Quân-đội Nhân-dân VN đi đâu, về đâu? (bài 5)

KHI QUÂN-ĐỘI ĐI VÀO CHÍNH-TRỊLời giới thiệu: Qua bốn bài, chúng ta đã nghiên-cứu những yếu-tố ảnh-hưởng mạnh mẽ đến sự thăng trầm của Quân-đội Nhân-dân Việt-nam, từ sự thất thế của Đại-tướng Võ Nguyên Giáp bắt đầu từ những năm 60 do những sự đấu đá trong giới lãnh-đạo chóp bu của Đảng CSVN đến hậu-quả đương-nhiên của nó là sự tiếm quyền quân-sự của Lê Duẩn, mà kết-quả là một trận Mậu-thân thay đổi cục-diện chiến-tranh Việt-nam.Nếu trước năm 1968, miền Bắc đã ít nhiều thành công trong việc huyễn-hoặc thế-giới để người nước ngoài hiểu lầm là chiến-tranh ở miền Nam là một chiến-tranh tự-phát do những gò bó, đàn áp của chính-quyền Ngô Đình Diệm gây nên thì sau vụ Mậu-thân, không ai còn ảo-tưởng về bàn tay của Hà-nội trong cuộc chiến ở miền Nam. Mặt trận Dân-tộc Giải phóng miền Nam cũng như Quân-đội Giải phóng bị hy sinh đến tận cấp cơ-sở, tóm lại bị triệt-tiêu, để chỉ còn có sự đối đầu giữa hai chính-quyền và hai quân-đội chính-quy Nam-Bắc.Sau sự liều lĩnh nướng quân của Lê Duẩn trong vụ Mậu-thân 1968, chúng ta thấy có sự nghi ngờ ngay trong hàng ngũ Bắc-quân đối với cấp lãnh-đạo Quân-đội Nhân-dân Việt-nam. Sau khi bộ-đội miền Bắc phải rút quân ra khỏi thành phố Huế, co giò chạy về rừng thì theo Xuân Thiều, một thành-viên trong Hội Nhà văn miền Bắc và là tác-giả bài ỘHuế mùa mai đỏỢ đăng trên Sông Hương số 29 ra năm 1988, thời ở trên rừng ấy, Ộthời kỳ đầy khó khăn sau Mậu Thân: địch phản kích quyết liệt, đói và sốt rét ác tính. [Đó là] thời kỳ mà lính ta vẫn nói đùa: ỔThừa Thiên thiếu đất thừa trời.Ỗ Quả thật, bộ đội bám về ráp ranh đã khó, nói gì trở về đồng bằng, trở về Huế.ỢDù như Xuân Thiều không nói ra câu ỘThừa Thiên thiếu đất thừa trờiỢ nghĩa là gì song ta phải hiểu đó là thời-gian cực-kỳ khó khăn của bộ-đội miền Bắc sau trận đánh Huế, chạy mà cũng hết chỗ chạy, bị dân chúng hắt hủi không giúp đỡ nếu không muốn nói là sẵn sàng đi tố với chính-quyền Quốc gia, trong khi đó thì Ộthừa trờiỢ có nghĩa là bị xua đuổi tới mức chỉ còn có Ộchạy lên đằng trời.ỢChẳng thế mà vẫn theo Xuân Thiều, một câu hỏi gắt gao được đặt ra trong đầu óc mọi người: ỘThắng lợi hay thất bại? Thắng lợi đến mức độ nào, đấy là những điều mà ngay hồi còn ở trên rừng nhiều cán bộ còn băn khoăn, còn có những lập luận khác nhau,Ợ ông viết rồi tiếp. ỘCố nhiên, các cấp lãnh đạo thời đó đã có kết luận,Ợ nghĩa là nếu mở Đài Hà-nội hay Đài Giải phóng thời bấy giờ ra mà nghe thì ra rả chỉ nghe thấy nói đến chiến-thắng vĩ-đại mà thôi, trong khi đó thì vẫn theo Xuân Thiều, Ộthực tình kết luận ban đầu ấy vẫn chưa thuyết phục được hết cán bộ.