Lời giới thiệu: Một năm sau khi một vị quốc-trưởng hay một tổng-thống lên cầm quyền, ở các nước người ta thường có thói nhìn lại xem trong năm đầu tiên chấp chính đó vị đứng đầu nước kia có làm được gì đáng kể không. Ở một nước như Việt Nam, người đứng đầu nước, ông chủ-tịch nước vai vế lại kém xa ông Tổng-bí-thư Đảng CSVN, do vậy nên khi ông Lê Khả Phiêu sang Pháp năm kia, ông nhất định đòi làm Ộnuméro un.Ợ Ông Nông Đức Mạnh lên thay ông Lê vào tháng Tư năm ngoái nên sắp đầy năm, một nhà báo VN ở Mátxcơva, ký tên Dân Đen, đã có bài nhận-định sau đây về ông Nông sau một năm chấp chính...MỘT NĂM SAU NGÀY ÔNG MẠNH LÊN LÀM TỔNG BÍ THƯDân ĐenĐã một năm rồi từ ngày ông Nông Đức Mạnh ở cương vị Tổng bí thư. Khoảng thời gian này đủ để người dân nhìn lại việc làm của vị lãnh tụ mới và nhận diện ông rõ hơn. Khi ông mới lên, một số ít người trong Đảng cũng có kỳ vọng ở ông: mong dân nghèo đỡ khổ hơn, nạn tham nhũng sẽ bị đẩy lùi bớt, các vụ cướp đoạt đất đai của dân sẽ bị phanh phui, tự do dân chủ sẽ được nới ra tí chút... Trong lúc đó, nhiều người trong Đảng và trong dân lại nghĩ rằng ông Mạnh, ông Mười hay ông Phiêu cũng thế thôi, tất cả đều là Vũ Như Cẩn! Bây giờ chúng ta hãy khách quan lướt nhìn lại những gì đã xảy ra một năm qua dưới sự lãnh đạo của ông.Một điều đập ngay vào mắt mọi người là từ ngày ông Mạnh làm Tổng bí thư, Đảng đã tăng cường đàn áp quyết liệt hơn mọi ý hướng đòi hỏi tự do, mọi cố gắng tiến tới xã hội công dân. Chế độ đảng trị trong nước vốn đã mang nặng màu sắc Ộcông an trịỢ từ lâu thì bây giờ màu sắc đó càng nổi bật hơn nữa với vai trò to lớn hơn của công an trong nền chính trị đất nước. Chỉ một tuần sau khi ông Mạnh nhậm chức, nhà dân chủ ở Hải Phòng Vũ Cao Quận đã bị bắt. Lúc đầu, có người cho rằng việc bắt ông Quận là mưu đồ của thế lực bảo thủ nhất muốn Ộdằn mặtỢ Tổng bí thư mới. Nhưng, khi ông Mạnh tại vị đã ấm chỗ rồi, cuộc đàn áp không những không ngớt mà lại càng tăng cường quyết liệt và thô bạo hơn. Chắc không ai quên những trận công an bao vây, đánh đập tàn nhẫn các tín đồ và những người lãnh đạo Phật Giáo Hoà Hảo ở Nam Bộ chỉ vì họ muốn kỷ niệm những ngày truyền thống của họ. Sự khủng bố hung bạo đến nỗi đã gây những vụ tự thiêu của tín đồ, bi thảm nhất là vụ cụ bà Nguyễn Thị Thu tử đạo. Cũng dưới thời ông Mạnh, quân đội đã được tung lên Tây Nguyên đàn áp khốc liệt đồng bào các sắc tộc nổi dậy vì họ bị cướp đoạt đất đai, bị áp bức tàn tệ, vì nghèo đói khủng khiếp và không có tự do, nhất là tự do tín ngưỡng. Rồi đến cuộc đàn áp ba vị linh mục Công giáo ở Huế, nhất là Linh mục Nguyễn Văn Lý, người đấu tranh kiên cường cho quyền tự do của các tôn giáo. Cách hành xử của giới cầm quyền đối với Linh mục Lý cũng giống như cách thường dùng thời ông Mười, ông Phiêu, nhưng lần này, mọi việc đã được tiến hành trong sự hoảng hốt, run sợ, và vì thế càng thô bạo và vụng về hơn. Bắt một linh mục trong tay không có tấc sắt mà phải điều đến trên 200 công an, lấm lét vây bắt từ sáng sớm tinh sương, còn khi xử án thì vụng trộm, bất chấp mọi quy tắc tố tụng bình thường nhất. Cũng như vậy, đối phó với cái thư của Hoà thượng Thích Quảng Độ gửi Tổng bí thư và các nhà cầm quyền đàng hoàng báo tin ngày đi rước đại lão Hoà thượng Thích Huyền Quang ốm đau vào Sài Gòn an dưỡng, mà Hoà thượng Huyền Quang đã được địa phương tuyên bố Ộgiải chếỢ, thì nhà nước Ộxã hội chủ nghĩaỢ không có cách xử sự gì Ộvăn minhỢ hơn là tung hàng trăm