VIỆT NAM: QUÂN ĐỘI LÀM KINH TẾ, BIỂN ĐÔNG BỎ NGỎ
1998.11.06
Lời giới thiệu Bộ Trưởng quốc phòng Việt Nam, tướng Phạm Văn Trà, vừa tái xác nhận quyết tâm của quân đội Việt Nam tiếp tục nắm giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia, đồng thời kêu gọi quân đội thiết lập những khu kinh tế quốc phòng đặc biệt để phát triển các vùng biên giới. Bộ Trưởng Công an của Hà Nội cũng xác định nhiệm vụ kinh tế của ngành Công an. Trong khi đó tại Trung Quốc, là nơi trước đây quân đội nắm giữ một vai trò kinh tế và sản xuất đặc biệt quan trọng và lớn lao hơn nhiều so với Việt Nam, thì từ tháng bảy năm nay chính Chủ tịch Nhà nước kiêm Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản đã cương quyêùt đưa ra mọt nghiêm lệnh hoàn toàn trái ngược với Ổquyết tâmỖ của Việt Nam. Thi hành lệnh đó, Hôỉi đồng Kinh tế Thương mại Nhà nước Trung Quốc đã ra hạn chót là giữa tháng 12 năm nay, quân đội và công an Trung Quốc phải chuyển giao các doanh nghiệp trị giá hằng trăm tỉ đô la của họ cho Nhà nước quản lý. Cùng là những nước xã hội chủ nghĩa toàn trị với nhiều tương đồng về chính trị, kinh tế, quân sự, song song với những khác biệt về tiềm năng và địa lý, chính sách của Việt Nam đến nay thuờng vẫn theo sau Trung Quốc, không kể đến thời gian dài truớc đây hoàn toàn rập khuôn Trung Quốc về tâÙt cả mọi mặt, mà trong phạm vi bài này chúng ta hãy tạm coi như đó là quá khứ. Câu chuyện thời sự tuần này chỉ nhắm gửi đến quí vị những dữ kiện thực tế về hai chính sách khác biệt nhau của hai Đảng Cộng Sản Việt Nam và Trung Quốc, trong vấn đề quân đội làm kinh tế, dựa theo những tài liệu quốc tế đáng tin cậy, với mục đích giúp thêm tài liệu để quí thính giả có những nhận định riêng. Bài do Việt Long biên soạn và cùng trình bày với Ánh Chân. Quan điểm của tướng Phạm Văn Trà là lời phát biểu mới nhất trong môỉt loạt những lời tuyên bố công khai của quân đội Việt Nam mang nội dung nhằm bảo vệ vai trò kinh tế của quân đội Việt Nam. Bộ Trưởng quốc phòng Việt Nam nói rằng hoạt động kinh tế của quân đội trong những năm qua đã giúp đẩy mạnh đà tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, sản xuất nhiều hàng tiêu thụ và xuất khẩu, và có lúc đóng góp vào việc mở rông thị trường. Tuớng Trà tuyên bố, mục tiêu chính trị chủ yếu của quân đội là tham gia vào việc xây dựng và phát triển kinh tế, đồng thời củng cố nền quốc phòng. Báo chí của Nhà nước Hà Nội cũng vừa nhấn mạnh những nỗ lực của quân đội trong việc cắt giảm các hoạt động kinh doanh. Số lượng các xí nghiệp của quân đội đã giảm từ 305 xí nghiệp xuống còn 193 xí nghiệp. Giới quan sát nước ngoài nhận định rằng tuy Việt Nam thường đi theo Trung Quốc trong các chính sách xã hội và kinh tế, nhưng lần này Việt Nam lại không buộc quân đội chuyển giao các hoạt động kinh doanh theo như chính sách mà Trung Quốc đã quyết liệt thi hành. Theo ước lượng, các ngành kinh doanh của quân đội Việt Nam có doanh số lên đến 600 triệu đô la trong năm nay. Các doanh vụ của quân đội xâm nhập vào mọi lãnh vực, bao gồm cả xây dựng cơ bản, thương mại, xây dựng và giao thông vận tải. Tháng trước Thủ Tướng Việt Nam chấp thuận giao dự án xây dựng trung tâm hội nghị quốc gia tại Hà Nội cho bộ quốc phòng. Công ty viễn thông Vietel của quân đội cũng được phép trở thành công ty cung cấp dịch vụ Internet thứ năm của Việt Nam. Thêm vào đó, quân đội còn có chân trong 50 công ty