Ý kiến của ông Nguyễn Minh Cần về vấn đề tả khuynh trong đảng CSVN

0:00 / 0:00

Nguyễn An, phóng viên đài RFA

Gần đây, một văn kiện được dư luận trong ngoài nước quan tâm tìm đọc là bản ‘Đóng góp ý kiến vào báo cáo tổng kết lý luận và thực tiễn hai mươi năm đổi mới’ của cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt. Trong văn kiện ấy, ông Kiệt đã nêu lên những vấn đề mà ông cho là căn bản phải thực hiện, để Việt Nam có thể nắm bắt được những vận hội mới.

VnPartyLeaders200.jpg
Những nhân vật lãnh đạo của đảng CSVN. AFP PHOTO>> See larger image

Ban Việt ngữ đài Á châu tự do đã thực hiện các cuộc trao đổi với một số nhân vật từng sinh hoạt lâu năm trong đảng Cộng sản, hiểu rõ nội tình cũng như những vấn đề của Đảng trong vai trò lãnh đạo đất nước.

Kỳ trước, chúng tôi đã gửi đến quý thính giả ý kiến của ông Nguyễn Minh Cần về quan điểm của ông Kiệt, liên quan đến nội hàm của chủ nghĩa Mác Lê Nin. Kỳ này là ý kiến của ông về vấn đề ‘Tả Khuynh’. Ông Cần nguyên là một đảng viên cao cấp và kỳ cựu. Hiện ông đang sinh sống tại Nga. Mời quý thính giả nghe cuộc trao đổi giữa BTV Nguyễn An và ông Nguyễn Minh Cần.

Khuynh hướng tả khuynh

Nguyễn An: Thưa ông Nguyễn Minh Cần, trong phần 'Phương Pháp Tư Tưởng, ông Kiệt đã nêu lên vấn đề 'Tả khuynh' mà ông ta cho là một phương pháp tư duy. Ý ông thế nào?

Nguyễn Minh Cần: Khuynh hướng tả khuynh trong đảng Cộng Sản Việt Nam là rất rõ. Những điều mà ông Kiệt nêu lên vừa chưa đủ, lại vừa đã được các đảng viên nói rất nhiều và từ lâu rồi. Từ khi đảng nắm chính quyền thì khuynh hướng Tả khuynh lại càng mạnh mẽ, đặc biệt là trong cụôc cải cách ruộng đất, các cuộc cải tạo công thương nghiệp, nông nghiệp ở miền bắc, rồi ở miền nam nữa.

Từ khi đảng nắm chính quyền thì khuynh hướng Tả khuynh lại càng mạnh mẽ, đặc biệt là trong cụôc cải cách ruộng đất, các cuộc cải tạo công thương nghiệp, nông nghiệp ở miền bắc, rồi ở miền nam nữa.

Tất cả những cái đó là biểu hiện tả khuynh cả, nhưng ông Kiệt cho rằng tả khunh là do phương pháp tư tưởng. Theo tôi thì không phải như vậy. Đó không phải là phương pháp tư tưởng. Mà đó chính là bản chất của chủ nghĩa Mác Lê Nin. Nó là như vậy đó. Là vì những người phạm tội tả khuynh, gây ra không biết bao nhiêu là đau thương cho nhân dân, thì hầu như không ai bị kỷ luật cả.

Nguyễn An: Ông vừa nói là trong lịch sử của đảng, không ai bị kỷ luật vì 'tội' tả khuynh cả…?

Nguyễn Minh Cần: Chỉ có trong cải cách ruộng đất thì có bị kỷ luật là bốn cái ông Trường Chinh, Lê Văn Lương, Hoàng quốc Việt và Hồ Việt Thắng. Nhưng thực ra, kỷ luật ấy chỉ là 'giơ cao đánh khẽ', có mục đích làm giảm bớt sự bất bình của quần chúng, đảng viên, chứ còn những người bị kỷ luật ấy vẫn nắm quyền lãnh đạo: người thì chủ tịch quốc hội, người thì là bí thư thành uỷ, người thì là uỷ ban kế hoạch nhà nước, người thì ở viện kiểm sát. Tất cả những chuyện đó chỉ là trò hề. Những người tả khuynh bao giờ cũng coi là họ có lập trường vững chắc.

Thực chất chủ nghĩa Mác Lênin

Nguyễn An: Thế người chống lại hành động như vậy thì sao?

Nguyễn Minh Cần: Thường là bị quy kết là chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa xét lại, là tư tưởng địa chủ, là tư tưởng tư sản. Không biết bao nhiêu trường hợp đã xẩy ra như vậy. Họ đều bị thi hành kỷ luật, bị trì chiết. Tất cả những điều đó thì mọi người đều biết cả, ngay chính ông Võ Văn Kiệt cũng biết.

Bạn nghĩ gì về nhận xét này? Xin email về Vietnamese@www.rfa.org

Ông chính là một trong những người đã đàn áp Câu lạc bộ Những người kháng chiến cũ của ông Nguyễn Hộ, hay là việc ông ký nghị định 31 CP, để quản chế không biết bao nhiêu người trong đó có nhiều văn nghệ sĩ, trí thức phát biểu quan điểm của mình đối với tình hình đất nước, nào là Bùi Minh Quốc, Tiêu Dao Bảo Cự, Hà Sĩ Phu, Nguyễn Thanh Giang, Hoàng Tiến, Hoàng Minh Chính … kể không hết. Rồi lại còn những người ngoài đảng nữa như Nguyễn Đan Quế, hay trong các tôn giáo.

Như vậy, tả khuynh không phải là phương pháp tư tưởng, mà là thực chất chủ nghĩa Mác Lênin đó.

Không thể thay đổi

Nguyễn An: Bây giờ ông Kiệt đề nghị phải thay đổi, đừng 'Tả khuynh' nữa vì mỗi lần theo 'Tả khuynh' là một lần thất bại. Là người từng sinh hoạt nhiều năm trong đảng Cộng Sản, ông nhận định thế nào?

Nguyễn Minh Cần: Chính cái tả khuynh đó là lập trường của Đảng. Cho nên, những ông tả khynh là những ông giữ lập trường. Những ông đó chỉ bị phê bình là 'hơi quá đáng một tí thôi', chứ còn về cơ bản thì lập trường là đúng, chứ không phải như những cái ông bị quy là chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa xét lại.

Nguyễn An: Như vậy, nói tóm lại là không thể thay đổi được?

Nguyễn Minh Cần: Nếu, nếu, nếu còn giữ cái chủ nghĩa Mác Lê Nin làm nền tảng tư tưởng của đảng, thì không tránh khỏi tả khuynh. Điều đó, theo tôi, gần như là một quy luật.

Nguyễn An: Xin cảm ơn ông Nguyễn Minh Cần.

Những bài liên quan:

- Nhận xét của ông Bùi Tín về bức thư góp ý của ông Võ Văn Kiệt gửi đảng CSVN (I)

- Ông Nguyễn Minh Cần bàn về nội hàm của chủ nghĩa Mác Lê Nin

- Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang trao đổi về thư góp ý của ông Võ Văn Kiệt gửi Bộ Chính trị

- Cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt gửi thư góp ý với Ban chấp hành trung ương Ðảng CSVN