Ợ Tóm lại, đây là hố cách xa giữa tuyên-truyền do những người ngồi ở Hà-nội nói phét nói lác và thực-tế chiến-trường, thực-tế trên thực-địa mà người bộ-đội phải sống và đương đầu với hàng ngày Ờ nghĩa là nó cách xa nhau một trời một vực. Ấy vậy mà, Xuân Thiều cho biết, Ộbuồn thay, đã có những hậu quả không lấy gì làm dễ chịu đối với những ý kiến bất đồng ấy,Ợ nghĩa là cấp lãnh-đạo không những đã sai một cách chết người mà còn bịt mồm bịt miệng những người muốn nói lên sự thật, muốn chỉ phản ánh thực-tế để sau đó khỏi vấp vào những quyết-định sai lầm hay bi đát hơn thế nữa. Có hiểu thế ta mới thấy được là chiến-tranh thời chống Mỹ đã khác xa thời kháng-chiến chống Pháp. Nếu thời trước bộ-đội đi kháng-chiến được coi là con em của dân, Ộnhư cá trong nước,Ợ thì đến Mậu-thân Ộbộ đội cụ HồỢ vào Huế đã bị coi như một đoàn quân xâm-lược, dân không che chở, gặp nhiều chống đối dù chỉ âm thầm tới độ khi rút ra, bộ-đội đó đã phải đem theo một số không nhỏ thường-dân làm con tin, làm bia đỡ đạn để có thể trà trộn ở trong đó và may ra thoát được hỏa-lực của đối-phương. Nhưng chính số hàng nghìn người mà bộ-đội buộc đi theo trên đường rút quân này về sau lại trở thành gánh nặng nên trước khi rút lên rừng, Ộbộ đội cụ HồỢ đã quay ra bắn giết, tàn-sát họ là những người đã làm khiên đỡ đạn cho họ! Sự thất bại của Quân-đội Nhân-dân Việt-nam trong vụ Mậu-thân, nhất là càng về sau, về cuối chiến-dịch đã làm kiệt quệ cả một đội-quân to lớn và hùng mạnh đưa từ miền Bắc vào. Điều này không những đã được những tác-giả như Bùi Tín trong Mây Mù Thế Kỷ hay Trần Văn Trà trong Viết Cho Người Sống xác-nhận, nó còn được mô-tả rõ ràng Ờ vì không thể phủ-nhận được Ờ ngay cả trong cuốn Dự thảo Tổng kết kháng chiến chống Mỹ cứu nước: ỘĐợt 3 Tổng công kích Ờ Tổng khởi nghĩa bắt đầu từ 17/8 đến 30/9/1968, đồng loạt tấn công vào 27 thành phố, thị xã, hơn 100 thị trấn, quận lỵ, chi khu quân sự, 17 sân bay, 6 bộ tư lệnh sư đoàn [nhưng] cuộc tấn công chủ yếu chỉ diễn ra [được] ở vòng ngoài. Còn ở các đô thị, thành phố, thị trấn ta chỉ pháo kích tập kích đặc công biệt động. Phong trào quần chúng nổi dậy không có. Tiến công của chủ lực chủ yếu chỉ diễn ra ở rừng núi, nơi giáp ranh và gần biên giới Việt Miên. Do đó, không đạt được những mục tiêu đề ra, không khắc phục được những mặt yếu, có mặt lại diễn biến phức tạp hơn. Lực lượng vũ trang tiếp tục tổn thất và tiêu hao. Người và trang bị càng giảm sút.Ợ [TV nhấn mạnh]Đối với ai quen thuộc với lý-thuyết chiến-tranh cách mạng của Mao Trạch-đông với những quan-niệm huyền-hoặc như tổng-công-kích và tổng nổi dạy, hay chỉ quen với quan-niệm chiến-lược của Lâm Bưu thời bấy giờ là Ộlấy nông-thôn bao vây thành thị,Ợ thì những dòng trên có thể xem là những lời thú-nhận rõ ràng nhất về một sự thảm-bại hoàn-toàn của Quân-đội Nhân-dân Việt-nam trong vụ tổng-công-kích Tết Mậu-thân và sau đó. Sự-kiện Hà-nội mất 5 năm sau đó mới phục-hồi được, do đó, có thể xem là rất chính-xác như hầu hết các tài-liệu giờ này cũng phải thổ lộ, ở trong cũng như ở ngoài nước.