Bộ Mặt Thật Của ỘMặt Trận Tổ QuốcỢ (Hard facts on the "Vietnamese Patriotic Front")
1999.05.22
MC: Ngày 15-5-99, các đại biểu của Quốc hội Việt Nam đã nghiên cứu và thảo luận ở cấp tổ dự thảo bộ luật liên quan tới cái vẫn thường được gọi là Mặt trận Tổ quốc. Sáng kiến thay quy chế nửa chính trị nửa pháp lý của Mặt trận Tổ quốc bằng một quy chế thuần pháp lý có ý nghĩa nào trong cuộc khủng hoảng chính trị, kinh tế hiện nay tại Việt Nam? Xin mời quý thính giả nghe bài bình luân sau đây của Thiên Trung, bài do ẦẦtrình bày. VOICE: Thông qua công cụ lập pháp của họ, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã lấy quyết định hợp pháp hóa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, một tổ chức mà họ thành lập từ giữa thập niên 50. Vấn đề này đã được các Ộđại biểu quốc hội đảng cửỢ đưa ra thảo luận, dưới hình thức một dự án luật, trong khuôn khổ kỳ họp thứ Năm, mùa Xuân 1999 của quốc hội khóa 10 hiện đang diễn ra tại Hà Nội. Cuộc thảo luận này là để chuẩn bị đưa vấn đề ra phiên họp khoáng đại để biến dự án thành luật. Sự thật, tuy đến nay chưa từng được công nhận có một quy chế pháp lý nhưng Mặt trận Tổ quốc trong suốt hơn 40 năm qua đã có và đã sử dụng nhiều thực quyền trực tiếp ảnh hưởng tới sinh hoạt chính trị văn hóa của miền Bắc, và từ sau 1975, của cả nước. Vì Mặt trận Tổ quốc không là gì khác hơn một bộ máy kìm kẹp dân chúng, tiếp tay cho chính quyền một mặt bao vây dân chúng hầu chặn đứng mọi mầm mống chống đối chế độ, mặt khác, động viên, bằng biện pháp ép buộc, dân chúng nhắm mắt tuân theo đường lối độc tài toàn trị của Đảng Cộng sản. Thât vậy, không phải ngẫu nhiên mà Mặt trận Tổ quốc ra đời. Nó xuất hiện trong một quá trình biến đổi của những cơ cấu từng mang tên gọi ỘHội Phản đế đồng minhỢ, ỘMặt trận dân tộc thống nhất phản đếỢ dưới thời Đảng Cộng sản Đông Dương, rồi ỘMặt trận Việt MinhỢ, ỘMặt trận Liên ViệtỢ và ỘMặt trận Tổ quốcỢ vào giai đoạn đảng này ẩn mặt dưới tên là Đảng Lao Động. Nói cách khác, Mặt trận Tổ quốc là cơ cấu ngoại vi thiết yếu của đảng cộng sản, gắn liền với đảng như hình với bóng. Chính vì vậy mà càng củng cố được chính quyền, đảng cộng sản càng cần phải củng cố Mặt trận. Sau 1975 chiếm được quyền trên cả nước, đảng đã chính thức hóa sự hiện hữu của Mặt trận Tổ quốc bằng cách cho ghi vào Hiến pháp 1980, nơi điều 9 ấn định thành phần, nghĩa vụ, quyền hạn của Mặt trận Tổ quốc và nơi điều 86 quy định cho Mặt trận Tổ quốc được quyền trình dự án luật ra trước quốc hội. Đầu thập niên 90, trước sự sụp đổ gần như toàn bộ của các chế độ độc tài xã hội chủ nghĩa, đảng phải che dấu bớt bộ mặt chuyên chế nên lui về mai phục trong cơ cấu ngoại vi là Mặt trận Tổ quốc. Do đó đảng tăng thêm quyền lực cho Mặt trận Tổ quốc. Hiến pháp 1992, hiến pháp đương hành, ngoài điều 87 cho cơ cấu này quyền Ộtrình dự án luật ra trước Quốc hội" giống như Hiến pháp 