Mục đích việc Hà Nội bãi bỏ biện pháp quản chế hành chính


2007.03.29

Gia Minh, phóng viên đài RFA

Quản chế hành chính là biện pháp mà chính quyền Hà Nội sử dụng lâu nay nhằm mục đích kiểm sóat những đối tượng bất đồng chính kiến. Biện pháp này bị cho là vi phạm quyền con người khi đối tượng bị quản chế mà chưa qua xét xử và toà chưa tuyên án.

NguyenVanLy150.jpg
Linh mục Nguyễn Văn Lý.

Nay thì chính quyền Hà Nội cho bãi bỏ biện pháp quản chế hành chính. Điều này có ý nghĩa ra sao? Gia Minh trình bày vấn đề trong phần sau.

Chủ tịch nước Việt Nam, ông Nguyễn Minh Triết, hồi tuần qua đã ký sắc lệnh bãi bỏ nghị định 31/CP tức lệnh quản chế hành chính. Nghị định 31/CP được ban hành nhằm áp dụng cho những đối tượng bị cho là có hành vi vi phạm pháp luật phương hại đến đến lợi ích quốc gia nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Và theo đó công an có quyền bắt giam người đến hai năm mà không phải đưa ra toà xét xử.

Thực tiễn

Vấn đề bãi bõ lệnh quản chế hành chính được Ủy ban Thường vụ quốc hội Việt Nam thống nhất trong phiên họp hồi trung tuần tháng 12 nắm ngóai.

Theo Ông Vũ Đức Khiển, chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của quốc hội Việt Nam, thì những loại tội phạm như phản bội tổ quốc, làm gián điệp, hoạt động nhằm lật đổ chính quyền, phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc, xâm phạm an ninh lành thổ, khủng bố, tuyên truyền chống đối nhà nứơc đều đã được qui định xử phạt trong Bộ luật hình sự hiện hành.

Còn đối với Bộ trưởng Tư pháp Uông Chu Lưu thì qua thực tiễn khó có thể xác định trường hợp nào là chưa đến mức truy cứu hình sự để áp dụng biện pháp này. Ông cũng nêu thêm là đối tượng bị nhà nước quản lý hành chính thường là những người có trình độ, địa phương rất khó cảm hóa, giáo dục.

Linh mục Lý cho biết ông xem việc thẩm vấn là bình thường, ông xem công an là trẻ con, luôn chủ động khi cần thì trả lời còn không cần thì im lặng, thậm chí có lúc còn kêu gọi thuyết phục họ tham gia Khối 8406.

Chính quyền cơ sở thường lung tung, bị động khi xử lý các tình huống cụ thể, dẫn đến có nơi có lúc, công tác quản lý bị buông lỏng, không có hiệu quả tạo tâm lý người bị quản chế coi thường chính quyền.

Nhận xét của ông bộ trưởng tư pháp Uông Chu Lưu áp dụng vào trường hợp của một nhân vật đang bị quản chế và sắp bị đưa ra xét xử vào ngày 30 tháng 3 này quả là chính xác như phát biểu của linh mục Phan Văn Lợi, một người cùng chí hướng với linh mục Nguyễn Văn Lý trong cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam. Linh mục Phan Văn Lợi cho biết:

“Linh mục Lý cho biết ông xem việc thẩm vấn là bình thường, ông xem công an là trẻ con, luôn chủ động khi cần thì trả lời còn không cần thì im lặng, thậm chí có lúc còn kêu gọi thuyết phục họ tham gia Khối 8406.”

Luật rừng

Sau khi chủ tịch nước Việt Nam ký nghị định bãi bỏ biện pháp quản chế hành chính thì nhiều quan sát viên quốc tế bày tỏ khen ngợi về biện pháp đó; tuy nhiên theo họ thì chính quyền vẫn có những chiêu thức khác để sách nhiễu, đàn áp và bắt giữ những người hoạt động cho dân chủ nhân quyền, chống lại sự toàn trị của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Chuyên gia Carlyle Thayer thuộc Viện Quốc Phòng Australia, người am hiểu về tình hình chính trị Việt Nam được hãng thông tấn AP trích dẫn khẳng định rằng dù có bỏ biện pháp quản chế hành chính thì những người đối kháng cũng không thể tăng thêm khả năng hoạt động của họ tại Việt Nam.

Cựu chiến binh Lê Trí Tuệ, một thanh niên ủng hộ cho dân chủ, hiện vẫn bị cơ quan an ninh theo sát mỗi hoạt động của anh như anh cho biết sau đây:

“Tuệ nay sống như một tù nhân, cứ ra khỏi đường là họ ép về công an làm việc. Làm việc suốt từ 19 tháng sáu năm ngóai đến nay, trừ ngày chủ nhật, lễ tết.”

Ngay sau khi có nghị định bãi bỏ biện pháp quản chế hành chính, vào ngày 27 tháng 3 vừa qua, chị Vũ Thanh Phương, khi đi nộp đơn khiếu kiện về tinh hình đất đai nhà cửa của gia đình tại văn phòng tiếp dân tại thành phố Hồ Chí Minh, đã bị mời về đồn công an làm việc. Chị cho biết vụ việc khi còn ngồi ngay tại đồn công an như sau:

Quản chế hành chính là luật rừng, vì không ra toà mà không cho người ta tự do đi lại. Việc đổi như thể để ngoại quốc tưởng Việt Nam có tự do.

“Bây giờ là 12 giờ mấy rồi mà họ vẫn không cho về, bắt làm tường trình dù chúng em không làm gì vi phạm pháp luật.”

Linh mục Chân Tín, một người từng bị quản chế hành chính do những hoạt động công khai chống đối những chính sách của chính quyền Việt Nam, cho biết ý kiến về lệnh quản chế hành chính và tin nay điều đó đã được bãi bỏ:

“Quản chế hành chính là luật rừng, vì không ra toà mà không cho người ta tự do đi lại. Việc đổi như thể để ngoại quốc tưởng Việt Nam có tự do.”

Luật sư Trần Vũ Hải tại Hà Nội cũng có ý kiến về việc bãi bỏ biện pháp quản chế hành chính: “Theo cá nhân tôi thì qui định bắt quản chế hành chính mà không qua toà án là trái hiến pháp.”

Xin được nhắc lại, biện pháp quản lý hành chính được áp dụng nay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nay là Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời. Năm 1995 Pháp lệnh Xử lý Vi phạm hành chính được ban hành. Pháp lệnh này được cụ thể hóa tại Nghị định 31/CP hồi tháng 4 năm 1997. Ông Võ Văn Kiệt là thủ tướng vào thời điểm đó đã ký duyệt nghị định này.

Từ đó đến nay có gần 200 người bị đưa vào diện bị quản chế hành chính, trong số này có những nhân vật nay vẫn còn bị quản chế như đại lão hoà thượng Thích Huyền Quang, Hoà thượng Thích Quảng Độ, linh mục Nguyễn Văn Lý ….

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.