Chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979, bài học nào cho Việt Nam (phần 3)


2007.02.17

Bùi Tín - Việt Long

Ngày 16 tháng 2 cách nay 28 năm là ngày quân Trung Quốc tung ra cuộc xâm luợc ỏ biên giới phía bắc, gây những tổn hại lớn lao về vật chất và nhân mạng cho nhân dân và đất nước Việt Nam.

AiNamQuan_200.jpg
Ải Nam Quan. >>See larger image

Giở trang sử cũ để nhắc nhớ tấm gương anh hùng của những chiến sĩ đã hy sinh bảo vệ tổ quôc trong cuộc chiến ấy, đồng thời tìm hiểu về một bài học của lịch sử cho Việt Nam, là mục đích loạt bài phỏng vấn của Việt-Long với cựu đại tá Bùi Tín của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Là tổng biên tập và phó tổng biên tập hai tờ báo quan trọng nhất của Đảng Cộng sản và Quân đội Nhân dân Việt Nam, cũng là đảng viên cao cấp phụ trách những nhiệm vụ quan trọng về tư tưởng, ông Bùi Tín tham dự nhiều buổi họp quân sự quan trọng tại bộ Tổng Tham Mưu ở Hà Nội, và đã đi nhiều nơi ở chiến trường sau khi chiến cuộc tạm lắng dịu.

Trong hai kỳ trước cựu đại tá Bùi Tín đã thuật lại nguyên nhân, diễn tiến và những tổn thất cua trận chiến tranh biên giới Việt Trung 1979. Mời quý vị nghe tiếp kỳ thứ ba và là kỳ sau cùng của loạt bài phỏng vấn này.

Vẫn tiếp tục lấn chiếm

Việt Long: Sau cuộc chiến tranh năm 1979 và sau khi hai bên đã giảng hoà rồi thì có phải Trung Quốc vẫn lấn chiếm và đánh nhiều trận nhỏ mãi đến năm 1985 không?

Bùi Tín: Đúng như thế. Đặc biệt ở Lạng sơn họ còn trụ lại trong vòng 7 km, mãi đến 1985 mới rút bớt đi. Trong những trận dai dẳng đó quân Việt Nam cũng tổn thất rất nhiều, vì Trung Quốc chiếm cao điểm, ở vùng măng gan, cho nên giành giựt nhau.

Đặc biệt ở Lạng sơn họ còn trụ lại trong vòng 7 km, mãi đến 1985 mới rút bớt đi. Trong những trận dai dẳng đó quân Việt Nam cũng tổn thất rất nhiều, vì Trung Quốc chiếm cao điểm, ở vùng măng gan, cho nên giành giựt nhau.

Nhưng theo những con số của Tân Hoa Xã mà cũng không phổ biến rộng, thì quân ta không mất nhiều đến 27 nghìn như họ nói. Theo tôi được biết thì có thể mất đến con số hằng nghìn, nhưng không đến hằng chục nghìn. Bởi vì có những lúc ta bỏ ta không giữ nữa, rồi lại đòi bằng ngoại giao, không chủ trương dùng vũ lực vì sợ chiến tranh lan rộng.

Việt Long: Nghĩa là sau trận chiến 1979 thì quân Việt Nam cũng tung ra những trận tấn công để chiếm lại những cao điểm mà quân Trung Quốc đóng, nhưng đã không được thắng lợi, và cũng mất luôn núi Lão sơn ở Hà giang, đúng không ạ?

Bùi Tín: Đúng như thế, và cứ như vậy đến năm 1991 thì thôi. Sau khi Liên Xô sụp đổ, sau đại hội 7 (ĐCSVN) thì Việt Nam thay đổi hẳn chiến lược, là trở về mà dựa vào Trung Quốc và ôm Trung Quốc thôi, giữ cho khỏi sụp đổ chung tất cả. Nó cũng là dựa vào tâm lý đó để bình thường hoá từ năm 1991, từ Đại Hội 7.

Việt Long: Ông có thể giải thích rõ hơn, vì sao Việt Nam đã bị Trung Quốc phản bội mà vẫn phải dựa vào Trung Quốc, phải sợ Trung Quốc đến thế?

Bùi Tín: Vì khối Liên Xô sụp đổ, thì sợ diễn biến hoà bình của khối phương Tây, của Mỹ, cho là còn nguy hiểm hơn. Nên sau đại hội 7, cả Đỗ Mười lẫn Lê Đức Anh đều sang cầu hoà, nhún nhường, muốn từ nay gọi là đồng chí, quên những chuyện cũ đi.

