Ảnh hưởng của Thượng đỉnh APEC đối với đời sống dân chúng

Gia Minh, phóng viên đài RFA

Tuần lễ cấp cao APEC được tổ chức tại Việt Nam giúp mang lại tiếng tăm cho đất nước trên trường quốc tế khi mà các hãng thông tấn của nhiều nước đồng lọat đăng các họat động của nguyên thủ một số quốc gia thuộc khối đến Việt Nam để tham dự diễn đàn.

0:00 / 0:00
APECTraffic200.jpg
Đường phố Hà Nội những ngày trước hội nghị APEC hôm 18-10-2006. AFP PHOTO

Tuy nhiên chuyện quốc gia đại sự ấy cũng gây tác động đến cuộc sống thuờng nhật của một số người dân. Mức độ ảnh hưởng ra sao và thái độ của người dân thế nào đối với việc chính quyền đứng ra tổ chức sự kiện lớn đó? Gia Minh trình bày.

Diễn đàn Quốc tế lớn nhất từ trước đến nay

Để chuẩn bị cho tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương, Hà Nội đã có nhiều biện pháp từ lâu nhằm có được một diễn đàn thành công như mong đợi.

Đối với một đô thị cổ, đường phố khá chật hẹp như Hà Nội, vấn đề giao thông được quan tâm khá kỹ. Từ cuối tháng 10, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ra quyết định cấm triệt để phương tiện họat động trên một số tuyến đuờng.

Chuyện cấm các phương tiện giao thông tại một số tuyến khiến sinh họat của người dân tại những nơi đó bị xáo trộn. Như tại phố Sơn Tây, những người dân có cửa hàng buôn bán tại đó trong những ngày này phải tốn thêm khỏan chi phí vận chuyển hàng hóa vì xe không thể vào tận nơi giao hàng.

Qua theo dõi của chúng tôi thì nhiều trẻ bụi đời bị đưa vào các trại tập trung và bị đối xử tồi tệ, trước những dịp Việt Nam tổ chức những hội nghị như APEC thì trẻ em bụi đời lại bị thu gom.

Thế rồi những người hằng ngày phải đi lại bằng phương tiện xe máy, nay cũng phải gửi xe ở những phố khác để đi bộ vào nhà.

Tăng cường các biện pháp an ninh

Với lý do phòng chống cháy nổ, những cây xăng tại quận Ba Đình Hà Nội phải đóng cửa từ ngày 9 cho đến ngày 21 tháng 11.

Công an Hà Nội và Sở giao thông công chính trong dịp này cũng đưa ra một số biện pháp đối với các xe taxi. Trước hết sở giao thông công chính sẽ cấp tem cho những xe muốn họat động trong dịp APEC.

Về mặt hành chính, thủ tướng chính phủ và thanh tra chính phủ có chỉ đạo cho văn phòng tiếp dân của Trung ương Đảng và nhà nước ở hai địa điểm cả ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh tạm nghỉ việc tiếp dân từ ngày 12 đến 25 tháng 11.

Lâu nay tại trụ sở tiếp dân ở số 1 Mai Xuân Thưởng Hà Nội nhiều người dân từ các địa phương đến để khiếu nại về những bất công, oan trái mà họ phải chịu từ các cấp chính quyền địa phương.

Giám sát giới bất đồng chính kiến

An ninh là một biện pháp được đưa ra với lý do bảo vệ cho các nguyên thủ quốc gia và những phái đòan đến tham dự diễn đàn APEC. Hôm đầu tháng 11, Giám đốc công an thành phố Hà Nội ký quyết định lập chốt, trạm và bố trí cảnh sát họat động suốt ngày đêm tại các cửa ngõ ra vào thành phố.

Một thanh niên tại Hà Nội cho biết: Bây giờ nhiều công an lắm.

ApecFemaleSoldier150.jpg
Một nữ quân nhân đang dựa trên chiếc xe của mình ở Hà Nội hôm 16-11-2006. AFP PHOTO

Theo mô tả của ông Phạm Hồng Sơn, một nhà bất đồng chính kiến và từng bị tù vì dịch tài liệu 'Thế nào là Dân chủ?' trên trang web của Ðại sứ quán Hoa Kỳ ra tiếng Việt, thì ở những ngõ 26 Lý Thường Kiệt, ngõ Tràng Tiền, rồi một số địa chỉ như 62 Ngô Quyền, 37 Lý Nam Đế, 69 Thụy Khuê…xuất hiện những trạm gác với biển đề bằng tiếng Anh 'No Tresspassing', No Camera, Restricted Area, No Foreigner'…dù rằng những nơi đó không hề diễn ra những họat động liên quan APEC.

Cũng như lâu nay, mỗi khi diễn ra những họat động quốc tế lớn thì các cơ quan chức năng tiến hành chiến dịch làm sạch đẹp thành phố như thu gom trẻ em bụi đời, gái làm tiền, hay truy quét những thành phần tội phạm.

Thu gom trẻ bụi đời

Bà Sophie Richardson, phó giám đốc phụ trách khu vực Châu Á của tổ chức Human Rights Watch cho biết về theo dõi đối với tình cảnh trẻ em bụi đời tại Việt Nam:

“Qua theo dõi của chúng tôi thì nhiều trẻ bụi đời bị đưa vào các trại tập trung và bị đối xử tồi tệ, trước những dịp Việt Nam tổ chức những hội nghị như APEC thì trẻ em bụi đời lại bị thu gom.”

Trong dịp APEC những đối tượng như các trẻ bán báo, đánh giày, người bán vé số, người lao động nhập cư cũng không còn được tự do hành nghề trên các nẻo đuờng thành phố như trước đây.

Ảnh hưởng đến sinh kế của nhiều người

Ðược biết, trong tỏ gian diễn ra các hoạt động liên quan đến Hội nghị APEC, nhiều người dân kiếm sống bằng các quán tạm bên đường cũng phải tạm thời nghĩ buôn bán để giữ vẻ mỹ quan cho thành phố.

Nói chung do biện pháp quá đáng của chính quyền nên dân chúng không mấy cảm tình.

Một người dân Hà Nội có nhận xét về tuần lễ APEC và ý kiến riêng của ông: "Nói chung do biện pháp quá đáng của chính quyền nên dân chúng không mấy cảm tình."

Thường những đợt truy quét và chiến dịch như thế đều dần dần mất đi sau khi sự kiện quốc tế lớn đi qua.

Theo báo chí trong nước thì nhiều người dân khi đuợc hỏi ý kiến đều chấp nhận hy sinh, như tiểu tựa của bài báo ngày 17 tháng 11 trên Hà Nội mới Online là 'Chấp nhận vì sự thành công của APEC'. Tuy nhiên đối với những ngừoi phải kiếm sống hằng ngày, tay làm hàm nhai, thì một tuần lễ phải ngưng mưu sinh hẳn sẽ gặp nhiều khó khăn.

Bài báo trên Hà Nội mới Online ra ngày 17 tháng 11 đặt nghi vấn là liệu Hà Nội sẽ giữ lâu dài trật tự đô thị tốt như dịp APEC hay không. Vấn đề không phải làm theo phong trào hay chiến dịch.

Việc tổ chức các hội nghị, diễn đàn quốc tế đối với nhiều nước khác là một sinh họat bình thường. Tất cả những cơ sở hạ tầng có sẵn và công tác chuẩn bị là nhiệm vụ của các cơ quan lo về quan hệ quốc tế.

Những sinh họat như thế không những mang lại lợi ích cho chính quyền mà còn cho quốc gia, cho mọi người dân chứ không gây xáo trộn đến cuộc sống bình thường của dân chúng.