Điểm báo trong nước trên mạng Internet (Ngày 11-12-2004)


2004.12.12
Share on WhatsApp
Share on WhatsApp

Nam Nguyên, phóng viên đài RFA

Mặc dù thông tin về giải Tiger Cup choáng nhiều chỗ trên các báo mạng Việt Nam, nhưng tuần qua các bài viết về thực tế phòng chống dịch cúm gia cầm gây được nhiều sự chú ý của công luận. Chúng tôi dành trọn thời gian mục điểm báo trong nước hôm nay cho đề tài này.

Giữa khi Tổ Chức Y tế Thế Giới cảnh báo các chính phủ tòan thế giới là cần cảnh giác một đại dịch cúm, xuất phát từ cúm gà á châu, thì tại Việt Nam chính quyền vẫn tỏ ra lúng túng đối với vấn đề phòng chống dịch cúm gia cầm. Đó là tựa bài của Tuổi trẻ Online tường thuật về hội nghị ngày 7/12 tại thành phố Mỹ Tho Tiền Giang, hội nghị do Bộ NNPTNT chủ trì với tên gọi tăng cường phòng chống dịch cúm gia cầm các tỉnh miền đông và miền tây nam bộ. Khác với Tuổi trẻ tờ Kinh Tế Thời Báo Việt Nam lại đặt tựa bài là dịch cúm gia cầm đã cơ bản được khống chế.

Đã cơ bản được khống chế

Theo Tuổi trẻ Online, báo cáo của Bộ Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn cho thấy tình hình ổn định, không có thêm địa phương nào phát hiện bệnh. Tuy nhiên Bộ nhấn mạnh rằng, nguy cơ xảy ra dịch bệnh vẫn còn đó, virus gây bệnh vẫn tồn tại trong môi trường, đặc biệt mầm bệnh có thể khu trú trên các lòai vật trung gian như, chim hoang dã thủy cầm. Đặc biệt đàn vịt thả đồng ở Đồng Bằng Sông Củu Long, khi xét nghiệm nhiều mẫu có kết quả dương tính với vi rút H5 và vẫn sống khỏe mạnh, không có biểu hiện triệu chứng bệnh.

Tờ báo viết là, việc ứng xử đối với đàn vịt có huyết thanh dương tính vi rút cúm H5 như thế nào, luôn là nỗi băn khoăn của địa phương. Bởi vì cho tới nay Cục Thú Y chưa có hướng dẫn cụ thể về vấn đề vừa nói. Giới chức nông nghiệp Đồng Tháp ông Dương Nghĩa Quốc cho biết tỉnh ông có hai triệu con vịt chạy đồng. Đây là sinh kế của rất nhiều hộ gia đình ở nông thôn. Ông Nghĩa nhấn mạnh là không thể yêu cầu người dân giữ vịt thêm sáu tháng để theo dõi.

Vịt chạy đồng là cách nuôi không tốn kém, đàn vịt hàng ngàn con tự tìm thức ăn trên đồng ruộng, mò tìm tôm tép và các hạt lúa vương vãi sau mùa gặt. Một hộ nuôi vịt ở miền tây nam bộ xác nhận điều này: “ Nuôi chạy đồng chăn thả thì mới có lãi, chứ nuôi chuồng thì chưa chắc có đồng lãi nào..”

Bây giờ cái nan giải và khó khăn nhất là vịt chạy đồng của các tỉnh giáp kế Bạc Liêu như An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng. Nam giải là vì bản chất là vịt đồng, những đàn vịt được đưa vô tỉnh là phải báo cáo trạm kiểm dịch ở Bạc Liêu, đăng ký số lượng, vịt các tỉnh đến phải lấy mẫu để xét nghiệm…

Thông thường vịt chạy đồng có thể di chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác, có khi được chăn dắt cả bày hàng ngàn con, nguy cơ lây nhiễm vi rút H5 cho các nơi vịt đi qua là rất cao. Như lời ông Đàm Duy Thứ, viên chức thú y tỉnh Bạc Liêu nói với đài ACTD: “Bây giờ cái nan giải và khó khăn nhất là vịt chạy đồng của các tỉnh giáp kế Bạc Liêu như An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng. Nam giải là vì bản chất là vịt đồng, những đàn vịt được đưa vô tỉnh là phải báo cáo trạm kiểm dịch ở Bạc Liêu, đăng ký số lượng, vịt các tỉnh đến phải lấy mẫu để xét nghiệm…”

Vẫn theo báo Tuổi trẻ, ý kiến phát biểu trong hội nghị ở Mỹ Tho cho thấy các ngành chức năng ở nhiều địa phương, không chỉ bó tay với tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ từng hộ gia đình, mà cũng không quản lý nổi các chợ gia cầm sống đang họat động, không kiểm sóat được việc sản xuất và phân phối gia cầm giống, không quản lý được vịt đàn tại địa phương, không kiểm sóat được việc vận chuyển gia cầm liên tỉnh.

Cuối cùng tờ Tuổi Trẻ kết luận rằng, giữa khi các địa phương bày tỏ mối lo về đàn vịt như thế, nhưng trong kết luận chỉ đạo hội nghị, cục trưởng Cục Thú Y Bùi Quang Anh vẫn chưa nói rõ hứơng xử lý chung đối với lòai thủy cầm này.

Virut cúm trên vịt không đáng sợ

Cũng tường thuật hội nghị Mỹ Tho, nhưng Vietnam net khai thác thông tin độc quyền mà không thấy báo khác đề cập tới. Đó là tuyên bố của bác sĩ Đồng Mạnh Hòa, giám đốc trung tâm thú y vùng TP.HCM với lập luận rằng vi rút cúm trên vịt không đáng sợ.