Bài học “chọn bạn mà chơi”

Việt Long: Sau trận chiến tranh năm 1979 kéo dài tới 1085, đem lại những hậu quả hết sức tai hại về chính trị, kinh tế, ngoại giao như vậy thì ông nghĩ rằng Việt Nam có thể rút ra một bài học như thế nào?

Bùi Tín: Rút ra bài học là mình phải chọn bạn mà chơi. Cái đau nhất mà quốc tế toả loa ra là không có cái gì là tinh thần quốc tế vô sản. Quyển sách Nayan Chanda viết đau nhất là Les Frères Ennemi, tức là những người đồng chí thù địch, anh em thù địch...

Việt Long: Giới lãnh đạo Việt Nam chắc là phải hiểu rõ những điều đó hơn ai hết. Như vậy ông cho rằng họ cần phải có đối sách nào với Trung Quốc?

Bùi Tín: Có lẽ họ vẫn chưa rút ra đầy đủ những bài học của trận chiến tranh biên giới đâu. Bởi vì bài học lớn nhất rút ra là đối với Trung Quốc thì phải thấy rõ bản chất sâu xa của nó. Không thể nhượng bộ được. Nhượng bộ một bước là nó sẽ lấn tới.

Có lẽ họ vẫn chưa rút ra đầy đủ những bài học của trận chiến tranh biên giới đâu. Bởi vì bài học lớn nhất rút ra là đối với Trung Quốc thì phải thấy rõ bản chất sâu xa của nó. Không thể nhượng bộ được. Nhượng bộ một bước là nó sẽ lấn tới.

Và từ Đại hội 7 đến nay thì cái nỗi sợ vẫn còn lưu cữu sau cái trận đó. Sợ bóng sợ gió. Do đó mà thái độ có thể nói gần như thực sự là đầu hàng. Hồi ký của ông Trần Quang Cơ, là người tham gia đàm phán trở lại với Trung Quốc, và theo dõi những cụôc đàm phán biên giới thì thấy rõ la thiệt đơn thiệt kép, do ảnh hưởng của Đỗ Mười và Lê Đức Anh từ sau Đại hội 7 đến tận nay vẫn còn.

Mà những người mới lên ngày nay cũng chưa thấy rõ là mình phải dựa vào cái thế giới ngày nay, dựa với Liên Hiệp Quốc để mà có thái độ đúng đắn. Họ (Trung Quốc) còn kéo lùi mình, ngăn cản cả việc quan hệ bình thường với Mỹ, chậm thêm mấy năm. Vào WTO nó cũng muốn mình phải chậm hơn nó. vv..

Và cho đến tận nay vẫn chưa hoà giải được với phương Tây một cách dứt khoát, mạnh mẽ, mà vẫn còn phụ thuộc vào Trung Quốc là chính. Cái ngoại giao bây giờ vẫn chưa đặt ngang bằng giữa bành trướng với phuong Tây.

Chiến lược lấy lại cân bằng

Việt Long: Nếu nhìn vào khía cạnh địa lý chính trị giữa Việt Nam với Trung Quốc thì ông có cho là Việt Nam có thể áp dụng một chiến lược tạm gọi là lấy lại cân bằng như ông vừa nói không?

Bùi Tín: Nay thì những nhà ngoại giao chân chính, anh em trí thức tiến bộ, tuổi trẻ... họ cũng nhận thấy rõ là lúc này không nên dựa vào cái chính trị địa lý nữa, géopolitique đó, bởi vì cái anh láng giềng lớn này cũng còn thấp về kinh tế, còn yếu về chính trị. Mình phải dựa vào cả cái thế giới dân chủ đề giữ lấy độc lập tự chủ của mình.

Tại sao các nước láng giềng hiện nay vẫn đương đầu với Trung Quốc, có phải là ai có chung biên giới với Trung Quốc là phải nhượng bộ nó đâu! Từ Ấn Độ, từ Liên Xô, Pakistan, rồi bao nhiêu nước xa gần, cả Đài loan. vv... Nên tôi nghĩ là hiện nay vẫn chưa rút ra được đầy đủ cái bài học về phụ thuộc vào Trung Quốc đâu.

Việt Long: Xin cám ơn ông Bùi Tín.

Theo dòng câu chuyện:

- Chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979, bài học nào cho Việt Nam (phần 2)

- Chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979, bài học nào cho Việt Nam (phần 1)

Thông tin trên mạng:

- Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979

- Wikipedia: Sino – Vietnamese War

- Answers.com: Sino–Vietnamese War

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.