Việt Nam cần nỗ lực hơn để sớm gia nhập WTO
2005.02.10
Phạm Điền, phóng viên đài RFA
Việt Nam không được gia nhập vào Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới sẽ thiệt thòi nhiều cho quyền lợi về lâu dài. Trong câu chuyện đầu năm với kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa, ông cổ xúy việc Việt Nam cần dồn nhiều nỗ lực hơn trong việc tranh thủ làm thành viên của WTO.

Việt Nam càng trì hoãn, càng bỏ lỡ nhiều cơ hội hội nhập với thế giới trong một sân chơi thông thóang đúng mức hơn. Sau đây là ý kiến được đưa ra trong cuộc phỏng vấn ngắn đầu xuân do Pham Điền thực hiện.
Hỏi: Kính chào ông Nguyễn Xuân Nghĩa, dưới cái nhìn của một kinh tế gia, liệu việc Việt Nam tranh thủ gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới WTO có thể xảy ra trong năm nay hay không?
Đáp: Nếu mà nói ngắn gọn, tôi nghĩ cái xác suất của Việt Nam có thể trở thành thành viên của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO vào cuối năm 2005 này rất thấp và tôi nghĩ rằng Việt Nam sẽ không kịp.
Hỏi: Thưa ông, ông vừa nói xác suất rất thấp thì dựa trên những yếu tố nào?
Đáp: Việt Nam đã nộp đơn xin vào tổ chức này đã từ 10 năm nay rồi và đã qua 9 đợt hội họp mà lần cuối cùng là ngày 15 tháng 12 vừa rồi của năm ngóai thì tổ chức WTO cho biết Việt Nam cũng có những cố gắng nhưng chưa đủ, có lẽ cần phải thương thuyết thêm cho kịp hội nghị cấp bộ trưởng của WTO tại Hồng Kông vào cuối năm nay, thì Việt Nam hy vọng rằng gia nhập được vào cuối năm nay.
Trước đây, trong vòng 5 năm vừa rồi cũng nhiều lần qua những cuộc hội họp trước thì Việt Nam đã hy vọng được gia nhập WTO vào ngày mùng 1 tháng Giêng năm 2005, là cách đây hơn một tháng rồi đấy, thì bây giờ lại đẩy lui cái mục tiêu ấy, càng ngày nó càng di động và đẩy lui lại cuối năm. Nhưng mà căn cứ trên những tiến trình cải cách của Việt Nam thì tôi vẫn e rằng Việt Nam sẽ không kịp.
Hỏi: Thưa ông Nguyễn Xuân Nghĩa, sự trì hoãn trên một đàng do các yếu tố bên ngoài, nhưng đàng khác, ông có nghĩ rằng sự chần chừ đó cũng từ phía Việt Nam, muốn trì hoãn không?
Đáp: Tôi nghĩ rằng cũng có một phần. Vì bên ngoài các tổ chức khác họ đều đồng ý, một trăm mấy chục hội viên WTO này, họ đều có chủ trương muốn mở rộng mậu dịch tư do giữa các nước với nhau, thành ra tiên thiên, tự thân họ không có ác cảm hay là có những chần chừ, trở ngại gì cả.
Nếu mà nói ngắn gọn, tôi nghĩ cái xác suất của Việt Nam có thể trở thành thành viên của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO vào cuối năm 2005 này rất thấp và tôi nghĩ rằng Việt Nam sẽ không kịp.
Cái vấn đề chính là từ phía Việt Nam. Cái luật lệ của WTO quy định rằng đấy là một câu lạc bộ của những nước muốn giao dịch theo quy tắc tự do, thành ra nếu muốn là thành viên của câu lạc bộ đó thì phải được các quốc gia khác cùng công nhận, cùng chấp nhận.