Theo bài báo, ông Hòa đã làm thí nghiệm kéo dài 3 tháng ở sáu điểm khác nhau tại hai tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, mỗi điểm lấy thí nghiệm trên 100 con gà, 100 con vịt và 100 con heo cho chung sống trong cùng một môi trường, vật nuôi được đeo số ở chân để theo dõi.

Mỗi tuần một lần ông Hòa cho lấy mẫu huyết thanh xét nghiệm, kết quả được ông Hòa loan báo là vi rút khu trú trên vịt không phải là H5N1 và không có sự lây lan vi rút từ vịt sang gà và từ vịt sang heo. Thậm chí lấy mẫu vi rút từ vịt tiêm vào phôi gà nhưng khi xét nghiệm vẫn cho kết quả âm tính.

Theo Vietnam Net, ở vịt thí nghiệm ban đầu lấy mẫu huyết thanh trên một điểm xét nghiệm cho kết quả dương tính 70 con, 30 con âm tính, nhưng sau đó làm xét nghiệm lần thứ hai thứ ba thì cả 100 con vịt đều cho kết quả dương tính.

Ông Đồng Mạnh Hòa lập luận rằng, giả thuyết vi rút cúm gia cầm là do lây lan từ đàn thủy cầm là chưa chính xác. Và ông cho rằng, sự kiện vừa nói đánh tan mối lo ngại về nguy cơ cúm gia cầm sẽ bùng phát từ vịt. Tưởng cũng nên nhắc lại rằng mẫu xét nghiệm huyết thanh của đàn vịt trên cả nước, nhất là khu vực đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ dương tính rất cao.

Cuối cùng ông Đồng Mạnh Hòa khuyến cáo rằng, chỉ nên kiểm tra giám sát đàn vịt giống thường xuyên để theo dõi dịch bệnh phát triển từ đó có hướng xử lý. Chứ ngay trong lúc này, không nên vội vã hủy diệt đàn vịt có huyết thanh dương tính, vì chúng vẫn sinh sống và đẻ bình thường.

Sự lúng túng

Với các thông tin tương phản như thế, sự lúng túng của các cơ quan chức năng về phòng chống dịch cúm gia cầm là điều hiển nhiên. Trước đây TP.HCM thường được đề cao vì có biện pháp phòng chống dịch tốt nhất cả nước, sớm đưa ra qui họach về vấn đề giết mổ công nghiệp hợp vệ sinh an tòan thực phẩm.

Tuy vậy Báo mạng Người Lao Động ngày 9/12 loan một tin, khiến người đọc không khỏi hoang mang về mối nguy tiềm ẩn dịch cúm gia cầm tái phát. Tờ báo cho biết hôm 8/12 đòan kiểm tra liên ngành đột kích một địa điểm ở ấp Tiền Lân, xã Bà Điểm Hốc Môn, ở đây phát hiện hơn 2 ngàn con vịt được chuyển về từ Long An, không có giấy chứng nhận kiểm dịch. Nơi này cũng tổ chức giết mổ trong điều kiện mất vệ sinh, mùi hôi thối nồng nặc vì các chất thải tồn đọng, nhiều con vịt có biểu hiện mắc bệnh cúm theo như nhận xét của bác sĩ thú y.

Qui họach giết mổ mà Sở Thương Mại kết hợp với Chi Cục Thú Y đưa ra qui định là đến cuối năm 2004 là phải dẹp hết các điểm giết mổ thủ công, để tập trung vào những nơi có công suất lớn và có thể kiểm sóat chặt chẽ. Điều này tôi nghĩ rằng, chưa thể thực hiện được ít nhất là một hai năm nữa. Tại vì nếu mà anh không có được cơ sở giết mổ công nghiệp ổn định thì anh chưa thể nào dẹp hết được những cơ sở giết mổ nhỏ lẻ.

Như vậy qui họach giết mổ công nghiệp của TP.HCM có thể còn mất nhiều thời gian mới hòan tất, như lời ông Phạm Văn Sinh phó giám đốc công ty Phú An Sinh nhận xét: “Qui họach giết mổ mà Sở Thương Mại kết hợp với Chi Cục Thú Y đưa ra qui định là đến cuối năm 2004 là phải dẹp hết các điểm giết mổ thủ công, để tập trung vào những nơi có công suất lớn và có thể kiểm sóat chặt chẽ. Điều này tôi nghĩ rằng, chưa thể thực hiện được ít nhất là một hai năm nữa. Tại vì nếu mà anh không có được cơ sở giết mổ công nghiệp ổn định thì anh chưa thể nào dẹp hết được những cơ sở giết mổ nhỏ lẻ.”

Báo Tuổi trẻ ngày 8/12 loan tin tỉnh Đồng Nai có 31 ngàn con vịt mang virút cúm, nhưng do vịt không phát bệnh và do chưa có hướng xử lý thế nào nên người dân cứ tiêu thụ bình thường. Quả là mối nguy tiềm ẩn khôn lường, khi mà các địa phương tỏ ra bất lực không thể quản lý các chợ gia cầm sống đang họat động, không kiểm sóat việc sản xuất và phân phối gia cầm giống, không kiểm sóat được việc vận chuyển gia cầm liên tỉnh.

Nhiều cái không như thế quả là làm giảm trọng lượng công bố của Bộ NNPTNT tại cuộc hội thảo Mỹ Tho ngày 7/12, rằng đến thời điểm hiện nay chính quyền đã khống chế được dịch cúm gia cầm ở cả hai vùng Đông và Tây Nam Bộ. Tưởng cũng nên nhắc lại là dịch cúm gia cầm trong năm nay ở Việt Nam khiến 20 người thiệt mạng vì vi rút H5N1, hơn 40 triệu gia cầm bị tiêu hủy thiệt hại kinh tế hơn 3 ngàn tỷ đồng.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.