Nội bộ Việt Nam, dưới mắt hai ông Lê Khả Phiêu và Phạm Văn Đồng


1999.05.20

Thứ Tư vừa qua, 19 tháng 5, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã tổ chức một buổi lễ trọng thể để kỷ niệm ngày sinh của ông Hồ Chí Minh. Nhân dịp này, tướng Lê Khả Phiêu, Tổng Bí Thư, đã đọc một bài phát biểu ý kiến về tình hình nội bộ của đảng Cộng Sản Việt Nam. Ông lên tiếng kêu gọi thực hiện cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng bằng cách bắt đầu những sinh hoạt phê bình, tự phê bình trong toàn Đảng và trong hai năm liền để củng cố lại cơ sở Đảng. Theo ông thì đây là một nhiệm vụ cấp bách vì tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một số cán bộ đảng viên cao cấp. Thực là lời kêu gọi này đã được đưa ra nhiều lần, trước nhất là qua Nghị Quyết Trung Ương 6 (lần 2) hồi năm ngoái. Nhưng năm nay, vài ngày trước ông Lê Khả Phiêu, người ta lại thấy cựu Thủ tướng và Cố vấn Phạm Văn Đồng cũng lên tiếng trên tờ Nhân Dân về vấn đề này. Tuy cùng nhắm vào một mục đích là củng cố lại Đảng, hai lời phát biểu lại có những nhận định nặng nhẹ khác nhau, nên giúp cho mọi người thấy rõ hơn tình trạng nội bộ của đảng Cộng Sản Việt Nam lúc này. Hôm nay, mục ỘViệt Nam Nhìn Từ Bên NgoàiỢ sẽ nói về tình trạng đó qua, bài nhận định của Trần Sơn Nam. Trước hết, về lời phát biểu của ông Lê Khả Phiêu, các quan sát viên quốc tế có nhận xét là ngoài lời ca tụng tất nhiên phải có của một Tổng Bí Thư đối với lãnh tụ cộng sản Hồ Chí Minh nhân dịp kỷ niệm ngày sinh của ông này, cũng như ngoài những lời kể lại thành tích của Đảng, ông Lê Khả Phiêu đã nhấn mạnh đến tình trạng nội bộ của Đảng. Ông nói đến trường hợp những cán bộ, đảng viên cao cấp Ộlàm việc cầm chừng, tham nhũng, hối lộỢ hay Ộchỉ lo vun vén cá nhân, đặc quyền đặc lợi, cục bộ địa phương, cơ hội, luồn lách, coi trọng vật chất mà xem nhẹ giá trị tinh thầnỢ. Ông cũng lên tiếng cảnh cáo về cái ông gọi là Ộtình trạng mất đoàn kết nghiêm trọng kéo dài ở một số cấp ủy và địa phươngỢ, trong khi đó thì Ộmột số cán bộ Đảng và Nhà Nước lại mơ hồ, mất cảnh giác, phung phí tiền của, bỏ mặc tài sản của dânỢ. Nhưng bức tranh của ông về nội bộ Đảng dầu sao cũng chỉ như để mô tả một ly nước nửa đầy, nửa vơi. Nửa đầy là về thành tích trong quá khứ, nửa vơi là những tệ nạn tham nhũng, hối lộ trong hiện tại và những nguy cơ sụp đổ trong tương lai. Còn về phương pháp phê bình, tự phê bình thì không ai quên được là trong quá khứ biết bao nhiêu lần Đảng đã đưa ra những khẩu hiệu như Ộphê bình, kiểm thảoỢ, để rồi ai cũng nhận thấy là Ộchỉ nói rồi để đấyỢ, hay là câu chuyện ỘMất mùa là tại thiên tai, được mùa là bởi thiên tài Đảng taỢ. Cùng với buổi lễ kỷ niệm như được trình bày trên đây, người ta còn ghi nhận thêm là Bộ Chính Trị cũng đã tổ chức một cuộc Hội Nghị cán bộ toàn quốc trong ba ngày với sự tham gia của gần 600 cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Trung Ương và 61 tỉnh và thành phố trong cả nước và ông Lê Khả Phiêu cũng đến tham dự hội nghị. Tầm quan trọng đặc biệt của cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng như vậy thật là rõ rệt, và vấn đề còn lại đối với dư luận chỉ còn là xác định xây dựng và chỉnh đốn bằng cách nào? Về phương diện này, 4 ngày trước, người ta đượỉc thấy một bài góp ý của cựu Thủ tướng và Cố vấn Phạm Văn Đồng. Ông Phạm Văn Đồng