Thế thì tổ chức này họ có quy định ra một nhóm nghiên cứu quy tụ đại diện 63 quốc gia để cứu xét hồ sơ của Việt Nam, đồng thời một số những quốc gia thành viên WTO quan trọng, thí dụ như Liên Hiệp Âu Châu hoặc Hoa Kỳ thì họ cũng có những chuyện duyệt xét song phương với tiến trình cải cách của Việt Nam.
Theo như là tôi nghĩ Việt Nam không kịp gia nhập thì trách nhiệm đó thì bên phía Việt Nam nhiều hơn.
Cái nguyên nhân thì giống như là ông hỏi là vì ngay bên trong việc cải tổ có thể đụng chạm đến quyền lợi của nhiều người hoặc có thể vì sự thiếu hiểu biết, sự e sợ như đang từ một cái hồ nhỏ mà đi vào cái đại dương lớn thì nó có nhiều sóng gió hơn, nó có nhiều rủi ro hơn thì một số người thủ cựu vẫn muốn chần chừ, vì vậy kết quả thực tế nó có trở ngại, nó có những chậm trễ, nó không đạt được yêu cầu của các hội viên khác trong WTO vì vậy tôi nghĩ rằng Việt Nam khó gia nhập kịp.
Hỏi: Thưa ông, trong những lần phân tích do chính ông đưa ra trước đây, việc trở thành quốc gia hội viên nó có nhiều cái lợi thế thì trong vấn đề Việt Nam có thái độ chần chừ hoặc chưa sẵn sàng muốn vào trong giai đọan này sẽ mất cái lợi về lâu về dài thì ông thấy thế nào?
Đáp: Tôi nghĩ rằng trong mọi quyết định kinh tế và mọi quyết định về hợp tác người ta đều nhìn thấy cần có những thay đổi cần thiết và cái thay đổi đó có thể đem tới cái lợi cho người này và cái hại cho người khác.
Cái vấn đề chính là từ phía Việt Nam. Cái luật lệ của WTO quy định rằng đấy là một câu lạc bộ của những nước muốn giao dịch theo quy tắc tự do, thành ra nếu muốn là thành viên của câu lạc bộ đó thì phải được các quốc gia khác cùng công nhận, cùng chấp nhận.
Thế cái vấn đề khi mà gia nhập WTO thì cái lợi là cái lợi chung cho toàn thể người Việt Nam, trong khi cái hại, cái rủi ro đó là cho một thiểu số đang có đặc quyền, đặc lợi do chế độ chính trị và kinh tế hiện nay, thành ra họ cản trở việc đó là tại vì có thể nó va chạm đến quyền lợi của họ.
Tôi muốn nói ra vài ba trường hợp cụ thể thí dụ Việt Nam vẫn phân biệt đối xử về đầu tư. Đó là phàn nàn của WTO là Việt Nam vẫn có chế độ kỳ thị đầu tư nước ngoài vì hạn chế ngạch số hay tỉ lệ hùn hạp và cấm đầu tư ngọai quốc trong một số lãnh vực.
Thì cái điều đó mà sở dĩ Việt Nam chủ trương như vậy, chính quyền hiện nay của Việt Nam muốn chủ trương như vậy muốn bảo vệ một số lãnh vực mà họ cho là chủ yếu, chủ yếu về mặt kinh tế hoặc về mặt quyền lợi cho những cái người ở trong đảng hay là chủ yếu theo chủ trương của đảng muốn đi theo định hướng xã hội chủ nghĩa; kinh tế thị trường nhưng vẫn theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thành ra vì vậy cái hệ thống quốc doanh, cần được cái sự bảo vệ của chế độ. Mà muốn bảo vệ được như vậy thì cần ngăn chặn sự cạnh tranh của thế giới bên ngoài. Đó mới có chuyện kỳ thị đầu tư chẳng hạn. Hoặc là tôi lấy thí dụ vừa rồi đó, tập đoàn bảo hiểm New York Life họ đã vào Việt Nam nhiều năm trời, đầu tư khá nhiều công sức.
