Những yếu tố giúp Việt Nam xếp thứ 3 trong danh sách của A.T. Kearney


2006.05.05

Việt Nam xếp thứ ba trong danh sách các thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất toàn cầu, theo kết quả khảo sát năm 2006 của A.T. Kearney, một trong những tập đoàn tư vấn hàng đầu trên thế giới có trụ sở tại Hoa Kỳ vừa công bố. Như vậy, với vị trí mới này, Việt Nam đã vượt lên năm hạng so với năm ngoái và hiện chỉ đứng sau Ấn Độ và Nga.

Trà Mi trao đổi với ông Fadi Farra, trưởng nhóm nghiên cứu về Chỉ số phát triển thị trường bán lẻ toàn cầu của tập đoàn AT Kearney liên quan đề tài này. Trước tiên, ông Farra cho biết về kết quả chung của cuộc khảo sát.

FadiFFarra150.jpg
Ông Fadi Farra, trưởng nhóm nghiên cứu về Chỉ số phát triển thị trường bán lẻ toàn cầu của tập đoàn AT Kearney. Hình do ông Fadi Farra cung cấp.

Ông Fadi Farra: Chỉ số phát triển thị trường bán lẻ toàn cầu GRDI được đúc kết dựa trên 25 yếu tố khác nhau trong 4 phạm vi chính bao gồm nguy cơ, sức hấp dẫn và sự bão hoà của thị trường, và áp lực thời gian để bước vào đầu tư trên thị trường ấy. Kết quả khảo sát năm nay cho thấy Châu Á đã vượt qua Đông Âu trở thành khu vực có thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất trên thế giới.

Trà Mi: Ông có ngạc nhiên khi thấy Châu Á vượt lên dẫn đầu danh sách này không?

Ông Fadi Farra: Đây quả là một điều đáng ngạc nhiên bởi vì trong suốt 5 năm qua Đông Âu luôn dẫn đầu về sức hấp dẫn của thị trường bán lẻ, nhưng đáng tiếc là mức độ bão hoà của khu vực thị trường này trong thời gian gần đây gia tăng nhanh chóng.

Trà Mi: Xin ông cho biết những yếu tố nào giúp cho các thị trường bán lẻ tại Châu Á đang ngày một nổi bật và thu hút hơn đối với các đại gia bán lẻ toàn cầu?

Ông Fadi Farra: Châu Á chiếm khoảng ¼ GDP của thế giới, 1/3 thị trường bán lẻ toàn cầu và đang phát triển tốt với tỷ lệ 7% hàng năm, mà đặc biệt là tại đây có một trong những thị trường bán lẻ lớn nhất và hiện đang hấp dẫn nhất thế giới là Ấn Độ với trị giá 350 tỷ mỹ kim và dự kiến tăng trưởng 13% trong năm nay.

Cơ bản có 2 yếu tố. Một là do sự tụt hạng của các thị trường bán lẻ ở Đông Âu vì mức bão hoà tăng cao. Nhờ vậy mà các thị trường ở Châu Á trong đó có Việt Nam có thêm lợi điểm để vượt lên những vị trí cao hơn. Ngoài ra, thị trường Việt Nam được ví như một tiểu Ấn Độ.

Chỉ tính riêng Ấn Độ, năm nhà bán lẻ hàng đầu ở Ấn hiện nay cộng lại chiếm chưa tới 2% trên thị trường bán lẻ theo mô hình hiện đại. Đây không những là điều kiện tốt để các nhà phân phối nội địa tiếp tục mở rộng hoạt động, mà còn là cơ hội béo bở đối với các doanh nghiệp bán lẻ quốc tế muốn đầu tư vào thị trường này.