liên doanh với nước ngoài , và thường cung cấp mặt bằng cho những dự án kinh doanh không liên quan gì đến quân sự. Ví dụ như Hải quân Việt Nam đã là một thành phần góp vốn trong dự án khách sạn Marriot Sài Gòn, liên doanh với công ty Nhật Kotobuki Holdings. Không quân Việt Nam cũng có hùn hạp trong khu giải trí và buôn bán Super Bowl do các nhà đầu tư Singapore xây dựng cạnh phi cảng Tân Sơn Nhứt. Nhiệm vụ của quân đội ở các vùng biên giới và ở việc kiểm soát các cửa khẩu đã dẫn đến nhiều nghi vấn về việc buôn lậu và tham nhũng, mặc dù Bộ Trưởng quốc phòng Phạm Văn Trà xác nhận trong cuộc phỏng vấn hôm thứ ba, rằng nhiệm vụ kinh tế của quân đội ở các vùng biên giới chỉ giới hạn trong các ngành khai thác lâm nghiêỉp và ngư nghiệp. Phụ họa với những ý kiến của tướng Trà, Bộ Trưởng bộ công an Lê Minh Hương cũng tuyên bố rằng các xí nghiệp quân đội và công an sẽ đuợc tổ chức lại để đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh được phù hợp với vai trò chính yếu là nhiệm vụ quốc phòng. Nay nhìn sang vấn đề này tại Trung Quốc, thì cũng trong tuần qua, một viên chức trong Hội đồng Kinh Tế và Thương Mại Nhà nước Trung Quốc cho biết rằng quân đội và ngành công an Trung Quốc đã nhận được lệnh phải hoàn tất việc chuyển giao toàn bộ các xí nghiệp từng do họ điều hành và khai thác bao nhiêu năm nay cho Hội Đồng này, và không được mở thêm một xí nghiệp mới nào nữa. Bộ Công An Trung Quốc đã ra nội lệnh buộc các chỉ huy truởng các đơn vị công an phải đích thân giám sát và động viên việc đăng ký của các doanh nghiệp thuộc quyền, đảm bảo sự thành thật và chính xác trong các dữ kiện khai báo. Nội lệnh còn nói rõ rằng nếu có điều gì sai phạm, các trưởng đơn vị công an sẽ phải cùng những viên chức liên hệ hoàn toàn chịu trách nhiêỉm. Từ tháng bảy năm nay Chủ tịch Nhà nước Trung Quốc, ông Giang Trạch Dân, đã chấp nhận các rủi ro chính trị khi cương quyết ra lệnh cho quân đội phải rời bỏ hẳn vương quốc kinh tế của họ, mặc dù trong nhiều năm qua các xí nghiệp quân đội đã đóng góp rất đáng kể cho tổng sản lượng nội địa và đà tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, song song với những hao hụt ngân sách do hoạt động bất hợp pháp như buôn lậu và tham ô nhũng lạm. So với Việt Nam thì các doanh nghiệp của quân đội Trung Quốc rộng lớn hơn nhiều, về mọi mặt. Vương quốc kinh tế này trải rộng từ ngành giao thông vận chuyển, ngành kinh doanh nhà đất, ngành khai thác mỏ than, sản xuất các loại máy móc điện tử, computer, máy bay, hóa chất, ô tô, đến cả các công ty tài chính, các ngành giải trí, kinh doanh khách sạn, nhà hàng, hộp đêm, và cả việc phóng vệ tinh lên quỹ đạo. Từ ngữ vương quốc kinh tế là do giới quan sát nước ngoài đặt cho thực thể mà họ gọi là một nền tiểu kinh tế song song và độc lập với nền kinh tế Trung Quốc. Doanh số thương mại của nền tiểu kinh tế này được ước lượng đã vuợt xa ngân sách quốc phòng hằng năm của Trung Quốc, với lợi nhuận hằng năm từ 3 tỉ đến 5 tỉ đô la, dù rằng con số chính thức được đưa ra chỉ là 1 tỉ đô la lợi tức. Tuy nhiên con số thất thoát vì ngân sách thất thu do nạn buôn lậu cũng được ước lượng lên đến 12 tỉ đô la hằng năm. Nhưng lý do chính yếu nằm ở đâu, khi giới lãnh đạo Trung Quốc cương quyết bắt quân đội phải rời bỏ cái vương quốc đó của họ để giao lại cho chính phủ? Lý do đó là quân đội Trung Quốc cần phải trở về với nhiệm vụ chính yếu là quốc