"Phương pháp luận sáng tạo"


2004.11.02

Sáng tạo luôn được xem là một trong những đặc tính chính của con người. Chính tư duy sáng tạo giúp nhân loại phát triển qua nhiều giai đoạn lịch sử để đến nay tất cả chúng ta được thừa hưởng một nền khoa học tiên tiến với bao phát minh vượt sức tưởng tượng của nhiều người. Tuy vậy, tính sáng tạo không phải là thuộc tính mà ai ai cũng có thể sử dụng ngay được; khả năng đó như một viên ngọc thô ẩn trong đất đá; nếu muốn nó tỏa sáng thì cần phải cất công phát hiện, mài giũa, gia chế.

By line: Gia Minh

Gần đây, tại Việt Nam xuất hiện lớp giảng dạy ‘phương pháp luận sáng tạo’. Như tên gọi thì đây là nơi giúp học viên rèn luyện khả năng tư duy sáng tạo của họ nhằm phục vụ cho việc học tập và công tác. Khắp cả nuớc chỉ có hai nơi có lớp học này mà thôi: một tại Hà Nội và một tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong Mục Nhịp Sống Trẻ kỳ này Gia Minh hỏi chuyện thầy Dương Xuân Bảo, người đang phụ trách giảng dạy lớp phương pháp luận sáng tạo tại Trung tâm Hỗ trợ Sáng tạo Khoa học- Công nghệ thụộc Hội Sở Hữu Công Nghệ Việt Nam, và được thầy cho biết về hoạt động, hiệu quả cũng như kế hoạch phát triển môn học này. "Từ học sinh lớp bảy cho đến giáo sư già 80 tuổi đến tham dự lớp."

"...Từ học sinh lớp bảy cho đến giáo sư già 80 tuổi đến tham dự lớp..."

Gia Minh: (tóm lược) Khi đến với trung tâm sẽ cung cấp cho họ gì?

Dương Xuân Bảo: (tóm lược) Công cụ sáng tạo như khi làm một pho tượng thì phải có dụng cụ. Có nhiều phương pháp nhưng ở Việt Nam chưa quan tâm. Trên thế giới có 30 phương pháp nhưng ở Việt Nam chỉ dạy 6 phương pháp thôi.

Hỏi: (tóm lược) Chương trình dạy ở Việt Nam ra sao?

Đáp: (tóm lược) Sơ cấp 60 tiết, trung cấp 60 tiết; cao cấp thì chưa có. Trong đó có những thuật riêng…

Hỏi: (tóm lược) Giáo trình được soạn thảo thế nào?

Đáp: (tóm lược) Do ông Phan Dũng soạn và đưa đi trình bày với thế giới.

Hỏi: (tóm lược) Số lượng đào tạo thế nào?

Đáp: (tóm lược) Sơ cấp khỏang 250 khóa, trung cấp là hơn 10 khóa.

Hỏi: (tóm lược) Phản hồi từ những người học thế nào?

Đáp: (tóm lược) Có thay đổi, cuộc sống tốt hơn, có thay đổi và làm ra tiền.

Hỏi: (tóm lược) Vì sao môn học này chưa trở thành môn học chính ở trường học?

Đáp: (tóm lược) Điều này do Bộ Giáo Dục- Đào tạo. Muốn hay không là do Bộ. Chúng tôi có gửi đơn nhưng Bộ chưa quyết định, đơn đưa lâu từ ba đời bộ trưởng giáo dục rồi. Vừa rồi Bộ có mời ông Dũng ra thuyết trình nhưng chưa có gì. Chúng tôi vẫn dạy.

Hỏi: (tóm lược) Còn trở ngại nào khó có thể vượt qua?

"..Điều này do Bộ Giáo Dục- Đào tạo. Muốn hay không là do Bộ. Chúng tôi có gửi đơn nhưng Bộ chưa quyết định, đơn đưa lâu từ ba đời bộ trưởng giáo dục rồi. Vừa rồi Bộ có mời ông Dũng ra thuyết trình nhưng chưa có gì. Chúng tôi vẫn dạy..."

Đáp: (tóm lược) Do sức ỳ tâm lý của mọi người. Tuy vậy gần đây một số giám đốc có đi học.

Hỏi: (tóm lược) Riêng giới trẻ thì có kế hoạch gì để giúp khơi dậy lòng đam mê sáng tạo nơi họ?

Đáp: (tóm lược) Nên giới thiệu để họ biết họ thích. Nay thì chủ yếu là sinh viên sắp ra trường và các cháu luyện thi đại học.

Hỏi: (tóm lược) Nên đưa môn học này vào lớp nào là thích hợp nhất?

Đáp: (tóm lược) Khỏang độ tuổi từ 10 đến 12 là phù hợp nhất.

Hỏi: (tóm lược) Công tác đào tạo đội ngũ giáo viên kế thừa thế nào?

Đáp: (tóm lược) Hiện nay mới có trợ giảng thôi, vì chỉ mới ở cấp độ trung tâm.

Gia Minh: (tóm lược) Khả năng mở rộng các lớp thế nào?

Dương Xuân Bảo: (tóm lược) Vừa rồi có một số nơi như Đà Nẵng, Dak Lak và Kontum có mời để chúng tôi đến giảng.

Vừa rồi là cuộc trao đổi giữa Gia Minh với thầy Dương Xuân Bảo về lớp Phương pháp Luận Sáng tạo đang được tiến hành tại Hà Nội.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.