Ngoài Ấn Độ, chúng ta còn thấy một vài chỉ số đầy lạc quan khác như thị trường bán lẻ tại Việt Nam chẳng hạn. Đằng sau những con số thống kê, đáng chú ý là đa số người tiêu thụ tại Châu Á đang hướng đến mô hình bán lẻ hiện đại tức là mua sắm tại những siêu thị lớn chứ không phải là những kiểu mua bán lẻ như truyền thống trước đây.

Trà Mi: Riêng về thị trường bán lẻ Việt Nam, theo ông những yếu tố nào giúp cho Việt Nam thay đổi vị trí trên bảng xếp hạng toàn cầu từ hạng 8 năm ngoái lên hạng 3 năm nay?

Ông Fadi Farra: Cơ bản có 2 yếu tố. Một là do sự tụt hạng của các thị trường bán lẻ ở Đông Âu vì mức bão hoà tăng cao. Nhờ vậy mà các thị trường ở Châu Á trong đó có Việt Nam có thêm lợi điểm để vượt lên những vị trí cao hơn. Ngoài ra, thị trường Việt Nam được ví như một tiểu Ấn Độ.

Đây là một thị trường phân mảnh với 90% các điểm bán hàng là các cửa hàng nhỏ gia đình. Quan trọng nhất là phân nửa dân số 84 triệu này là những người trẻ dưới 30 tuổi với mức sắm sửa tiêu thụ gia tăng nhanh chóng. Ví dụ như năm ngoái, chi tiêu của giới tiêu dùng tại Việt Nam tăng 16%, còn doanh số bán lẻ thì tăng 20%.

Một điểm khác, chúng ta thấy rằng cách đây 5 năm, kích cỡ trung bình của các cửa tiệm bán lẻ ở Việt Nam khá nhỏ, chỉ bán các món hàng lặt vặt như kẹo bánh hay nước uống. Ngày nay, người tiêu dùng có xu hướng tìm đến những nhà bán lẻ lớn hơn, hiện đại hơn như siêu thị hay các cửa hàng lớn để mua sắm.

Và các nhà phân phối quốc tế cũng đã bắt đầu để mắt đến tiềm năng của thị trường này như tập đoàn Lotte của Hàn Quốc, Metro của Đức và ngay cả những nhà bán lẻ các mặt hàng không phải thực phẩm như Levi Strauss cũng vừa quyết định mở cửa tiệm đầu tiên tại Hà Nội.

Trà Mi: Trong mắt các nhà đầu tư quốc tế, những trở ngại lớn nhất khi đến với thị trường bán lẻ Việt Nam là gì thưa ông?

Ông Fadi Farra: Có hai trở ngại chủ yếu. Thứ nhất phải kể đến hệ thống luật lệ của Việt Nam về đầu tư trực tiếp nước ngoài. Kế đến là mức thuế nhập khẩu cao và những khó khăn trong việc xin phép mở thêm cửa hàng kinh doanh.

Có hai trở ngại chủ yếu. Thứ nhất phải kể đến hệ thống luật lệ của Việt Nam về đầu tư trực tiếp nước ngoài. Kế đến là mức thuế nhập khẩu cao và những khó khăn trong việc xin phép mở thêm cửa hàng kinh doanh.

Đây là những trở ngại mà nhà nước Việt Nam cần phải nhanh chóng giải toả để thu hút giới đầu tư ngoại quốc. Yếu tố thứ hai là điều kiện cơ sở hạ tầng tại Việt Nam còn khá nghèo nàn. Tuy nhiên tôi hy vọng là vấn đề này không gây ảnh hưởng lâu dài, vì Trung Quốc cách đây 10-15 năm cũng trong tình trạng tương tự như Việt Nam nhưng đã được giải quyết một cách hiệu quả.

Theo tôi, trứơc mắt Việt Nam cần ưu tiên tập trung cải tổ các quy định về đầu tư trực tiếp nứơc ngoài để phát huy vị thế cạnh tranh và sức hấp dẫn đối với các doanh nghiệp quốc tế.

Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn thời gian ông dành cho cuộc trao đổi hôm nay.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.