Nó là tập đoàn bảo hiểm nhưng chủ yếu ra mọi tập đoàn bảo hiểm khác là tiền bảo phí là tập đoàn đầu tư rất lớn nhưng cuối cùng họ phải rút lui sau hơn 3 năm chầu chực giấy phép mà không nên cơm cháo gì cả. Thế thì Hà Nội có thể biện bạch như đưa ra lý do về an ninh.
Bảo vệ trật tự và môi sinh để nêu lên lý do, hay dùng lý cớ đó để có thể hạn chế cái sự làm ăn thông thóang ở trong nước, thực chất ra là để bảo vệ những đặc quyền đặc lợi của thiểu số thôi.
Hỏi: Thưa ông, từ những nhận định đó, ông rút ra một kết luận như thế nào về việc Việt Nam lấn cấn trong việc xin vào WTO.
Đáp: Đầu tiên hết là cho đến giờ này về phía Hoa Kỳ họ vẫn nhận định rằng Việt Nam chưa có một nền kinh tế thị trường đích thực, tức chưa có tự do đích thực, đấy cũng là một lỳ do mà họ có nêu lên nhiều lần đối với Việt Nam.
...Việt Nam chưa có một nền kinh tế thị trường đích thực, tức chưa có tự do đích thực, đấy cũng là một lý do mà họ có nêu lên nhiều lần đối với Việt Nam
Thực tế ra thì cái kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa không có thị trường đích thực vì vậy Việt Nam bị cản trở trong việc cạnh tranh, trong việc mở ra để buôn bán với bên ngoài.
Căn cứ trên những thực tế sau các đợt khủng hỏang 86,87 thì hiện giờ tình hình có khả quan hơn, tình hình đả tốt hơn nhưng đó là cái ly nước chỉ có đầy một nửa, tức là còn vơi một nửa, thành ra vấn đề chính trong tương lai Việt Nam sẽ là tự do.
Bây giờ nếu Việt Nam biết và chủ động chuẩn bị để có thể hội nhập với thế giới bên ngoài trong thế mạnh đó thì nó khác, nếu không thì Việt Nam vẫn sẽ bị hội nhập trong thế yếu.
Và trong trường hợp vẫn phải tiếp tục buôn bán với các nước khác, nhưng đại đa số các nước trong vùng của Việt Nam đó họ đều là hội viên của WTO và họ đều có những lợi thế vì là hội viên với nhau họ có lợi thế cạnh tranh rất cao và Việt Nam sẽ bị thua thiệt thành ra nếu mà kết luận có thể nói rằng là những người lãnh đạo đừng e sợ sự hội nhập, đừng re sơ chuyện cạnh tranh và phải tin vào người dân.
Muốn như vậy phải giải phóng để cho người dân được tự do quyết định về những chuyện sinh họat, những chuyện kinh tế của họ thay vì lấy lý cớ để bảo vệ thì thực sự không phải bảo vệ quyền lợi người dân mà bảo vệ một thiểu số không thôi thì nó cản trở chuyện hội nhập và Việt Nam sẽ bị thua thiệt.
Phạm Điền: Xin cảm ơn kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa.
Những bài liên quan
- Việt Nam có thể sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi gia nhập WTO
- Kinh tế Á Châu năm Dậu
- Trung Quốc hạ cánh
- Trận đói năm Ất Dậu
- Triệu Tử Dương, một thất bại đáng kính
- Gian nan Hội nhập 2005
- Viễn ảnh chính trị tại Việt Nam trong giai đoạn 2005-2006
- Hậu quả Kinh tế của Sóng thần
- Tản mạn cuối năm về kinh tế học
- Việt Nam có thể gia nhập WTO vào cuối năm 2005 ? (phần 1)
- Khủng hoảng Việt Nam 2005
- Cái giá Việt Nam phải trả cho việc xin gia nhập WTO
- Chân trời Kinh tế 2005
- Tranh chấp vì năng lượng
- Việt Nam sẽ gia nhập WTO vào đầu năm 2005?