Ý nghĩa việc ký Hiệp Định về Con Nuôi Quốc Tế giữa Hoa Kỳ và Việt Nam
2005.06.27
Trường Văn, phóng viên đài RFA
Ngày 21 tháng 6 năm 2005, tại Bộ ngoại giao Hoa Kỳ , Hiệp Định về Con Nuôi Quốc Tế đã được ký kết giữa Ông Uông Chu Lưu, Bộ Trưởng Tư Pháp, đại diện Việt Nam, và Bà Maura Harty, Trợ Lý Bộ Trưởng ngoại giao về Lãnh sự, đại diện Hoa Kỳ.

Trong buổi họp báo thường lệ ngày 21 tháng 6 vừa qua tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, ông Adam Ereli, phụ tá phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao cho biết một Hiệp Định về Con Nuôi Quốc Tế đẽ được ký kết giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.
Ông Ereli cho biết đây là kết quả của nhiều tháng thương thảo giữa hai quốc gia nhằm vào phúc lợi của cha mẹ và các trẻ em cũng như tạo sự hữu hiệu cho việc cho và nhận con nuôi giữa hai quốc gia. (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Được hỏi liệu Hiệp định vừa được ký kết có giúp tái lập trở lại việc xin nhận con nuôi Việt Nam của những gia đình Mỹ sau một thời gian đình chỉ hay không ?
Ông Ereli giải thích: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Ông nói: "Đúng vậy, Hiệp Định tạo cơ hội cho việc xin nhận con nuôi được tái tục trở lại tại Việt Nam. Trong Hiệp Định này, Việt Nam cũng bày tỏ ý định gia nhập Công Ước Hague về Con Nuôi Xuyên Quốc Gia. Và hiện nay, tôi không chắc là Hiệp Định sẽ mở đường cho việc bắt đầu xin nhận con nuôi ngay bây giờ."
Ông Ereli tuyên bố thêm: "Hoa Kỳ đã ký kết những hiệp định tương tự với các quốc gia khác nhưng trừơng hợp ký kết hiệp định này với Việt Nam là một trường hợp đặc biệt."
Bạn nghĩ gì về việc này? Xin email về Vietnamese@www.rfa.org
Đuợc biết việc người Mỹ nhận con nuôi Việt Nam đã tạm thời đình chỉ bằng một thỏa thuận giữa Việt Nam và Hoa Kỳ vào nănm 1998.
Thực ra vấn đề trẻ em Việt Nam được nhận làm con nuôi người nước ngòai bắt đầu được thực hiện vào năm 1990 nhưng cho đến nay Việt Nam chưa có một đạo luật riêng qui định việc người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.
Vấn đề này chỉ được đề cập một cách khái quát trong Luật Hôn Nhân và Gia Đình và một số qui định khác của nhà nước.
Theo thống kê của Bộ Tư Pháp Việt Nam đưa ra trong buổi hội thảo quốc tế được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 25 đến 27 tháng Năm vừa qua, tính đến nay đã có khỏang 16,000 trẻ em Việt Nam được người nước ngòai nhận làm con nuôi. Các nước nhận con nuôi Việt Nam gồm có Hoa Kỳ, Pháp, Thụy Điển, Italia, Đan Mạch, Bỉ, Canada và Úc. Thông thường công dân một nước muốn xin nhận con nuôi Việt Nam thì chính phủ nước đó phải ký một thỏa hiệp về con nuôi với chính phủ Việt Nam.
Vấn đề này trên thực tế ra sao? Trao đổi với Giám Đốc một trường nuôi dạy trẻ mồ côi tại Thành Phố Hồ Chí Minh chúng tôi ghi nhận được các ý kiến sau đây:
"Chỉ những nơi nào khi thành lập được chính quyền cho phép cho Người Việt Nam hoặc người nước ngòai đến xin nhận con nuôi mới làm được việc này. Nếu không những em này vĩnh viễn không được ai nhận làm con nuôi và đến khi đến tuổi trưởng thành thì rời trường hoặc trung tâm ra đời."
Trong những năm gần đây, số trẻ em Việt Nam làm con nuôi nước ngòai giảm mạnh, từ mức cao nhất 1860 trẻ trong năm 1998 xuống chỉ còn 600 trẻ trong năm 2004.
Giải thích hiện tượng này, một viên chức cao cấp Bộ Tư Pháp Việt Nam cho biết đó là vì pháp luật Việt Nam có những qui định chặt chẽ nhằm ngăn chặn các hiện tượng môi giới, trung gian, từng phát sinh tệ nạn buôn bán, tráo đổi, hay tệ hơn là bắt cóc.
Những bài liên quan
- Thủ tướng Phan Văn Khải rung chuông khai trương thị trường chứng khoán Wall Street
- Có hay không chuyện xô xát giữa những người biểu tình và phái đoàn Thủ tướng Phan Văn Khải?
- Quan hệ Mỹ-Việt hứa hẹn nhiều bước tiến khả quan
- Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 23-6-2005)
- Chuyến đi của Thủ tướng Khải qua cái nhìn của một nhà báo trong nước
- Những điều gì không được nói tới trong bản thông cáo chung Việt-Mỹ?
- Kết quả ngày làm việc đầu tiên của Thủ tướng Khải tại Washington
- Trên 300 người thuộc 4 nhóm sắc tộc biểu tình nhân dịp Thủ tướng Khải có mặt tại Washington
- Tường trình diễn đàn dành cho doanh nghiệp Việt Nam ở toà nhà Ronald Reagan
- Nguyên văn cuộc nói chuyện giữa Tổng thống Bush và Thủ tướng Khải tại Nhà Trắng
- Tường trình cuộc biểu tình trước Toà Bạch Ốc trong ngày Tổng thống Bush gặp gỡ Thủ tướng Khải
- Nhân quyền phải là vấn đề ưu tiên hàng đầu trong cuộc nói chuyện giữa Tổng thống Bush và Thủ tướng Khải
- Điều gì sẽ xảy ra sau cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Bush và Thủ tướng Khải
- Ý kiến của một nữ kỹ sư trẻ về chuyến đi Mỹ của Thủ tướng Khải
- Cuộc họp báo của Thủ tướng Khải tại Seattle đã phải chấm dứt sau khi ông bị cáo buộc là người nói dối