22 dân tộc thiểu số khác nhau, quen thuỷ thổ rừng núi, trong khi quân Tàu từ các quân khu ở xa đến...

Nghĩa là sau đó thì Việt Nam không rút lui, vẫn cứ bám, vì nó tràn qua, cho nên các lực lượng du kích và các trung đoàn của các tỉnh vẫn còn ở phía sau quân Trung Quốc. Nó đánh vượt qua, tiến chiếm các thị trấn, rồi quét và phá.

Diễn tiến những trận đầu tiên

Việt Long: Nghĩa là về các yếu tố địa thế và thuỷ thổ thời tiết thì phía Việt Nam phải quen thuộc hơn phía Trung Quốc, phải không ạ? Vậy thì diễn tiến những trận đầu tiên ra sao? Quân Trung Quốc tiến được đến đâu?

Bùi Tín: Chỉ một đêm đầu là họ tiến sâu đến 40 cây số. Chỉ một ngày đầu là nó đã đến Lạng Sơn, đến Cao Bằng rồi. Từ đó không tiến sâu thêm nữa. Nó không chiếm dần từng bước, mà đột phá sâu ngay đến 20 cây số, có những chỗ đến 40 cây số. Ngay ngày đầu tiên, lúc ấy anh em còn bỡ ngỡ lắm... Nhưng không tiến sâu thêm, vì nói là đánh một roi thôi, cuộc chiến hạn chế về không gian và thời gian.

Việt Long: Vậy khi quân Tàu chủ động rút về thì lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam có truy kích không?

Bùi Tín: Không, mình không đánh theo. Lực lượng nó chỉ tấn công 26 ngày thì Đặng Tiểu Bình tuyên bố bắt đầu rút, và cũng phải đến 10 ngày mới rút hết. Chiến trân ác liệt là trong ba tuần lễ đầu tiên.

Việt Long: Ông nói rằng chỉ trong ngày đầu là quân Tàu đã vượt ải Nam Quan và tiến thẳng tới Lạng Sơn, thì có phải là sau đó quân ta bung ra phản công nên trận chiến mới ác liệt trong ba tuần đầu?

Bùi Tín: Nghĩa là sau đó thì Việt Nam không rút lui, vẫn cứ bám, vì nó tràn qua, cho nên các lực lượng du kích và các trung đoàn của các tỉnh vẫn còn ở phía sau quân Trung Quốc. Nó đánh vượt qua, tiến chiếm các thị trấn, rồi quét và phá.

Việt Long: Nghĩa là họ không cần đánh những chốt phòng thủ, vị trí phòng thủ ở dọc đường mà dùng trục lộ chính đi thẳng tới Lạng Sơn là điểm dừng của họ.

Xin phép quý thính giả và ông Bùi Tín tạm dừng cuộc phỏng vấn ở đây để tiếp tục trong 1 kỳ tới, với đề tài những hậu quả của cuộc chiến tranh biên giới 1979 và những bài học rút ra từ đó.

Theo dòng câu chuyện:

- Chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979, bài học nào cho Việt Nam (phần 3)

- Chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979, bài học nào cho Việt Nam (phần 2)

Thông tin trên mạng:

- Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979

- Wikipedia: Sino – Vietnamese War

- Answers.com: Sino–Vietnamese War

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Anonymous
20/03/2013 16:48

Việt Nam học được từ người thầy, người đồng chí TQ là một đánh 5, đánh 6 hoặc đánh 7 và giành thắng lợi

Anonymous
26/09/2013 20:26

Việt Nam không ngờ Trung Quốc đánh lén, Việt Nam không phòng ngự nên Trung Quốc mới có tốc độ tiến quân nhanh như vậy. Khi Việt Nam tổ chức phòng ngự và phản công thì Trung Quốc không thể tiến sâu hơn được nữa. Mặc dù Trung Quốc có nhiều vũ khí hiện đại, quân số đông, nhưng cách đánh, lối đánh của quân đội PLA của Trung Quốc không thể sánh được với lối đánh sở trường của Việt Nam. Nếu Trung Quốc tiến sâu hơn vào lãnh thổ Việt Nam thì Trung Quốc sẽ thiệt hại càng lớn.