Việt Nam xếp hạng thứ 145 về tự do, dân chủ


2006.12.14

Đỗ Hiếu, phóng viên đài RFA

Mới đây một cuộc thăm dò về tình hình dân chủ thế giới cho thấy Việt Nam được xếp hạng 145 trong tổng số 167 quốc gia. Tìm hiểu thêm về tình trạng này qua trao đổi cùng một số người quan tâm, biên tập viên Đỗ Hiếu trình bày như sau.

PoliceApecTraffic200.jpg
Cảnh sát canh gát tại một ngã tư đường phố ở Hà Nội trong giờ cao điểm hôm 13-11-2006. AFP PHOTO

Việt Nam xếp hạng thứ 145 về tự do, dân chủ, trong tổng số 167 quốc gia khắp năm Châu. Chỉ số dân chủ được ghi nhận, xếp loại và công bố mỗi năm bởi tổ chức Economist Intelligence Unit, một nhánh thông tin kinh doanh của tạp chí The Economist thuộc Anh Quốc. Nước có nền dân chủ lý tưởng nhất thế giới là Thụy Điển, còn Bắc Hàn đứng hạng chót vì vẫn theo chế độ cộng sản độc tài, chuyên chế.

Các chuyên gia nhận định rằng, chỉ có 13% dân số thế giới là đang sống trong nền dân chủ với đầy đủ ý nghĩa, cạnh đó có 40% nhân loại phải chịu đựng cảnh sống thiếu dân chủ, thiếu nhân quyền. Phần còn lại 37% là dân thuộc các nước xếp hạng nửa xấu, nửa tốt.

Ông Ngọc Văn, từ Đà Lạt, nhấn mạnh với đài chúng tôi rằng, vấn để dân chủ cần phải có thời gian mới trả lời chính xác được. Tuy nhiên theo ông thì dân chủ nhất định sẽ phải có, nhưng còn tùy thuộc vào thời gian. Những vấn đề mà người ta nhìn thấy hàng ngày thì có mặt này, mặt kia, nhưng vấn đề tái lập dân chủ tại Việt Nam, hiện chưa đáp ứng hoàn toàn được.

Chuyện khó đoán

Bao giờ Việt Nam thật sự có dân chủ, tự do, đây là chuyện khó đoán trước. Trách nhiệm đấu tranh cho dân chủ Việt Nam thuộc về mọi người dân, trong và ngoài nước, vì không ai quyết định cho vận mạng của mình được.

Trả lời câu hỏi của đài chúng tôi, làm thế nào, dân chúng Việt Nam sớm hưởng tự do, dân chủ, từ Ba Lan, ông Trần Ngọc Thành, Chủ tịch ủy ban Bảo vệ Người Lao động Việt Nam đáp:

Đối với chế độ cộng sản nói chung thì họ không bao giờ tự buông chế độ độc tài, chịu buông quyền lực mà họ đang nắm giữ trong tay cả. Do đó, muốn thể chế dân chủ thật sự tại Việt Nam sớm hình thành thì tất cả mọi người dân trong và ngoài nước cần phải đoàn kết đấu tranh, có như thế chánh quyền Hà Nội mới nhượng bộ.

“Đối với chế độ cộng sản nói chung thì họ không bao giờ tự buông chế độ độc tài, chịu buông quyền lực mà họ đang nắm giữ trong tay cả. Do đó, muốn thể chế dân chủ thật sự tại Việt Nam sớm hình thành thì tất cả mọi người dân trong và ngoài nước cần phải đoàn kết đấu tranh, có như thế chánh quyền Hà Nội mới nhượng bộ.

Còn nếu cứ tiếp tục sợ hải, lượng người đấu tranh ít thì chế độ cộng sản còn tác oai, tác quái.

Bài học và kinh nghiệm rút tỉa từ các chế độ cũ ở Đông Âu đã chứng minh rõ điều này. Đây sẽ là yếu tố chính dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản tại Việt Nam, tức là sự đồng lòng cùng đứng lên tranh đấu cho một lý tưởng chung.”

Tiếp tục câu chuyện về việc xây dựng dân chủ cho người dân Việt Nam, từ Saigon cô Minh Thanh, con gái cụ Hoàng Minh Chính, một nhân vật bất đồng chính kiến, nhận xét là ước mong sao nhà nước có đường hướng cởi mở hơn thì cuộc sống của dân chúng được tự do, thoải mái hơn, mọi thứ sinh hoạt đều được nâng lên. Thiếu dân chủ thì mọi chuỵên đều bị kềm hãm.

Tất cả mọi người đều có quan điểm như thế và cùng vận động cho dân chủ, tự do vì đó là nguyện vọng chung của toàn dân Việt Nam. Đài Á Châu Tự Do xin cám ơn ông Trần Ngọc Thành, ông Ngọc Văn và cô Trần Minh Thanh đã góp ý về tình hình dân chủ tại Việt Nam hôm nay.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.