Đó là kết-quả của sự bao biện do Lê Duẩn và Lê Đức Thọ chủ-trương để gạt Võ Nguyên Giáp ra ngoài, nghĩa là người có thể biết việc thì không được quyền quyết-định còn người dốt nát, tự xem mình là Ộhồng hơn chuyên,Ợ thích xâm lấn vào những lãnh-vực mình không biết, thì lại tự-tung tự-tác làm ra những lỗi lầm khủng khiếp mà hậu-quả còn đến ngày hôm nay. Chính những tài-liệu đánh Võ Nguyên Giáp được tung ra cách đây mấy năm chủ-yếu cũng bắt nguồn từ những vụ sai lầm như Mậu-thân này.Sau tháng Tư năm 1975, cuộc đấu đá giữa phe Võ Nguyên Giáp và phe Lê Duẩn-Lê Đức Thọ, nói cách khác, giữa phe quân-đội và phe tạm gọi là Ộdân-sựỢ trong Đảng CSVN vẫn tiếp-diễn. Phe sau này, vì một chiến-thắng mà Trời cho chứ không phải do họ tạo nên, lại được thể lên chân nên mới dẫn đến những ý-tưởng ngông cuồng và ngạo mạn như ỘViệt-nam là đỉnh cao trí-tuệ loài người,Ợ chữ của Lê Duẩn. Để cho công-lao không thể về phe Võ Nguyên Giáp nên Văn Tiến Dũng mới được khuyến khích viết cuốn Đại thắng mùa Xuân mà vì một lý-do nào đó đã bị thâu hồi ít lâu sau khi được phát hành. Phải chăng vì cuốn sách hãy còn nói nhiều quá đến vai trò của quân-đội mà không nói đủ đến vai trò chiến-lược và lãnh-đạo tối-cao của Lê Duẩn-Lê Đức Thọ? Ít năm sau đó, khi Trần Văn Trà mới tung ra cuốn đầu bộ sách Kết thúc cuộc chiến ba mươi năm thì nó cũng gặp một số-phận tương-tự, nghĩa là bị thâu hồi không cho phổ-biến. Phải chăng cũng lại vì cùng một lý-do?Chính những sự hy-sinh quá lớn của phía quân-đội đã dẫn họ đến một sự chán chường cao-độ khi họ tiến chiếm miền Nam. Vào các đô-thị như Sài-gòn, Cần-thơ, Đà-nẵng, người bộ-đội Bắc-Việt mới thấy là mình như Ộmán trên rừngỢ xuống, cái gì cũng ngỡ ngàng, và đứng trước một nền văn-minh mà họ không thể tưởng tượng nổi thì niềm tin của họ đối với lãnh-đạo bị sứt mẻ đến độ không hàn gắn được. Rồi với hòa-bình trở lại, một số không nhỏ Ờ hàng trăm nghìn người Ờ được phục viên để rơi vào trong một tình-trạng sa sút thậm tệ do những chính-sách kinh tế hoang-đường của Lê Duẩn và bè nhóm. Những chuyện Ộđại-tá vá xeỢ trở nên cơm bữa, nhất là sau khi chế-độ Ộđổi mớiỢ để theo Ộkinh tế thị-trường theo định-hướng xã-hội-chủ-nghĩa.ỢTrong một xã-hội trở lại hòa-bình, không lạ là các chiến-sĩ oai hùng và hy-sinh quả-cảm một thời đã mất chỗ đứng. Lê Lựu đã cho ta thấy một vài hoàn-cảnh của người trở về cay đắng làm sao trong tiểu-thuyết Thời xa vắng và Nguyễn Huy Thiệp cũng đã vẽ được ra cảnh một thời-đại nhố nhăng trong truyện ỘTướng về hưu.Ợ Người ta không ngại cho các ông tướng biết là chính-quyền và chế-độ hết còn cần đến họ và để làm gương, người ta cho ông tướng nổi tiếng nhất nước đi về lo chuyện đàn bà đẻ khi người ta chỉ-định ông vào Ủy-ban Kế-hoạch-hóa Gia-đình trong Quốc-hội. Chính từ đó mới có những câu vè dân-gian đau điếng đối với Đại-tướng Võ Nguyên Giáp như: Ngày xưa, Đại-tướng cầm quânNgày nay, Đại-tướng cầm quần chúng em.hoặc hai câu:Ngày xưa, Đại-tướng oai hùngNgày nay, Đại-tướng đặt vòng chúng em.Người ta cũng còn định nghĩa sự-nghiệp của ông là Ộđi từ cây đa Tân Trào đến cây đa Nhà Bò,Ợ nơi có một nhà hộ sinh lớn ở Hà-nội.