công an vào chùa, biến nhà chùa thành trại giam câu thúc Hoà thượng Quảng Độ bằng cái lệnh quản chế theo nghị định 31/CP. Đáp lại vụ đàn áp đó, huynh trưởng Gia đình Phật tử Hồ Tấn Anh ở Quảng Nam đã tự thiêu, sau khi để lại những tâm thư đòi Đảng và nhà nước chấm dứt đàn áp tín đồ và tăng ni của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Cũng bằng cái nghị định 31/CP, Tiến sĩ Hà Sỹ Phu đã Ộgiải chếỢ rồi lại bị vu khống và quản chế trở lại. Nhà thơ Bùi Minh Quốc, cũng đã Ộgiải chếỢ, lại bị bắt giam khi định đến biên giới Việt Trung xem thực hư thế nào về việc giới cầm quyền cắt đất của Tổ quốc cho nước ngoài, ông Quốc cũng bị quản chế lại. Kỳ quặc hơn nữa, khi đáp ứng lời tuyên bố của ông Mạnh Ộphải chống tham nhũng thật sựỢ, Đại tá Phạm Quế Dương và Giáo sư Trần Khuê nộp đơn xin lập ỘHội nhân dân ủng hô Đảng chống tham nhũngỢ để giúp nhà nước bài trừ quốc nạn này, thì giới cầm quyền vội vã điều động hàng trăm công an vây bắt trong một ngày trên 20 người dân chủ, hỏi cung, hoạnh hoẹ, sách nhiễu họ đủ điều. Riêng Giáo sư Trần Khuê bị trục xuất khỏi Hà Nội, rồi bị quản chế tại nơi cư trú. Nhiều nhà dân chủ, như Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, cựu Viện trưởng Hoàng Minh Chính, Luật sư Lê Chí Quang, ông Nguyễn Vũ Bình bị đưa ra đấu tố vắng mặt tại khu phố để lăng nhục. Riêng ông Quang thì mới đây đã bị bắt. Còn chuyện công an bao vây ngày đêm, cắt điện thoại, tịch thu computer, sách nhiễu đủ cách đối với các nhà dân chủ, đã trở thành Ộnếp sốngỢ bình thường của nhà nước Ộxã hội chủ nghĩaỢ. Cũng cần nói tới đến những hành động phản văn hoá chẳng kém gì tội ác Ộđốt sách, chôn học tròỢ dưới thời Tần Thuỷ Hoàng cách đây đúng 2220 năm. Tiếp theo vụ thu hồi và thiêu huỷ ỘChuyện Kể Năm 2000Ợ của nhà văn Bùi Ngọc Tấn, người ta đã tịch thu và tiêu huỷ dưới thời ông Mạnh, một lúc bốn cuốn sách, đó là tập luận văn ỘSuy Tư Và Ước VọngỢ của Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, cuốn ỘĐối Thoại 2000-2001Ợ của Giáo sư Trần Khuê và bà Nguyễn Thị Thanh Xuân, cuốn ỘNhật Ký Rồng RắnỢ của Trung tướng Trần Độ và cuốn ỘGửi Lại Trước Khi Về CõiỢ của nhà dân chủ Vũ Cao Quận. Nhân loại đã bước vào thế kỷ 21 lâu rồi mà dưới thời ông Mạnh những chuyện ghê tởm này vẫn cứ diễn ra như thời man rợ xa xưa!Cũng như các ông tiền nhiệm, khi mới lên làm Tổng bí thư, ông Mạnh dõng dạc tuyên bố Ộphải chống tham nhũng thật sựỢ. Người dân dài cổ chờ ông ra tay... Nhưng cho đến nay, chưa một quan chức cỡ bự nào của Đảng và nhà nước bị đưa ra toà vì tội tham nhũng mà dân đã tố cáo. Những khuôn mặt tham nhũng cao cấp mà các vị lão thành cách mạng gan dạ, đau lòng vì nước, vì dân đã cung cấp hồ sơ đầy đủ, cho đến nay vẫn toạ hưởng của cải ăn cắp, không ai suy suyển một cái chân lông. Qua những vụ như ỘThuỷ cung Thăng LongỢ, Mường Tè, Sân vận động Mễ Trì, v.v... và gần đây cả vụ Năm Cam, các cán bộ cỡ bự của Đảng và nhà nước có dính đến đều Ộhạ cánh an toànỢ. Còn những vị lão thành cách mạng đã cung cấp hồ sơ tham nhũng, cũng như những nhà trí thức yêu nước muốn giúp sức chống tham nhũng đều bị Đảng và công an trấn áp dữ dội.Cũng như các ông tiền nhiệm, ông Tổng bí thư mới hứa hẹn thực thi dân chủ. Nhưng đến khi, theo lời kêu gọi của Đảng, nhiều người góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp, thì Đảng không những không nghe, mà mở ngay đợt khủng bố tinh thần, đe doạ những người đã thành tâm góp ý kiến, chỉ vì ý