Giáo sư Trần Khuê nhận xét về vai trò của đảng CSVN sau 75 năm thành lập

0:00 / 0:00

Việt Hùng, phóng viên đài RFA

trong những ngày qua đảng cộng sản Việt Nam tổ chức lễ kỷ niệm 75 năm ngày thành lập mùng 3 tháng 2. Trong suốt chiều dài lịch sử Ðảng cái nhìn của người dân thay đổi ra sao ? Việt Hùng đã đặt câu hỏi này với nhà sử học, Giáo sư Trần Khuê ở thành phố Hồ Chí Minh để tìm hiểu về khía cạnh lịch sử và được Giáo sư cho biết:

TranKhue_150.jpg
Giáo sư Trần Khuê.

Giáo sư Trần Khuê: Nhìn lại toàn bộ lịch sử thì thấy rằng, chính đảng cộng sản cũng nhận định là có lúc mình làm đúng, làm tốt, nhưng cũng có lúc mình làm sai, sai lầm. Cái sai lầm hồi đó mà đảng đã phải kiểm điểm đó là sai lầm về "Cải cách ruộng đất ". Hiện nay cái sai lầm nhất là "tham nhũng", nạn quan liêu và tham nhũng nó trầm trọng quá và điều này làm cho nhân dân rất bức xúc, bất bình.

Hiện nay, cụ thể là làm mất đi một phần địa giới, và mất đi một phần lãnh hải, đó là không giữ được toàn vẹn lãnh thổ, một cái sai lầm rất trầm trọng. Gần đây Trung Quốc có những việc lấn át Việt Nam, thái độ của đảng cộng sản không cương quyết như ngày xưa mà thể hiện cái thái độ bạc nhược. Hiện nay tôi thấy giải quyết cái tự do cho nhân dân là quan trọng lắm, vì không có tự do, dân chủ thì không phát triển được.

Dám nhìn thẳng vào sự thật?

Việt Hùng: Trong tinh thần, nói thẳng, nói thật, nhìn thẳng vào sự thật thì trong bài phát biểu trong buổi lễ nhân kỷ niệm 75 năm ngày thành lập đảng cộng sản Việt Nam, Tổng bí thư Nông Ðức Mạnh có nói: "Sự lớn lao của Ðảng không chỉ thể hiện ở những cống hiến trong suốt 75 năm qua, mà Ðảng còn dám nhìn thẳng vào sự thật, trân trọng lắng nghe sự phê bình, góp ý". Với lời phát biểu đó thì Giáo sư đánh giá như thế nào ?

Cho nên cứ bảo là lắng nghe tiếp thu ý kiến, tôi cho là không đúng, không tốt. Nhiều người cũng vậy, người ta có những quan điểm tranh luận thì mình phải tiếp nhận chứ không thể bỏ tù người ta được. Cái việc bỏ tù những người khác chính kiến là không hợp với Hiến pháp, không hợp với Pháp luật và cũng không hợp với Ðạo lý....

Giáo sư Trần Khuê: Tôi cho rằng, Tổng bí thư Nông Ðức Mạnh nói cũng có khía cạnh đúng của nó, nhưng cũng có khía cạnh cần bàn. Nói thành tích của đảng lớn lao thì lịch sử và nhân dân không phủ nhận, thế còn nói là sẵn sàng tiếp thu ý kiến thì nói chưa đúng.

Chính tôi là người viết thư ngỏ cho Tổng bí thư Nông Ðức Mạnh để trình bày ý kiến của mình mà Tổng bí thư Nông Ðức Mạnh và cái văn phòng ấy cũng không trả lời tôi là đã nhận được hay chưa?, ý kiến thế nào? tán thành hay là phản đối, cứ lờ đi. Cho nên cứ bảo là lắng nghe tiếp thu ý kiến, tôi cho là không đúng, không tốt.

Nhiều người khác cũng vậy, người ta có những quan điểm tranh luận thì mình phải tiếp nhận tranh luận chứ không thể bỏ tù người ta được. Cái việc bỏ tù những người khác chính kiến là không hợp với Hiến pháp, không hợp với Pháp luật và cũng không hợp với Ðạo lý....

"Tư tưởng Hồ Chí Minh"

Việt Hùng: Người ta còn nhớ, năm 89, khi thể chế cộng sản ở các nước Ðông Âu sụp đổ thì những lý luận theo chủ nghĩa Mác đã được dọn đường cho lý luận .... đó là "tư tưởng Hồ Chí Minh", Giáo sư nhìn vấn đề này ra sao ?

