Lời giới thiệu: Đức Đạt Lai Lạt Ma, vị lãnh đạo tinh thần của xứ Tây Tạng, đến Hoa Kỳ hồi tuần qua, vừa mở ba ngày thuyết pháp tại San Jose, ở bắc California. Tổng hợp tin tức, Việt Long thuật lại một số sự kiện của viẹc thuyết pháp, và một vài chi tiết trong cuộc phỏng vấn của báo Mercury News với Đức Đạt Lai Lạt Ma... Gọi là đi thuyết pháp khắp thế-giới, nhưng chính Đức Đạt Lai Lạt Ma lại không muốn việc rao giảng Phật pháp của Ngài là để những tín đồ Thiên chúa giáo hay các đạo khác ở Hoa Kỳ hay các nơi khác trên thế giới bỏ đạo Chúa hay đạo Hồi mà theo đạo Phật. Tại San Jose, California, ngài nói rằng thật ra có khi ngài hơi do dự trong việc giảng pháp ở Âu, Mỹ. Đức Đạt Lai Lạt Ma cho biết, ngài tin rằng những nghi thức hay truyền thống tôn giáo thường là phát sinh từ những khung cảnh lịch sử và văn-hoá riêng biệt, nên tuy rằng người ta có thể thay đổi tôn giáo, nhưng đổi đạo như vậy không phải là điều đáng khuyến khích. Ngài nói rằng một nghi thức tôn giáo mới lạ có thể không thích hợp cho sự chuyển đổi đức tin và có thể gây rắc rối, khó khăn; vì vậy nên giữ nguyên tôn giáo của mình thì tốt hơn. Tại San Jose hôm thứ tư, Đức Đạt Lai Lạt Ma mở cuộc thuyết giảng ba ngày về tâm kinh Bát Nhã, một bộ kinh khó nhất và căn bản nhất của giáo lý nhà Phật. Ngồi trong tư thế thiền định trên một bệ cao hơn bình thường, trong bộ áo cà sa đơn giản, vây quanh là 200 vị lạt ma Tây tạng, vị Phật sống giảng pháp trong sự im lắng say sưa theo dõi của cả đại giảng đường hơn 19 ngàn người. Nhiều người trong số cử toạ là thị giả đang nghiên cứu Phật giáo, và những người mới theo đạo Phật. Trong buổi thuyết giảng 90 phút về đề tài ỘTâm bình thế-giới bình, tâm tịnh thế-giới tịnhỢ, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng đường lối tìm đến hoà bình thế giới là con người phải giải thoát nội tâm trước đã. Đó là bước đầu mọi người cần đạt đến, trong khi sự giải giới của hoàn cầu cũng quan trọng không kém. Ngài vui vẻ tiết lộ rằng điều thích thú nhất của Ngài vào giờ rảnh là GIẤC NGỦ, bảy tiếng mỗi ngày. Được hỏi có bao giờ Ngài nóng giận không, vị Phật sống trả lời Ộđôi khi cũng có, Ngài thường mất bình tĩnh vì những chuyện lặt vặt, nhưng tâm thù hận thì đã qua hẳn, không bao giờ tái hiện, chỉ nhờ sự tập luyện tinh thần. Hom thứ tư Đức Đạt Lai Lạt Ma dành cho báo Mercury News một cuộc phỏng vấn. Trong câu chuyện, vị thầy về kỹ thuật nội tâm này cho biết thường bị bối rối vì nền kỹ thuật đang phục vụ con người trên quả đất. Ngài vui vẻ nói, kiến thức về com puter của Ngài là con số không, một phần vì học computer không phải chuyện dễ, nên Ngài bỏ cuộc luôn. Ngài kể lại rằng hồi thế kỷ thứ 17 có vị Đạt Lai Lạt Ma đời thứ năm đã nói là ngài không chú ý đến chuyện viết lách, vì đã có nhiều người làm việc đó cho Ngài khi cần thiết. Ngày nay chuyện computer cũng vậy, vị Phật sống quá bận nên không thể lo chuyện computer cho riêng mình, tuy rằng bản doanh của chính-phủ lưu vong do Ngài điều khiển ở Darhamsala, Ấn độ là một tổng hành dinh đầy những máy móc computer và điện tử, do nhiều người phụ trách. Báo Mercury News cho biết Đức Đạt Lai Lạt Ma không bao giờ trả lời hời hợt một câu hỏi nào, dù đôi khi phải vất vả tìm chữ tiếng Anh, phải quay sang người thông dịch để hỏi. Nhiều người có thể rất ngạc nhiên khi nghe Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng chưa hẳn đã là điều hay khi người Thiên chúa giáo tìm hiểu về ý niệm hư không của Phật giáo. Vị Phật sống nói hư không là sắc thái rất độc đáo của Phật giáo, có thể đi ngược lại đức tin của người Thiên chúa giáo hay người thuộc tôn giáo khác về một đấng Thượng đế tạo sinh. Tuy nhiên, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng có nhiều đường lối để các tôn giáo và những đức tin bổ túc cho nhau. Ví dụ, có một nhóm mà ngài gọi là các huynh đệ Thiên chúa giáo, bạn của ngài, đã kết hợp pháp môn tâm chuyên chú, chánh niệm, thiền định và quán tưởng về bản tánh từ bi vào việc thờ phượng Thiên chúa. Ngược lại, người Phật tử lại có thể học tập để thực hiện đường lối phụng sự cộng đồng của người Thiên chúa giáo trong các lãnh vực giáo dục, y tế, và các lãnh vực khác. Ngài cho biết một vị khách người Đức đến Nepal đã nói rằng các tổ chức đạo Phật thuòng sao lãng việc phụng sự cộng đồng. Vĩ khách này nhận xét rằng có quá nhiều tu viện to lớn đồ sộ do các Lạt ma xây dựng, nhưng lại quá ít nhà thương và trường học do các tu viện ấy lập ra. Đức Đạt Lai Lạt Ma nhìn nhận rằng điều nhận xét đó quá đúng. Vè xã hội, Ngài nói người giàu có thường có tâm bị động, vì họ dựa vào tiện nghi, mà tiện nghi lại toàn những màu sắc đẹp đẽ, mùi vị thơm phức, người đồng điệu, và cả họât động tình dục nữa. Và tâm động với cảm giác bất hạnh chỉ có thể chữa bằng phương pháp tâm thức. Nền cơ khí tinh vi sản xuất nhiều món thật tinh vi, nhưng không thể nào làm ra tâm vô ưu. Nhiều thị giả trong buổi thuyết pháp rất thích thú về bài giảng của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Giám đốc một thiền viện ở địa phương và là người tổ chức chính của các buổi thuyết pháp nói rằng việc Đức Đạt Lai Lạt Ma đến thuyết giảng ở nơi giàu có này là điều vô cùng thích hợp, vì trước đây vùng thung lũng Silicon này từng được gọi là thung lũng của Tâm Thanh Tịnh.