phòng, cần được chuyên nghiệp hóa, hiện đại hóa kịp thời để theo kịp đà tiến của các quân đội thuộc các nước tiên tiến trên thế giới. Mục tiêu sâu xa của Trung Quốc qua chính sách này là trở nên một trong các cường quốc quân sự hàng đầu trên thế giới. Quân đội Trung Quốc đến nay chỉ được tiếng có quân số đông đảo, có tinh thần kỷ luật, và thiện chiến. Nhưng nền quân sự của thế kỷ 21 không dựa trên quân số, mà dựa trên những khí tài và khả năng kỹ thuật, đúng với binh thư Trung Hoa cổ xưa, là Ổquân quý hồ tinh, bất quý hồ đaỖ, quân đội cốt ở tinh nhuệ hơn là đông đảo mà ô hợp. Trước quyết tâm dứt khoát kéo quân đội ra khỏi kinh tế của Bắc Kinh, nhiều nhóm nhân quyền và các nhà kinh doanh Mỹ thở phào nhẹ nhõm như cất được một gánh nặng cho vấn đề giao thương. Nhưng ý kiến của các nhà chiến lược Hoa Kỳ ra sao? Mời quí vị xem qua một bài báo đăng trên tờ Chistian Science Monitor, phản ánh quan điểm của nhà nghiên cứu Doug Bandow thuôỉc viện CATO, một viện nghiên cứu chính sách đặt cơ sở tại Washington D.C. Tác giả bài báo nói rằng sự nhẹ nhõm như vậy là quá sớm. Trước hết, nhìn ở một khía cạnh lạc quan, nhà nghiên cứu này cho thấy, mức độ cải tiến của quân đội Trung Quốc cũng chưa phải là đáng e ngại cho các nước phương Tây. Quân số của họ sẽ giảm bớt 500 ngàn người, mức gia tăng ngân sách quốc phòng sau khi điều chỉnh lạm phát tiền tệ thì vẫn là mức tăng rất chậm. Sự tiếp nhận các vũ khí mới chũng chỉ bù lại số lượng lớn lao những vũ khí lạc hậu bị loại bỏ. Và điều quan trọng nhất, là Bắc Kinh chưa tỏ rõ ý muốn sử dụng đến một lực lượng quân sự hữu hiệu hơn. Ngày nay, theo nhà nghiên cứu này, Trung Quốc chỉ tỏ ra muốn củng cố quốc phòng hơn là có ý định xâm lấn. Và có nguồn hy vọng rằng, tuy tiến trình đi đến dân chủ đôi lúc còn lắm chông gai, nhưng một Trung Quốc dân chủ hóa sẽ là một siêu cường biết tự giác nhận lãnh trách nhiệm về sự ổn định để phát triển, là lợi ích chung của toàn thế giới. Thế nhưng, ở khía cạnh ngược lại, một quân đội hùng mạnh cũng có thể được sử dụng vào những mục đích không tốt lành gì cho thế giới. Nếu cứ còn làm kinh tế, bộ đội Trung Quốc sẽ giỏi chế tạo son phấn cho phụ nữ hơn là giỏi cầm súng, giỏi làm hàng tiêu thụ hơn là giỏi sản xuất chiến cụ, và giỏi công nghệ chứ không đủ thiện chiến để xâm lược những mục tiêu như Đài Loan chẳng hạn. Đội ngũ sĩ quan chỉ huy cao cấp trong quân đội dính dấp vào mạng luới buôn lậu, tham nhũng, và thích làm giàu hơn là thích chỉ huy ba quân xông pha trận mạc. Nay thì các lân bang không được yên ổn như vậy nữa. Nhà nghiên cứu Doug Bandow sau khi phân tích và cân nhắc hai hình ảnh lạc quan và không lạc quan trình bày ở trên, đã đi đến kết luận rằng, dù quân đội hùng mạnh của Trung Quốc không hẳn sẽ gây nên chiến tranh ở Á Châu, nhưng phương Tây không có lý do gì để đi khuyến khích và hoan nghênh một quân đội nhân dân Trung Quốc hiện đại hùng mạnh. Sức mạnh quân sự và tính sẵn sàng chiến đấu cao của quân đội Trung Quốc hiển nhiên không phải là một mối lợi cho thế giới phương Tây. Hẳn quý thính giả đã thấy rõ ý của nhà học giả Hoa Kỳ này, biểu trưng cho một thành phần rộng rãi của dư luận Mỹ. Một Trung Quốc lo làm giàu tất nhiên vẫn an toàn và có lợi cho thế giới, nhất là cho Á Châu, hơn là một nước đông dân nhất thế giới với một đạo quân hùng mạnh và hiện đại. Với vị trí tận bên kia Thái Bình Dương và với sức mạnh của họ, Hoa