Giáo sư Trần Khuê: Chủ tịch Hồ Chí Minh vào thập niên 20 tiếp nhận chủ nghĩa Lê-nin cũng như tiếp nhận Ðệ III quốc tế chỉ vì thấy rằng, Lê-nin cũng như Ðệ III quốc tế ủng hộ việc giải phóng thuộc địa thì đi theo thôi, chứ tôi thấy bản thân cụ Hồ Chí Minh lúc bấy giờ cũng không hiểu thế nào là chủ nghĩa Mác, cũng chẳng nắm rõ thế nào là chủ nghĩa Lê-nin, điều này thì chính Chủ tịch Hồ Chí Minh tự xác nhận như thế chứ không do ai đó nói cả.

Tôi cũng cho rằng, ngay cả những người đảng viên cộng sản Việt Nam cứ học hết trường đảng nọ, trường đảng kia nhưng họ cũng chẳng hiểu chủ nghĩa Mác ra làm sao? chủ nghĩa cộng sản ra làm sao cả?. Hiện nay người ta cứ nói, chúng ta phải theo chủ nghĩa Mác-Lênin, nhưng không hiểu rằng nói gộp lại và đánh dấu nối như thế là rất mâu thuẫn và rất sai. Mác cho rằng xã hội tư bản chủ nghĩa nào phát triển đến tột độ thì sẽ chuyển sang xã hội cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là xã hội XHCN.

Nước Nga vào năm 1917 chỉ mới là một nước tư bản chủ nghĩa trung bình kém. Do đó Lênin làm CM tháng Mười để đưa ngay nước Nga lên chủ nghĩa xã hội là sai với chủ nghĩa Mác, chống lại học thuyết Mác, sai quy luật. Vì thế Liên Xô và Đông Âu tan rã là do làm sai quy luật. Hệ thống XHCN tan rã cũng là do làm kinh tế sai quy luật. Chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản theo đúng quan niệm của Mác thì chưa thành hiện thực ở đâu cả. Đó chỉ là những ảo tưởng đẹp. Như vậy phải là các nước tư bản chủ nghĩa phát triển như G7 mới có khả năng ấy.

Cho nên trong thực tế, ai theo chủ nghĩa Lênin là chống lại Mác và ai theo đúng chủ nghĩa Mác thì chống lại Lênin. Nói “theo chủ nghĩa Mác-Lênin” là tự mâu thuẫn và vô nghĩa. Lại nói “ làm theo tư tưởng Hồ Ch í Minh” hoặc “trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh", tôi cho rằng, họ nói “theo tư tưởng Hồ Chí Minh” thì họ cũng không hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh ra làm sao cả?

Vì sao theo tư tưởng Hồ Chí Minh lại đi tăng học phí, rồi tìm mọi cách đuổi con em nhà nghèo ra khỏi trường học bằng rất nhiều khoản đóng góp vô lý. Thế rồi lại để cho nhân dân trong đói nghèo vì để mất hàng trăm tỷ, hàng nghìn tỷ vào chuyện ăn cắp, tham nhũng. Như thế là nhân dân cứ nghèo đói và không được học hành. Mà chính nguyện vọng của cụ Hồ là “nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành; nội dung cơ bản của tư tuởng Hồ Chí Minh là như thế, nhưng người ta có làm theo đâu ? Mà hầu như người ta làm ngược lại.

Ðấy là nói cho nó đẹp thôi, chứ Việt Nam đang là một quốc gia tụt hậu về nhiều mặt và ngay sự tụt hậu này thì đảng cũng phải xác nhận. Không phải là nguy cơ nữa mà là tụt hậu thực sự rồi.

Việt Nam đang phát triển?

Việt Hùng: Có rất nhiều ý kiến nói rằng, Việt Nam trong vòng 5 - 10 năm đổ lại đây phát triển nhiều. Nếu nói Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, liệu vai trò của đảng cộng sản sẽ ra sao?

Giáo sư Trần Khuê: Ðấy là nói cho nó đẹp thôi, chứ Việt Nam đang là một quốc gia tụt hậu về nhiều mặt và ngay sự tụt hậu này thì đảng cũng phải xác nhận. Không phải là nguy cơ nữa mà là tụt hậu thực sự rồi. Sắp tới AFTA hóa đầy đủ, hàng hóa của ASEAN vào, hàng hóa của Trung Quốc ùa vào, không cạnh tranh nổi là thua ngay tại sân nhà.

Vai trò của đảng cộng sản hiện nay chỉ có thể tồn tại được nếu như người ta thực hiện dân chủ đầy đủ. Chứ còn lúc nào cũng nói, tôi phải độc quyền lãnh đạo, anh độc quyền lãnh đạo mà đưa đất nước phát triển thì hoan nghênh, nhưng anh độc quyền lãnh đạo để đất nước tụt hậu thì không được.

Ngay chính Thủ tuớng Phan Văn Khải vừa rồi cũng nói rằng, chúng ta không thể chấp nhận cái nhục nhã của sự tụt hậu này được. Rõ ràng phải có sự thay đổi, chứ không thể nói là xóa điều 4 thì mất quyền lãnh đạo của đảng, ơ kìa, nếu quyền lãnh đạo của đảng tốt thì chẳng có điều 4 nó vẫn tồn tại.

