Nga vui mừng khi Tổng thống Mỹ tái cử

Điện Kremlin hoan nghênh đương kim Tổng thống George Bush tái cử vì phía Nga có thể cho rằng Đảng cộng hòa ở Mỹ có những quan điểm và chính sách thuận lợi hơn đối với Moscow. Phóng viên Sergei Blagov từ Moscow có bà i tường trình.

By line: Sergei Blagov

Tại một cuộc họp báo ở Moscow và o ngà y mồng 3 tháng 11, trước khi Tổng Thống Bush tuyên bố thắng lợi, Tổng Thống Putin tuyên bố: Nếu như Tổng thống Bush già nh thắng lợi, thì ông có thể thấy vui mừng, vì nhân dân Mỹ không cho phép bọn khủng bố đe dọa nước Mỹ. Ông Putin nói tiếp: Tổng thống Bush là một đối tác vững chắc, trước sau như một và có thể đoán được, và nhân dân Mỹ quyết định “đúng đắn” nếu họ chọn ông Bush. Ông Putin nhấn mạnh rằng Nga đang xây dựng quan hệ đối tác với Mỹ, và đây có thể được coi là quan hệ liên minh trong các lĩnh vực chống khủng bố và không phổ biến vũ khí tà n sát quy mô.

Chủ tịch ủy ban bầu cử trung ương Nga, ông Alexander Veshnyakov, đã sang California để quan sát bầu cử, trong lần đầu tiên Hoa Kỳ cho quan sát viên nuớc ngòai theo dõi cuộc tuyể cử. Theo ông Veshnyakov, cuộc bầu cử nà y không có điều gì sai phạm.

Dư luận Nga cho rằng vịêc Tổng thống Bush được hơn 270 phiếu cử tri đòan cần thiết cho thắng lợi trong cuộc bầu cử nà y là một tin vui cho Nga.

"...Tổng thống Bush là một đối tác vững chắc, trước sau như một và có thể đoán được, và nhân dân Mỹ quyết định “đúng đắn” nếu họ chọn ông Bush..."

Trong thời gian qua mối quan hệ giữa Tổng thống Putin và Tổng thống Bush diỠn tiến khá tốt đẹp. Moscow hy vọng rằng các chính sách chống khủng bố của Tổng thống Bush giữ giá dầu quốc tế trên mức cao như hiện nay, là một điều hết sức thuận lợi đối với Nga.

Ngược lại, Điện Kremlin dường như lo rằng nếu Thượng nghị sỹ John Kerry già nh thắng lợi, ông Kerry có thể tăng sức ép đối với Moscow về các vấn đề nhân quyền và dân chủ tại Nga, nhất là chiến tranh ở Chechnya và vụ án Yukos.

Nga và Mỹ đang cộng tác chặt chẽ trong cuộc đấu tranh chống khủng bố quốc tế. Mặt khác, Bộ ngoại giao Mỹ vừa cảnh báo các công dân Mỹ hiện có mặt trên lãnh thổ Nga hoặc định đến nước nà y trong thời kỳ từ nay tới tháng 3, 2005 hãy thận trọng tối đa vì đe dọa khủng bố.

Hơn nữa, giới doanh nhân Mỹ đang quan tâm tới thị trường Nga đầy tiềm năng, sẵn sà ng đầu tư và o các dự án khai thác nguồn tà i nguyên thiên nhiên của Nga, đặc biệt là dầu mỏ và khí đốt. Tới năm 2007, tổng kim ngạch trao đổi hà ng hóa giữa hai nước sẽ đạt 15 tỷ đôla, tăng so với hiện nay.

Mặt khác, dù có mối quan hệ tốt giữa Tổng thống Putin và Tổng thống Bush, vừa qua đã có một số bất đồng giữa hai bên. Nga vừa cảnh cáo rằng với ý đồ bố trí các phi đạn đánh chặn của Mỹ tại một số nước Đông Âu và tại Anh, Mỹ đang muốn thiết lập hai căn cứ chống phi đạn bên ngoà i lãnh thổ nước Mỹ-điều có thể gây ra mối đe dọa cho tiềm lực hạt nhân của Nga và đi ngược lại tuyên bố của Mỹ rằng hệ thống phòng thủ chống phi đạn của họ không nhằm chống lại Liên Bang Nga.

"...thế giới không thể là đơn cực, tức là Nga không đồng ý thế giới chỉ còn một siêu cường quốc Hoa Kỳ..."

Tuần trước, Bộ Quốc phòng Nga đã lên án tin nói rằng Nga có liên quan tới vụ mất cắp 380 tấn thuốc nổ ở Irắc là những lời ''bịa đặt'', ''không có căn cứ'' và khẳng định Nga không liên quan gì tới vụ việc nà y. Tuy nhiên điều nà y hình như không có ảnh hưởng đến cuộc bầu cử nà y.

Hai viện Quốc hội Nga gồm Đuma quốc gia và Hội đồng Liên bang tức Thượng viện Nga vừa phê chuẩn nghị định thư Kyoto nhằm giảm bớt lượng khí thải. Tổng thống Bush từ chối ký và o nghị định thư nà y để tránh ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của kinh tế Mỹ, và thúc đẩy Nga không phê chuẩn.

Hơn nữa, Moscow vẫn tiếp tục hợp tác với Tehran để thực hiện chương trình năng lượng hạt nhân của Iran, là một điều mà Washington nhiều lần phê phán. Sự hợp tác năng lượng hạt nhân giữa Nga với Iran là một điều bất đồng nữa giữa hai bên.

Tổng thống Putin khẳng định rằng thế giới không thể là đơn cực, tức là Nga không đồng ý thế giới chỉ còn một siêu cường quốc Hoa Kỳ. Vì vậy, vừa qua Điện Kremlin hăng hái phát triển quan hệ với Bắc Kinh. Trung tuần tháng 10, Nga và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận về biên giới đang tranh chấp và nhất trí chia đôi ba hòn đảo tranh chấp còn lại. Bắc Kinh và Moscow cũng đã đạt được các thỏa thuận về phát triển quan hệ “đối tác chiến lược” hai bên.

Dù những bất đồng đó, mối quan hệ nồng ấm giữa Moscow và Washington vẫn có thể đóng góp giải quyết một số vấn đề Đông Á. Chẳng hạn, Mỹ và Nga có thể tăng cường hợp tác để giải quyết vấn đề hạt nhân cho bán đảo Triều Tiên.