Kỳ tất nhiên không phải lo ngại gì trước nền quân sự trong tương lai của Trung Quốc. Nhưng các quốc gia sát nách Trung Quốc như Đài Loan chẳng hạn, hẳn đã phải mất ăn mất ngủ từ khi nghe quyết định dứt quân đội Trung Quốc khỏi kinh tế. Đài Loan từ lâu đã gấp rút tăng cường quân lực với sự trợ giúp của Nhật Bản, Hoa Kỳ, mà còn chưa chắc đã ăn ngon ngủ yên. Làm sao Đài Loan yên dạ được, khi Trung Quốc làm đủ mọi kế sách để đẩy hòn đảo nhà giàu tí teo ra khỏi sự bảo vệ của Hiệp ước An Ninh Chung Mỹ Nhật, gây mọi áp lực để Hoa Kỳ thôi bán vũ khí hiện đại cho Đài Loan, tung mọi đòn ngoại giao để cô lập chú nhà giàu này trên trường quốc tế. Báo chí Washington mới đưa tin, Trung Quốc đã có khả năng đánh phá vệ tinh quân sự của Hoa Kỳ bằng vũ khí laser, chứng tỏ ý đồ hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc không phải là điều còn mang nhiều nghi vấn, và tham vọng quân sự của anh khỗng lồ này ít ra cũng phải là một giả thuyết. Một mai khi hàng không mẫu hạm Trung Quốc nghênh ngang qua lại biển đông thì không quân và hải quân Việt Nam ta chắc còn đang lo tập đóng tàu buôn, hay buôn bán hàng ngoại nhập để làm kinh tế cho Nhà nước. Lúc đó vùng lãnh hải tổ quốc ta có được sứt mẻ như hiện nay cũng còn là khá, e rằng còn phải mất mát thêm nhiều nữa. Philippines đang to tiếng lên án Trung Quốc về những hoạt động quanh Đá Vành Khăn, nhưng Hà Nội vẫn chẳng ho he nửa lời. Hàng xóm tranh nhau góc vuờn sau của nhà mình, chẳng lẽ cứ đợi chúng ngã ngũ ăn thua rồi mới nói vuờn đó của tôi? Hà Nội đang khiếp hãi chẳng dám hé răng hay là còn mải chia của? Khoe khoang là giành đôỉc lập hoàn toàn, đánh bại hết thực dân này đến đế quốc nọ, tiêu diệt hằng triệu quân miền Nam, nhưng Hà Nội đã dâng Hoàng Sa cho Trung Quốc vào lúc Sài Gòn lôi Trung Quốc ra tòa án quốc tế về tội dám nhận bừa Hoàng Sa, rồi lại liều chết đánh đuổi quân Tàu khi chúng đổ bộ chiếm cứ vùng đảo của ta. Khi huênh hoang về trận Điện Biên Phủ mà không nói gì đến sự giúp sức mãnh liệt của quân phương bắc, những người lãnh đạo yên ấm ở Hà Nội cũng nên nhớ đến Trường Sa, và hãy nhớ đến những chiến sĩ hải quân Việt Nam Cộng Hòa mà họ gọi là quân Ngụy Sài Gòn, đã hy sinh liều chết bảo vệ hải đảo Hoàng Sa trong khi Hà Nội đã dâng cho Trung Cộng, và hãy làm ngay một điều gì cho Trường Sa, đem mưu lược Trần Hưng Đaỳo mà đối chọi với kế hoãn binh của con cháu Khổng Minh, kẻo sau này khi quân Tàu hùng mạnh thêm nữa thì cả nước chỉ còn biết nhìn Trường Sa mà rơi lệ. Trường Sa, vùng biển của tổ quốc Việt Nam từ bao nhiêu thế kỷ trong lịch sử với những chứng cớ pháp lý rành rành, nay cũng bị Trung Quốc cùng cả một lũ các nước Đông Nam Á xúm vào giành giựt. Philippines đang to tiếng lên án Trung Quốc về những hoạt động quanh Đá Vành Khăn, nhưng Hà Nội vẫn chẳng ho he nửa lời. Hàng xóm tranh nhau góc vuờn sau của nhà mình, chẳng lẽ cứ đợi chúng ngã ngũ ăn thua rồi mới nói vuờn đó của tôi? Hà Nội đang khiếp hãi chẳng dám hé răng hay là còn mải chia của? Lực lượng quốc phòng là quân đội và công an Việt Nam còn bận quay ra lo làm kinh tế, vì đảng Cộng Sản Việt Nam cầm quyền không dám lấy lại quyền lợi kinh tế trong tay quân đội và công an, lý do là phải chia chác quyền lợi cho đồng đều mới khỏi sinh biến lọan. Đảng Cộng Sản Việt Nam còn tự hào là giữ được vẹn tòan lãnh thổ, còn có kẻ dám tự so ngang hàng với đấng tiền nhân nhà Trần nữa chăng?