là một công thần của chế độ, đã từng làm Thủ tướng trong 35 năm, năm nay đã 93 tuổi. Mắt và sức khỏe của ông đã suy giảm nhiều, do đó nhiều người cho rằng một khuynh hướng nào trong Đảng đã mượn tên ông để đưa ra một số nhận định về tình hình. Hoặc giả, vì không còn tại chức nữa nay ông mới nhìn ra sự thật; vì qua bài góp ý của ông, người ta thấy ngay là mặc dầu cùng vẽ một bức tranh như ông Lê Khả Phiêu để đề cập tới sự cần thiết phải chỉnh đốn lại Đảng, ly nước của ông nhiều ỘvơiỢ hơn là ỘđầyỢ. Ông Phạm Văn Đồng trong những năm gần đây đã nhiều lần lên tiếng chống tham nhũng, tệ nạn xã hội và yêu cầu mở rộng dân chủ. Nay ông góp ý thêm là Ộcần phải sự thật, nói đúng sự thật, nói hết sự thậtỢ và sự thật trong lúc này là Ộnhiều người có chức, có quyền trong hệ thống Đảng, Nhà Nước, các đoàn thể quần chúng hư hỏng quá, thoái hóa biến chất, chạy theo chức, quyền, tiền và danh lợiỢ. Ông nói: ỘChúng ta thường được báo cáo rằng chất lượng tổ chức Đảng, và đảng viên là trong sạch, chiếm đến 70-80%. Nhưng sự thực đâu có vậyỢ. Nhấn mạnh đến ba đặc điểm mà ông cho là nổi bật hiện nay, ông cho rằng Ộthành phần công nhân trong Đảng không nhiều, lớp trẻ không tha thiết vào Đảng và hiện nay trí thức cũng không quan tâm đến việc gia nhập ĐảngỢ. Như vậy có nghĩa là Ộnếu cứ cái đà này tiếp diễn thì chỉ 5-10 năm nữa đảng Cộng Sản Việt Nam chỉ còn là Đảng của những người đứng tuổi và cao tuổiỢ. Rồi ông Phạm Văn Đồng viết tiếp, cũng như đại đa số các quan sát viên quốc tế đã nói trong những năm gần đây, rằng Ộchúng ta đang đứng ở ngả ba đườngỢ và kết luận bằng một nhận định mà có lẽ nhiều người Cộng Sản nhận là đúng nhưng không dám nói ra: ỘĐiều đáng sợ là diễn biến hòa bình từ nội bộ đảng Cộng Sản Việt NamỢ. Về phương diện này thì ông Phạm Văn Đồng, có lẽ cũng vì nhiều tuổi và không còn tại chức, hay do một khuynh hướng nào đó nấp sau ông thúc đẩy, quả có nhìn thấy sự thật. Từ một vài năm nay, nhiều người trong và ngoài Đảng như các tướng Trần Độ, Phạm Hồng Sơn, Hoàng Minh Chính, Lữ Phương hay các nhà trí thức như Nguyễn Thanh Giang, Hà Sĩ Phu, Tiêu Dao Bảo Cự, v.v... đã lên tiếng yêu cầu cải tổ kinh tế và chính trị. Ngoài ra, những vụ biểu tình chống đối chính phũ như ở Thái Bình hay Xuân Lộc đều do những cựu đảng viên của Đảng công khai hay ngấm ngầm tổ chức. Diễn biến hòa bình, nếu có, thực sự là từ trong ra chứ không phải là do những Ộlực lượng thù nghịchỢ nào ở bên ngoài đưa vào. Chứng cớ cụ thể và hiển nhiên nhất là mới hôm qua đây, hơm một trăm nông dân đã tụ họp trước Quốc Hội để biểu tình. Chưa ai biết là họ biểu tình để yêu sách điều gì, vì họ bị công an bao vây rất chặt, nhưng đây cũng là một triệu chứng đáng lo ngại đối với nhà cầm quyền. Quốc Hội Việt Nam lúc này đang họp để thảo luận về một vài điều khoản khó hiểu của một số dự luật như luật Báo Chí hay Mặt Trận Tổ Quốc. Tự do báo chí mà còn phải đi đúng hướng và phải do Nhà Nước quản lý, hoặc Quốc Hội đã là cơ chế thể hiện ý chí, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân thì tại sao Mặt Trận Tổ Quốc, do Đảng đặt ra, lại cũng có mục đích tương tự, mà lại còn có cả quyền giám sát nữa. Thật là khó hiểu. Phải chăng đây là những lý do đưa đến diễn biến hòa bình như ông Phạm Văn Đồng đang lo ngại ? Trần Sơn Nam

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.