Thanh Quang, phóng viên đài RFA
Trong giao đoạn trước khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, hiện có nhiều doanh nghiệp Mỹ ra sức thăm dò hoặc thực hiện điều mà báo chí trong nước gọi là “thâm nhập” vào thị trường Việt Nam. Tình hình này hiện như thế nào? Qua cuộc trao đổi với Thanh Quang, chuyên gia kinh tế có trụ sở tại Saìgon, Tiến sĩ Đinh Sơn Hùng, cho biết như sau.

Tiến sĩ Hùng: Trước khi Việt Nam thỏa thuận với Mỹ về việc Việt Nam xin gia nhập WTO thì đã có đoàn doanh gia Mỹ sang Việt Nam rồi, cụ thể là tới TPHCM, và có một công ty lớn của Mỹ - công ty Intel – đã đầu tư vào khu công nghệ cao của TPHCM.
Thế bây giờ Việt Nam gia nhập WTO sẽ đương nhiên dẫn tới việc thu hút các nhà đầu tư tới, nhất là các nhà đầu tư Mỹ. Vì khi Việt Nam gia nhập WTO, thì Việt Nam phải xây dựng chính sách, luật pháp cho phù hợp với luật lệ quốc tế cũng như các nguyên tắc của WTO, và với những luật pháp, cơ chế như vậy, tôi cho là nó tạo điều kiện kinh doanh của những doanh nghiệp nước ngoài, nói chung, và những doanh nghiệp Mỹ nói riêng.
Thanh Quang: Theo chỗ Tiến sĩ biết thì các doanh nghiệp Mỹ chú trọng những khu vực nào tại thương trường Việt Nam?
Tiến sĩ Hùng: Hiện nay có lẽ các doanh nghiệp Mỹ đang thăm dò và hướng tới lãnh vực tài chính bởi vì lãnh vực này sẽ được mở cửa khi Việt Nam gia nhập WTO. Mà tài chính của Mỹ thì mạnh nên các doanh nghiệp Mỹ nhìn thấy tiềm năng về thị trường tài chính của Việt Nam. Thứ hai có lẽ các doanh nghiệp Mỹ chú trọng tới khu vực công nghệ cao.
Thanh Quang: Thưa Tiến sĩ, thế còn các khu vực như những loại dịch vụ, thị trường chứng khóang, hoặc xe môtô phân khối lớn… thì sao?
Tiến sĩ Hùng: Xe môtô phân khối lớn thì theo thỏa thuận Việt Nam sẽ giảm đáng kể thuế nhập khẩu. Nhưng tôi cho rằng thị trường xe môtô phân khối lớn không rộng lắm vì đường xá của Việt Nam và thứ hai là điều kiện ở Việt Nam chưa hẳn phù hợp với loại xe phân khối lớn.
Những khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam là thư nhất quy mô của những doanh nghiệp trong nước tương đối nhỏ bé, tiềm lực tài chính yếu so với các doanh nghiệp nước ngoài; thứ hai là trình độ công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam thấp; thứ ba là năng lực tổ chức và trình độ quản lý giới hạn; và đội ngũ nhân sự của Việt Nam cũng yếu.
Thanh Quang: Hiện các doanh nghiệp trong nước trông đợi gì từ các doanh nghiệp Mỹ, chẳng hạn như việc thành lập liên doanh?
Tiến sĩ Hùng: Hiện các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang tính đến điều này, nhất là trong lãnh vực phân phối. Hiện nay có thể nói các doanh nghiệp Việt Nam còn rất yếu về lãnh vực này, nên có lẽ họ tính tơi chuyện liên doanh với các doanh nghiệp Mỹ để hình thành một hệ thống phân phối trong nước, nhằm cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài trong lãnh vực này. Bởi vì lãnh vực dịch vụ nói chung sẽ mở cửa rất rộng khi mà Việt Nam gia nhập WTO.
Thanh Quang: Theo nhận xét của Tiến sĩ, một khi Việt Nam gia nhập WTO, thì nói chung các doanh nghiệp trong nước gặp phải sự cạnh tranh đáng ngại ra sao từ các doanh nghiệp nước ngoài, nhất là từ Mỹ?
Tiến sĩ Hùng: Những khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam là thư nhất quy mo của những doanh nghiệp trong nước tương đối nhỏ bé, tiềm lực tài chính yếu so với các doanh nghiệp nước ngoài; thứ hai là trình độ công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam thấp; thứ ba là năng lực tổ chức và trình độ quản lý giới hạn; và đội ngũ nhân sự của Việt Nam cũng yếu.
Đây là những lo lắng của các doanh nghiệp Việt Nam. Nhưng hiện các doanh nghiệp Việt Nam đang xây dựng một lộ trình để làm sao có thể hội nhập một cách có hiệu quả.
Thanh Quang: Thế còn các công ty nhà nước? Liệu những công ty này có thể sớm bị ảnh hưởng nặng nhất trên thương trường - lúc bấy giờ trở thành sân chơi bình đẳng thật sự - hay không?
Tiến sĩ Hùng: Thì Việt Nam đã gần 20 năm nay kể từ năm 1994 tới giờ đã tập trung cải cách hệ thống doanh nghiệp nhà nước. Cho nên số lượng doanh nghiệp nhà nước hiện nay không còn nhiều, tức là những doanh nghiệp hoạt động, cạnh tranh có hiệu quả thi còn lại, trong khi số khác thì đã cổ phần hóa, chuyển đổi hình thức hoạt động rồi.
Thanh Quang: Thưa theo Tiến sĩ thì ngay từ bây giờ, các doanh nghiệp Việt Nam cần chuẩn bị những gì cho "sân chơi bình đẳng" sắp diễn ra?
Tiến sĩ Hùng: Có mấy vấn đề các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý đến: Một là các doanh nghiệp Việt Nam nhất định phải tìm hiểu để nắm được các nguyên tắc của WTO cũng như một số luật lệ quốc tế nói chung, để trên cơ sở đó mà hoạt động cho phù hợp.
Thứ hai là các doanh nghiệp phải cấu trúc lại, làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Thứ ba là cád doanh nghiệp phải tìm cách đổi mới công nghê. Và thứ tư là các doanh nghiệp phải chú trọng tới việc đào tạo để nâng cao trình độ nguồn nhân lực của mình lên.
Thanh Quang: Xin cảm ơn Tiến sĩ Đinh Sơn Hùng.