Lời Giới Thiệu: 19 tháng 8 và 2 tháng 9 là hai ngày lễ lớn của chế độ Cộng Sản Việt Nam. Hàng năm, những ngày này thường được tổ chức một cách trọng thể, như để nhắc nhở cho người dân công lao và thành tựu của đảng Cộng Sản trong quá khứ. Năm nay, nhìn qua vào những gì đã được tổ chức tại thủ đô Hà Nội ngân ngày kỷ niệm cách mạng tháng 8, người ta có cảm tưởng là nhà cầm quyền chỉ tổ chức ngày này cho có lệ. Phải chăng là nhà cầm quyền nhìn nhận là thời thế đã bắt đầu thay đổi ? Chính quyền đã vậy, tâm trạng của người dân lúc này ra sao ? Mục ỘViệt Nam, nhìn từ bên ngoàiỢ có bài nhận định sau đây của Trần Sơn Nam:Hoạt động kỷ niệm cách mạng tháng 8 năm nay thật sơ sài. Hội Nghị Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng lần thứ 7 chấm dứt 1 ngày trước ngày kỷ niệm đã không nhắc nhở gì đến sự kiện này và cũng không ai thấy các lãnh tụ cao cấp trong Đảng lên tiếng ca tụng thành tích của Đảng như thường lệ. Ngoài một bài bình luận dài 2 trang đầy sáo ngữ trên tờ Nhân Dân, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng, người ta chỉ thấy có một vài cuộc triển lãm tranh ảnh và trình diễn nghệ thuật tại những nơi đô thị. Phải chăng thực tế khó khăn trước mắt đã làm phai mờ tinh thần cách mạng của thuở ban đầu, cách đây hơn nửa thế kỷ, và ngày nay chỉ còn lại cái vỏ của cách mạng cùng với những tệ nạn mà tình trạng suy thoái về mọi mặt đã mang lại ?Nhìn vào thực trạng của Việt Nam lúc này, các quan sát viên quốc tế có hai nhận xét:Một là, mặc dầu đảng Cộng Sản là đảng nắm giữ độc quyền từ chính trị đến kinh tế, kiểm soát hết mọi ngành hoạt động trong xã hội, song qua ảnh hưởng của thời gian và những chuyển hóa tự nhiên, chính xã hội Việt Nam lúc này, tự bản chất, đã thay đổi nhiều và không còn như trước nữa. Quá nửa dân số ngày nay, nghĩa là trên 40 triệu người, là những người trẻ sinh sau năm 1975. Cách mạng tháng 8, 54 năm trước đây, xa xôi quá, và ngay cả chiến tranh Việt Nam chấm dứt trước ngày họ ra đời, họ cũng không muốn biết đến nữa. Về phương diện xã hội học, đây là một thực tế mà không một chính quyền nào có thể bỏ qua được, nếu muốn tồn tại.Sau nhận xét trên đây là nhận xét về thế giới bên ngoài Việt Nam. Gần 1/4 thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày đảng Cộng Sản Việt Nam nắm được trọn quyền cai trị đất nước. Trong khi đó thì cả khối Cộng Sản Đông Âu do Liên Bang Sô Viết cầm đầu đã tan rã, làm sụp đổ cả một chủ thuyết mà mà ngày nay ai cũng coi là lỗi thời. Chiến tranh lạnh như trong những thập niên từ 50 đến cuối 80 không còn nữa, để nhường chỗ cho những hiện tượng mới. Ngày nay là thời của thông tin nhanh chóng và tin học, của kỹ thuật tân kỳ và kinh tế toàn cầu hóa.Thực ra thì các quan sát viên quốc tế cũng nhìn nhận là do sự thúc đẩy của tình thế trong những năm qua mà nhà cầm quyền Việt Nam cũng đã bắt buộc phải có những cố gắng đổi mới. Nhưng với những đổi thay lớn lao ở trong nước và bên