kiến của họ trái tai lãnh đạo, mặc dù những ý kiến đó đúng đắn và hữu ích. Kết quả là Hiến pháp sửa đổi chẳng đem lại điều gì thiết thực có lợi cho nước, cho dân. Vi phạm dân chủ như vậy, nên dưới thời ông Mạnh, những phản đối của các tổ chức quốc tế lên án hành động của giới cầm quyền vi phạm nhân quyền, vi phạm tự do được đưa ra công luận nhiều hơn trước.Về mặt đối ngoại, trước khi làm Tổng bí thư, trên cương vị Chủ tịch Quốc hội, ông Mạnh đã lén lút cùng Thường vụ Quốc hội phê chuẩn các văn kiện ngoại giao cắt đất, cắt biển dâng Bắc triều. Đến khi làm Tổng bí thư, ông vẫn lăn theo vết xe cũ trên con đường thần phục Bắc triều, con đường đã được phát dọn từ thời cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, mở rộng dưới thời ông Mười và ông Phiêu. Mong dựa vào Trung Quốc để cứu nguy chế độ Ộxã hội chủ nghĩaỢ và duy trì quyền lực trên đầu trên cổ người dân, các tập đoàn cầm quyền Việt Nam từ trước đến nay đã đưa đất nước ngày càng lệ thuộc vào nước láng giềng đầy tham vọng. Mối nguy lớn cho Tổ quốc ta bắt nguồn từ đây!Đáng buồn là nhìn lại quãng đường một năm, chúng ta thấy ông Mạnh, trên cương vị Tổng bí thư, chưa làm được một việc gì đáng gọi là tích cực! Ông vẫn tiếp tục lăn theo con đường cụt đã định trước. Nhưng những trận đàn áp ác liệt, bắt bớ, giam cầm, doạ dẫm, sách nhiễu... không đè bẹp được ý chí phản kháng của người dân, không làm run sợ những người biểu tình đòi lại ruộng đất bị cướp đoạt, không khuất phục được những Phật tử của Giáo hội Phật giáo đã phủ nhận, những tín đồ Phật giáo Hoà Hảo, những giáo dân Nguyệt Biều, An Truyền, những tín đồ Tin Lành ở Tây Nguyên, không dẹp yên được các nhà dân chủ ở Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn, Đà Lạt... Cái sự hung hăng của giới cầm quyền trong một năm qua chứng tỏ sự suy yếu, lúng túng, không lối thoát của họ. Các lực lượng dân chủ, các phong trào đòi tự do, kể cả tự do tôn giáo, dù bị khủng bố khốc liệt nhưng vẫn duy trì được khí thế, có xu hướng tập hợp lại, cùng hành động chung... Nếu bình tĩnh phân tích tình hình thì thấy rõ cái chế độ chính trị hiện tồn trong nước đang trên đà phân rã. Vì bộ máy nhà nước hung hăng mà không còn uy tín, bị người dân coi khinh, ghét bỏ, bị quan tham lại nhũng đục rỗng, nó không làm nổi chức năng một chính quyền thông thường. Một chế độ chính trị mà luật pháp không còn được tôn trọng, mua quan bán chức từ dưới lên trên, nền giáo dục, y tế, xã hội... hầu như sụp đổ, đạo đức băng hoại, ma tuý xì ke tràn lan, các băng đảng mafia, trộm cướp hoành hành khắp nơi. Một chế độ như vậy có thể sụp đổ bất cứ lúc nào chỉ cần một ngòi nổ nhỏũ. Những yếu tố làm ruỗng nát cơ sở của chế độ đã đầy đủ và đang tác động mạnh. Trong lúc đó, ngay trong lòng chế độ hiện tồn, ngày càng lớn dần lên và có thể bùng lên bất cứ lúc nào cái thùng thuốc súng những bất mãn của những người dân bị cướp đoạt ruộng đất, của các sắc tộc bị áp bức bóc lột, của dân thất nghiệp tuyệt vọng, những nông dân bị đày đoạ trong cảnh lầm than đói khổ, của tín đồ bị tước mất quyền tự do tôn giáo... Trong dịp kiểm điểm những việc làm của ông Mạnh một năm qua trên ngôi vị Tổng bí thư, Dân Đen xin thành thực cảnh báo Tổng bí thư, nếu ông cứ tiếp tục lăn theo đường cũ, mà không biết dừng lại, sáng suốt xác định tình thế để mạnh dạn rẽ lối và thay đổi, thì tương lai của Tổng bí thư cũng như của Đảng ông sẽ không có gì sáng sủa. Rất mong Tổng bí thư sớm hồi tâm