1980, thì nơi điều 9 còn cho Mặt trận quyền Ộgiám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, viên chức Nhà nướcỢ. Bước leo thang mới sắp được thực hiện là sáng kiến dùng quốc hội để công nhận cho Mặt trận Tổ quốc có một quy chế pháp lý, tức là một quy chế có hiệu lực bắt buộc mọi người phải tuân theo. Tất nhiên là nhà cầm quyền cộng sản sẽ lợi dụng cơ hội để huênh hoang trước dư luận quốc tế rằng dân chủ đang được thực thi ở cơ sở và các quan hệ chính trị cũng đang được thay thế bằng những quan hệ pháp quyền. Nhưng họ không nên tính chuyện mượn cây che khuất rừng. Việc thêm bớt quyền cho Mặt trận Tổ quốc không mảy may thay đổi bản chất của chế độ từ chuyên chế sang dân chủ. Không thể chối cãi được là chế độ hiện hành tại Việt Nam là một chế độ tập quyền đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng cộng sản. Về mặt lý thuyết cũng như về mặt thực tế, tại Việt Nam, từ khi đảng cộng sản cầm quyền đến nay, không hề có phân quyền, chỉ có phân công, phân nhiệm, và như vậy đảng cộng sản là chủ thể phân phát thẩm quyền cho các cơ quan, tổ chức từ trên xuống dưới, từ trong cho đến ngoài chính quyền. Ngoài ra tập quyền lại còn đi đôi với dân chủ tập trung nghĩa là đảng cộng sản toàn quyền quyết định tối hậu. Chừng nào chưa có thay đổi ở hai điểm căn bản đó thì mọi thay đổi kiểu pháp lý hóa Mặt trận Tổ quốc, tối đa cũng chỉ là một sự sắp xếp kỹ thuật ở ngoại vi mà thôi. Huống hồ, dự án luật về Mặt trận Tổ quốc không đưa ra yếu tố nào mới trong quan hệ giữa Mặt trận và Đảng cộng sản mà quyền lãnh đạo vẫn được duy trì nguyên vẹn. Dự án luật có được thông qua chăng nữa thì cũng chỉ là biện pháp thể chế hóa đường lối của đảng, không hơn không kém. Về điểm này, so nội dung dự án luật với chỉ thị số 17-CT-TW ngày 18-4-1983 của Ban Bí thư Trung ương Đảng thì về cơ bản vai trò chính trị của Mặt trận Tổ quốc vẫn không thay dổi. Đó là: Ộthứ nhất-Tuyên truyền, giáo dục, vận động các tầng lớp nhân dân về chủ nghĩa xã hội, tăng cường đoàn kết nhất trí với đường lối của Đảng [Ầ]; thứ hai- Phối hợp và thống nhất hành động giữa các tổ chức thành viên, giữa Mặt trận với chính quyền từ trung ương tới cơ sở; thứ ba- Phản ánh nguyện vọng, ý kiến quần chúng với Đảng [Ầ], cùng các đoàn thể thành viên thực hiện quyền giám sát của nhân dân đối với hoạt động của các cơ quan Nhà nướcỢ. Vai trò công cụ của Mặt trận như vậy đã quá rõ và cũng chưa thay đổi, vì làm gì, kể cả giám sát, cũng phải gọi là Ộnhất tríỢ với Đảng. Như Trường Chinh năm 1971 nhận định: Ộ Chủ nghĩa xã hội càng tiến lên thì Mặt trận càng được mở rộng và củng cốỢ. Trên bước đường cùng, các nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam đang tìm cách tái phối trí tàn quân, mượn quần chúng làm đồn lũy hòng bám lấy địa vị thống trị ngày một lung lay. Đó là ý nghĩa chân thật nhất của dựỉ án luật về Mặt trân Tổ quốc. THIÊN TRUNG