ngoài như được trình bày trên đây, những cố gắng này xem ra còn quá ít ỏi, không đủ theo kịp những chuyển hướng trong xã hội hay những biến chuyển của thế giới bên ngoài. Điển hình hơn cả là một vài hiện tượng mà những du khách qua lại Việt Nam ai cũng nhận thấy: dân chúng Việt Nam say mên những trận đấu bóng tròn, đặc biệt là những trận đấu giữa các nước trong vùng nhân dịp có SEA Games, và giới trẻ tham gia bạt mạng vào những trận đua xe gắn máy. Trong một nước không còn chiến tranh, những hoạt động thể thao dĩ nhiên là những hoạt động cần phải cổ võ. Nhưng trong trường hợp của Việt Nam, tính cách thể thao gần như đã phải nhường chỗ cho một hình thức chống đối hay nổi loạn. Trong một đêm có cuộc đua xe gắn máy đã có đến 9 người thiệt mạng và ngày 3 tháng 8, sau trận đấu bóng tròn Việt Nam thắng Miến Điện (Burma), số người phải được đem đến nhà thương lên tới 150 người. Nhà chức trách can thiệp để giữ trật tự thì bị ném đá, rõ ràng là dân chúng đứng về phía giới trẻ chống lại cảnh sát. Và đến khi bị bắt giam hay tra hỏi thì câu trả lời của những người trẻ: ỘLớn lên ở Việt Nam, chúng tôi không có gương mẫu nào để noi theo cả. Vả lại chúng tôi không có gì làm, kể cả những dịp mua vuiỢ.Cùng với nạn thất nghiệp ngày một gia tăng vì kinh tế trì trệ và vì tệ nạn tham nhũng không ngăn lại được, những hiện tượng chống đối trên đây thể hiện một tình trạng suy thoái chung trong xã hội mà chính báo Nhân Dân cũng phải nhìn nhận, khi viết về các cán bộ trong đảng: ỘĐảng thừa nhận một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sốngỢ và ỘChúng ta không thể xem thường tính cách nghiêm trọng của sự suy thoái đóỢ.Đã suy thoái trên mặt trận tư tưởng và đạo đức, ngoài những lời cảnh cáo của những người trong nước như Trần Độ, Nguyễn Thanh Giang, v.v... lúc này Đảng lại còn phải nghe những lời cải chính ở bên ngoài về lãnh tụ Hồ Chí Minh mà tư tưởng được coi là kim chỉ nam cho cả nước. Tuần vừa qua, tuần báo Time, trong một ấn bản riêng cho Á Châu, có đăng một bài về ông Hồ Chí Minh của cựu Đại tá Bùi Tín trước đây là Phó tổng biên tập của tờ Nhân Dân. Ông Bùi Tín có đưa ra một số sự thật, ngược hẳn lại với những lời tuyên truyền của đảng, về lãnh tụ họ Hồ. Thực ra thì những sự thật này đã được nhiều học giả và nhà khảo cứu đứng đắn và vô tư ở nhiều nước viết rồi, nhưng người Việt Nam có câu: ỘNằm trong chăn mới biết chăn có rậnỢ. Ông Bùi Tín đã nằm trong chăn gần suốt đời, nên có lẽ ông biết nhiều rận hơn ai hết, vì vậy nên bài báo của ông mới được dư luận báo chí bên ngoài chú ý.19 tháng 8 và 2 tháng 9 là những ngày đáng ghi nhớ trong lịch sử của đảng Cộng Sản Việt Nam. Một phần nào những ngày này cũng đánh dấu một gia đoạn trong lịch sử chung của cả nước. Nhưng đối với dư luận của người dân trong nước, và đặc biệt của giới trẻ, thực trạng của đất nước trong lúc này, và tương lai của đất nước khi bước vào thế kỷ 21 mới là điều quan trọng.Trần Sơn Nam.