Di sản quá khứ vẫn còn đó

Lời giới thiệu: Trong chuyến thăm viếng Việt Nam với tư cách là Tổng trường quốc phòng Hoa Kỳ kể từ khi cuộc chiến chấm dứt vào năm 1975, ông William Cohen đã tuyên bố tại Hà Nội và Sài Gòn rằng, mọi người hãy bỏ qua chuyện của quá khứ. Vẫn theo ông Cohen thì, chuyến công du của ông tới thăm nước cựu thù này mang nhiều nét tượng trưng, nhưng những điều đó thật sự cần thiết và có tác dụng quan trọng của nó. Ký giả Thomas Ricks thuộc ban biên tập nhật báo Washington Post có bài tường thuật về những sinh hoạt của ông Cohen từ Nam chí Bắc, Đỗ Hiếu tóm lược các chi tiết...Sự có mặt của ông William Cohen, Tổng trưởng quốc phòng Hoa Kỳ, tại Việt Nam sẽ không xóa nhòa được những kỷ niệm của cuộc chiến tàn khốc và tiêu hao mà cả phía Mỹ lẫn Việt đều khắc ghi trong tâm khảm. Trong khi đó thì, Hà Nội một mặt lo tiếp đón trọng thể người cầm đầu ngành quốc phòng Mỹ, mặt khác lại chuẩn bị ăn mừng chiến thắng 25 năm giải phóng Miền Nam, một thành tích lịch sự vĩ đại đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội gọi là ưu việt của họ.Chuyến đi của ông Cohen đến căn cứ không quân Tân Sơn Nhất lần này, khác với cuộc thăm viếng của ông Melvin Laird, Tổng trưởng quốc phòng Hoa Kỳ cũng đến đây vào năm 1971. Vì người tiền nhiệm của ông đã không nhìn thấy xác của các trực thăng Mỹ nằm ngổn ngang và rỉ sét ở cuối phi đạo, nhắc nhớ quang cảnh những ngày kết thúc chiến tranh Việt Nam vào tháng Tư 1975, với sự bỏ chạy của quân lực Mỹ và sự tan rả của quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Tuy nhiên, nhân vật thay thế ông Cohen làm Tổng trưởng quốc phòng Mỹ sau này, nếu có đến thăm Việt Nam trong tương lai thì chắc hai bên sẽ bàn những chuyện thiết thực và hữu ích khác, như kế hoạch hợp tác tháo gỡ mìn bẫy hay đón tiếp một chiến hạm Mỹ cặp bến Cam Ranh chẳng hạn.Trong chuyến công du chính thức của ông Willaim Cohen đến Hà Nội hôm 13-3 và kéo dài hai ngày, ông Cohen đã được đại nhạc đoàn tập họp dưới rặng dừa, chào kính ngay trước dinh giành cho thượng khách, với quốc thiều Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ trỗi lên vang rền.Chính ông Pete Peterson, đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội cũng bày tỏ nỗi cảm xúc khó tả khi chứng kiến nghi lễ trang trọng đó.Sở dĩ ông Peterson cảm thấy nghẹn ngào vì ông hồi tưởng lại lúc còn là phi công phản lực F4-Phantom, trong một phi vụ oanh tạc đã bị súng phòng không Bắc Việt bắn rớt gần Hà Nội. Ông không bao giờ dám nghĩ đến chuyện sẽ được nghe quốc thiều Hoa Kỳ được trổi lên ngay giữa lòng thủ đô của quốc gia thù nghịch này. Ông Peterson bị giam hơn 6 năm tại nhà tù Hỏa Lò, nơi mà các phi công Mỹ đặt tên là khách sạn Hà Nội Hilton. Không ai ngờ rằng, hôm nay ông trở thành Đại sứ Mỹ đầu tiên tại Việt Nam sau khi hai nước tái lập bang giao hồi tháng bảy năm 1995. Trở lại với sinh hoạt bận rộn của ông William Cohen, trong suốt hai ngày làm việc với các viên chức chánh phủ Hà Nội, nơi nào ông đến hội họp đều có hình tượng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông cũng nhận thấy những chiến tích, xác các loại phản lực cơ Mỹ còn dựng khắp các ngả đường như để nhắc nhớ tới chiến thắng vĩ đại, nói theo kiểu tuyên truyền của Hà Nội là "đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào". Theo ông thì người Cộng sản Việt Nam không trang bị cho mình một di sản tinh thần nào khác hơn là tượng Hồ Chí Minh hay các chiến lợi phẩm tịch thu được của đối phương.Vạy mà khi đến thăm Sài Gòn, ông Cohen được trung tướng Phan Trung Kiên, tư lệnh quân khu tiếp đón tại thành phố Hồ Chí Minh và nói rằng, những chiến sĩ cựu trào như ông ta hay đại sứ Peterson, và thượng nghị sĩ John McCain đều muốn gác qua chuyện quá khứ và hướng về tương lai.