Đến năm 82 người ta còn lột luôn cả cái ghế ở Bộ Chính-trị của Đại-tướng để rồi những Đại-hội Đảng mấy năm gần đây, ông Võ Nguyên Giáp không cả còn được mời đi dự họp mà phải ngồi nhà theo dõi các cuộc họp đó trên truyền hình. Tuy-nhiên, nếu có người nước ngoài đến thì ông cũng được đóng bộ đeo sao và huân-chương, bội-tinh ra đón tiếp. Nhưng một người như ông giờ này thì không những không có quyền, thực-sự ông đã bị gạt ra khỏi chính-quyền đủ lâu để có thể nói là ông không còn nắm bao nhiêu tin tức để có thể nói như người trong cuộc được.Trường-hợp ông Võ Nguyên Giáp chỉ là một trường-hợp điển-hình của cách đối-xử tàn tệ mà chế-độ đã dành cho những người thuộc hạng công-thần của chế-độ. Gạt ông ra chưa đủ, những người đàn em của ông, khi lên nắm chính-quyền, còn tìm cách mạt-sát ông tới độ không muốn cho ông còn công-lao nào cả. Như Đặng Đình Loan, tay sai của tướng Lê Đức Anh, vào năm 1996 còn cả gan khẳng-định là ông Giáp đã không có tay thành-lập đơn-vị đầu tiên của Quân-đội Nhân-dân Việt-nam cách đây 55 năm, nhờ xu nịnh mà được lên làm Bộ-trưởng Quốc-phòng đầu tiên của nước Việt-nam Dân-chủ Cộng-hòa, rằng ông không hề chỉ-huy Chiến-dịch Biên-giới vào tháng 9-tháng 10 năm 1950 hay trận Điện-biên-phủ, thậm chí không cả có chuyện Viện Hoàng-gia Anh phong ông làm 1 trong 10 tướng tài của thế-giới. Đó là còn chưa nói đến tài-liệu Ộ7 tội-đồ của Võ Nguyên Giáp,Ợ thuộc loại những tài-liệu hèn kém bẻ quẹo hết cả lịch-sử cho mục-đích đánh bóng những người ít tài hơn ông Giáp. Chẳng thế mà đã phải có một tài-liệu nhằm trả lời hầu hết những lời mạ-lỵ kia ký tên ỘTAỢ tung ra ít lâu sau đó hay những bài phản-bác như của cựu-chiến-binh tên Trần Bá để lấy lại phần nào danh-dự về cho ông Võ Nguyên Giáp.Nhưng đến đây, nghĩa là vào khoảng năm 1996-97, thì tình-hình đấu đá trong Đảng CSVN và trong Quân-đội Nhân-dân Việt-nam thực-sự đã quá ư là tồi tệ. Từ đó, với sự thăng cấp của Tướng Lê Khả Phiêu vào chỗ cao nhất trong Đảng nghĩa là trở thành người có quyền hành nhất nước thì phe quân-đội đã nắm được chính-quyền, đảo ngược nguyên một truyền-thống lâu năm, từ ngày có Đảng CSVN, là quân-đội bao giờ cũng phải phục-tùng sự chỉ đạo chính-trị của Đảng. Từ một người chuyên nghe nhận chỉ-thị và khai triển những chỉ-thị đó trong quân-đội, ông Lê Khả Phiêu một sớm một chiều đã trở thành người lãnh-đạo thì không lạ là ông không có ý-kiến gì hay hiểu biết gì để quyết-định riêng ông được.Yếu kém như vậy nên từ khi ông được cất nhấc một cách bất ngờ lên làm Tổng-bí-thư Đảng vào năm 1997, ông Lê Khả Phiêu đã phải xây dựng vây cánh trong Đảng. Nếu ông Đoàn Khuê là vây cánh của ông Lê Đức Anh thì ông Lê Khả Phiêu cũng thế. Nhưng rồi, ông đã bị một sự mất mát to lớn khi hầu như toàn-bộ những người ông đưa lên trong quân-đội đã bị thảm-nạn với 14 vị tướng tá Việt-nam tử nạn máy bay, nhân chuyến viếng thăm Lào do Trung-tướng Đào Trọng Lịch dẫn đầu cách đây 7 tháng, vào tháng 5-1999. Từ đó, một bài báo trong tờ South China Morning Post đã hoàn-toàn có lý khi dựa lên trên những nguồn tin ở Hà-nội mà cho rằng Ộvụ tử nạn máy bay ở Ai-lao sẽ làm cho bộ máy quân đội [của Hà-nội] tê-liệt trong nhiều tháng.Ợ Ngày mai, chúng ta sẽ xét về ảnh-hưởng khi quân-đội đi làm kinh tế và đi vào thương-trường trước khi chúng ta kết thúc loạt bài nhìn về và phóng tới về vai trò và chỗ đứng của Quân-đội Nhân-dân Việt-nam vào đầu thiên-niên-kỷ thứ 3.