Bấm vào đây để nghe bản tin này
Rightclick to download this audio
Thanh TrúcNgày 28 tháng 6 được chọn là ngày gia đình ở Việt Nam, để cổ võ việc duy trì hạnh phúc gia đình và giáo dục con cái theo những truyền thống lễ nghĩa của người Việt Nam. Tuy nhiên ở tại nuớc ngòai, trong môi trường xã hội và phong tục khác biệt, nhiểu bậc cha mẹ đã gặp chuyện khổ tâm khi muốn dạy dỗ con cái như ở nước mình.
Những ngày sau tháng tư năm 1975, nhiều cán bộ nhân viên từ miền Bắc vào Nam tiếp thu đã tỏ ra ngạc nhiên truớc những lễ nghĩa còn được duy trì trong xã hội miền Nam, và đặc biệt ngỏ lời khen ngợi, nhìn nhận thiếu nhi miền Nam rất ngoan ngõan và lễ độ. Trẻ em miền Nam không những lễ độ với cha mẹ anh em mà cả với những người lạ mặt nữa, là nhờ truyền thống giáo dục gia đình theo những tiêu chuẩn nhân lễ nghĩa trí tín vẫn còn phổ biến trong Nam cho đến nay. Ngày gia đình 28 tháng sáu là một tập tục mới rất đáng cổ võ, trong chiều hướng duy trì truyền thống đó.
Tuy nhiên những người Việt Nam định cư ở nước ngòai đã gặp phải một môi trường xã hội khác biệt rất nhiều về phong tục tập quán.
Người Việt Nam ở Mỹ khi nói đến chuyện dạy dỗ con cái là nói đến khuôn khổ giáo dục trong gia đình riêng của mình, nơi mà phụ huynh cố duy trì một nếp sống và tập tục Á Đông như đi thưa về trình, gọi dạ bảo vâng chẳng hạn. Trong khi đó thì con trẻ ở Tây ở Mỹ hấp thụ lối giáo dục cởi mở, cổ vũ tinh thần tự lập và khuyến khích sự đối thọai bàn cãi với bố mẹ để bảo vệ hay thuyết phục người lớn chấp nhận quan điểm của mình.
Chẳng nói thì ai cũng nhận thấy phương cách dạy con trong xã hội Âu Mỹ khác nhiều so với cách uốn nắn con cái bên Việt Nam. Từ đó người ta thấy nẩy sinh tình trạng xung đột thường xuyên giữa cha mẹ con cái, cũng là những khó khăn phải đương đầu khi trẻ bứơc vào tuổi vị thành niên.
Không phải ai cũng may mắn có con biết vâng lời như trường hợp một bà mẹ ở Virginia nói về những đứa con ngoan của mình: (audio clip)
Và cũng không phải cha mẹ nào cũng quá khắt khe như bà Mỹ, ở Maryland, không bao giờ muốn con đi chơi tối hay đến nhà bạn cùng trang lứa để ở lại, tuy đó là điều rất thường trong xã hội Mỹ: (audio clip)
Trường học nào ở Hoa Kỳ từ cấp một đến cấp ba đều có những giáo viên phụ phụ đạo, đúng hơn là những chuyên viên cố vấn về giáo dục, luôn sản sàng tư vấn và giúp đỡ ý kiến cho học sinh hay phụ huynh đang gặp vấn đề.
Bà Trần Bạch Tuyết, giáo viên phụ đạo tại hệ thống trường công lập quận Montgomery ở tiểu bang Maryland mười mấy năm nay, cho biết lứa tuổi khó bảo nhất là khi trẻ bứơc vào trung học cấp hai. Theo bà, điều quan trọng nhất là sự thông cảm gần gũi giữa cha mẹ và con cái: (audio clip)
Trong quá trình làm việc tại các trường trung học cấp một , cấp hai và cấp ba, bà Trần Bạch Tuyết thường phải đối diện và giúp giải quyết những vấn đề như: (audio clip)
Đó là chưa kể đến quan niệm của nhiều bậc cha mẹ người Việt mình, dù như con cái đã trưởng thành, đã vào đại học mà vẫn tiếp tục kiểm sóat giờ đi giờ về, hạn chế chuyện giao tiếp của con, thậm chí muốn chọn luôn người bạn đời cho con. Những vị này thường nhắc đi nhắc lại với con là dù con đã khôn lớn thì cha mẹ vẫn chưa hết bổn phận và trách nhiệm: (audio clip)
Thực tế cho thấy 29 năm qua , nhiều bậc cha mẹ Việt Nam ở nứơc ngòai , nếu không muốn nói là hầu hết, đã học được bài học cụ thể và đáng giá là là giáo dục phải đi kèm với sự tôn trọng, tin tưởng nơi con và làm con cái đặt niềm tin nơi bố mẹ. Tiến sĩ Vương Ý Như, giảng viên tâm lý tại đại học Philadelphia, góp ý: (audio clip)
Tại Việt Nam, ngày Gia Đình 28 tây vừa qua, mãng giáo dục trên báo điện tử Tin Tức Việt Nam phóng lên mạng hai bài viết đặc s8ác. Bài thứ nhất, tựa đề Gia Đình, Nơi Những Đôi Cánh Bay Lên, kể về những ứơc vọng và hy sinh của mọi người trong nhà để con trẻ có cơ hội học hành đến nơi đến chốn. Bài thứ hai, tựa đề Những Phút Lặng Bên Gia Đình, nói về những bậc làm cha làm mẹ biết trân quí và tạo ra những giây phút cần thiết riêng tư với con cái.
Trong lễ nghĩa của người Việt thời nào cũng vậy, gia đình là nền tảng của xã hội, vì thế nếu có xung đột trong cách dạy con cái nơi xứ người chẳng qua là vì người Việt xa xứ rất sợ mất đi cái truyền thống tốt đẹp trong văn hóa Việt Nam, luôn lấy việc nuôi dạy con cái làm trọng, lấy kết quả thành đạt của con để đo lường mức độ thành công của cha mẹ.