Vai trò của đảng CSVN hiện nay

Việt Hùng: Trong bối cảnh bước sang thế kỷ 21 cùng sự hội nhập của Việt Nam trong trào lưu thế giới thì vai trò của đảng cộng sản phải như thế nào?

Giáo sư Trần Khuê: Nhân dân hiện nay bị nhũng nhiễu, bị ức hiếp là vì nhân dân không có quyền gì cả, không dám phát biểu, vì thế cho nên vai trò hiện nay của đảng cộng sản phải được đặt lại một cách nghiêm chỉnh.

Tôi nói thực, nếu đảng cộng sản có đủ tín nhiệm với nhân dân và nhân dân vẫn yêu cầu lãnh đạo thì không có một lực lượng nào, không có ai có thể bác bỏ vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản được. Chứ còn đảng cộng sản cứ giữ độc quyền và làm những điều không tốt thì làm sao mà giữ vững vai trò của mình được, lịch sử và nhân dân không chấp nhận.

Đảng viên CSVN nghĩ gì?

Tôi đã nói rõ trong tác phẩm tôi viết "đối thoại năm 2000 - 2001 " đó là phải đuổi ra khỏi đảng 50%, ít nhất là 50% và nếu cần phải đuổi cho đến 70%, là tại vì số người nghĩ tốt như tôi đó chỉ còn khoảng 30% thôi. Và trong số 30% thì có một số người đã khuất núi rồi...

Việt Hùng: Với cái nhìn của Giáo sư, có chừng khoảng bao nhiêu đảng viên có những suy nghĩ như những điều Giáo sư vừa trình bày?

Giáo sư Trần Khuê: Tôi đã nói rõ trong tác phẩm "đối thoại năm 2000 - 2001 " đó là phải đuổi ra khỏi đảng 50%, ít nhất là 50% và nếu cần phải đuổi cho đến 70%, là tại vì số người nghĩ tốt như tôi chỉ còn khoảng 30% thôi. Và trong số 30% thì có một số người đã khuất núi rồi...

Ở đây có chuyện như thế này, tôi đã nói rồi, cái đảng cộng sản này đầu tiên là do 3 cái đảng hợp nhất lại. Nhưng bây giờ đã có tình hình phân liệt, nó có giáo điều, nó có xét lại, nó có tham nhũng ....v ...v .... thì tôi cho là đảng này lại phải chia ra, nghĩa là những người nào liêm khiết trung thực thì ở trong cái đảng gọi là đảng cộng sản liêm khiết, còn những anh nào tham nhũng thì cho ra thành lập đảng riêng ra gọi là đảng cộng sản tham nhũng để cho nó khỏi lẫn lộn và để cho người ta nhìn rõ mặt từng đảng viên một, từng người một để mà đấu tranh cho rõ ràng.

Chứ còn cứ lẫn lộn, anh làm sai, người ta đả kích anh, phê phán anh thì anh lại bảo, đả kích đảng, đả kích nhà nước. Anh ăn cắp, người ta tố cáo anh thì tại sao lại bảo đó là xúc phạm đến quyền lợi của nhà nước. Tôi phê phán những người tham nhũng thì họ bảo tôi là xúc phạm đến lợi ích của nhà nước, tôi cho đó là một luận điệu vu cáo chính trị, rất bỉ ổi, rất xấu xa.

Việt Hùng: Có một số ý kiến nói rằng, Giáo sư có vẻ thân phương Tây ?

Giáo sư Trần Khuê: Họ có thể nói tôi là thân phương Tây, hoặc thân Mỹ v.v. nhưng mà phải nói trước hết là như thế này: tôi là người thân Việt Nam, thân với dân tộc mình. Cái gì có lợi cho nhân dân, cái gì có lợi cho dân tộc thì tôi phải sử dụng, chứ còn dù là Trung Quốc, dù là Mỹ, hay Anh, Pháp hay Nhật, nước nào tốt, giúp đỡ Việt Nam thì trở thành bạn của Việt Nam, còn nếu không thì không thể chơi được, có thế thôi.

Cho nên hiện nay tôi thấy các nước phương Tây giúp đỡ Việt Nam rất tốt thì phải coi đấy là những người bạn tốt và dĩ nhiên cần phải thân với những người bạn tốt.

Cho nên thân với ai, hay không thân với ai phải xuất phát từ lợi ích của nhân dân, lợi ích của dân tộc, lợi ích của đất nước. Chứ không phải thân với người ta để vun vén cái gia đình mình để có tiền gửi nhà băng nước ngoài.

Việt Hùng: Vâng, xin cám ơn Giáo sư!