Những ca khúc của Phan Văn Hưng & Nam Dao (II)


2005.07.05

Thy Nga, phóng viên đài RFA

Năm 2002, nhạc sĩ Phan Văn Hưng ra cuốn CD mang tên là “Khát” gồm những ca khúc phổ từ các bài thơ bị cấm tại Việt Nam như “Khát” của Thanh Thảo,“Nếu có lời ru nào” thơ Đỗ Minh Tuấn, “Sự thật ơi” thơ Nguyễn Thân Vân,

PhanVanHung200.jpg
Nhạc sĩ Phan Văn Hưng. Photo courtesy of Phan Van Hung

Mời bạn thưởng thức một vài ca khúc của Phan Văn Hưng & Nam Dao

Ai về Xứ Việt Bạn Bè của Tôi Em Bé và Viên Sỏi Bài Ca của Gió Một Chiều Tháng Sáu

Music courtesy of Phan Van Hung

“Bài thơ ngỗ nghịch” của Bùi Minh Quốc, và “Kiểm tra” của Hà Sĩ Phu là các bài châm biếm chế độ mà hai nhân vật phản kháng này viết trong khung cảnh bị kiềm tỏa.

Ẩn tàng trong những bài thơ đó, là khát vọng của người dân trong nước, mà theo nhạc sĩ Phan Văn Hưng

“Khát” …

Vào dịp ra mắt CD “Khát” Phan Văn Hưng nói về lý do anh phổ nhạc các bài thơ nội địa

“Tôi nghĩ rằng chúng ta có bổn phận phóng dội lại trong nước như là tiếng hồi âm, như lời ủng hộ tinh thần trong tình thế khó khăn mà các nhà trí thức Việt Nam đang phải trải qua.”

Trong cuốn CD này cũng có các ca khúc theo thể kể chuyện như “Bài ca cho bé Thảo”, “Thằng bé tát dầu”, … đã nổi tiếng của anh và Nam Dao.

Đó là các bài “Con bé nhà quê” phổ thơ Nguyễn Thái Sơn; và “Em bé lên 6 tuổi” phổ thơ Hoàng Cầm, mời quý vị nghe Phan văn Hưng hát sau đây câu chuyện một nữ cán bộ vượt qua được giáo điều thù hận giai cấp để cứu đói cho một em nhỏ mà người cha đã bị đấu tố chết.

“Em bé lên 6 tuổi” …

Mời bạn tham gia mục Âm Nhạc Cuối Tuần. Xin email về Vietnamese@www.rfa.org

Bài thơ này, Hoàng Cầm viết giữa khi phong trào đấu tố diễn ra. Qua câu chuyện đó, Phan Văn Hưng nói anh

“tin rằng trong mỗi con người, vẫn có một phần hướng thượng sẽ bừng lên khi trực diện với sự đau khổ của đồng loại. Ngày nay, chẳng thiếu gì những cán bộ trung kiên của đảng Cộng sản đang soi xét lại lương tâm mình.”

Các câu chuyện về thực trạng xã hội Việt Nam, do đâu mà Nam Dao có để viết thành lời, và chồng chị soạn nên ca khúc? Nam Dao cho biết:

(Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Cũng trong năm 2002, vào tháng 10, đôi nghệ sĩ ấy trình làng một CD nữa là cuốn “Sinh ra làm người Việt Nam”.

Tựa đề này đến với Phan Văn Hưng sau khi anh nghe về tâm trạng của một thanh niên ở trong nước.

Tiếp theo ca khúc cùng tên, là bài “Vọng Nam Quan” Nam Dao viết về mảnh đất quê hương bị dâng cho Trung Quốc;

“Tôi vẫn đợi” Phan Văn Hưng phổ từ bài thơ man mác ý thiền mà thày Tuệ Sỹ viết trong trại giam

“Tôi vẫn đợi” …

Nhạc bản “Là con của Chúa” viết về nhân vật nữa trong cuộc tranh đấu cho tự do tôn giáo, là Linh mục Nguyễn Văn Lý; bài “Giết một ước mơ” thổ lộ chân thật và cuối cùng của nhà thơ Chế Lan Viên sau bao năm dùng ngòi bút phục vụ cho đảng Cộng sản; rồi sau đó, là ca khúc “Tôi thương” gồm những câu hát do người Việt các nơi góp lời, mỗi người một câu.

“Tôi thương” …

Kế đến, Phan Văn Hưng dựa theo một bài của nhà văn Dương Thu Hương, viết thành ca khúc “Nơi phía bình nguyên” trong CD ra năm 2004.

“Nơi phía bình nguyên” …

Trong cuốn CD này, vẫn có các ca khúc nói lên những cảnh đời dưới chế độ hiện hành ở Việt Nam như “Một ngày trong thành phố” và “Dưới U Minh Hạ”, hoàn cảnh thuyền nhân trong bài “Em bé và viên sỏi”, cuộc sống người Việt ở Đông Âu qua ca khúc “Gặp em buổi chợ Đông”.

Nhưng lại có các bài hướng đến ngày mai sáng lạn cho quê hương, với niềm hy vọng đặt vào lớp trẻ, nhạc sĩ Phan Văn Hưng nói: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

“Trái tim tự do” …

Với cuốn CD mới nhất mang tựa đề “Hôm nay ngày mai” ra mắt vào dịp dánh dấu ngày 30 tháng Tư 2005 tại Washington D.C., Phan Văn Hưng sau ba thập niên, đã sáng tác khoảng một trăm nhạc bản với sự tiếp tay của “người bạn đời” của Nam Dao. Giòng nhạc của đôi nghệ sĩ này vẫn tuôn trào theo với những suy tư về nước nhà.

Nam Dao nói về mong ước cho quê hương: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

“Ta có giấc mơ” …

Với ca khúc “Ta có giấc mơ” Thy Nga xin kết thúc chương trình về Phan Văn Hưng & Nam Dao … chào tạm biệt các bạn nghe đài …

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.