Văn hoá ứng xử tại Việt Nam ngày càng bị mai một

0:00 / 0:00

Mặc Lâm, phóng viên đài RFA

Mấy lúc gần đây báo chí trong nước rộ lên viết về đề tài những nét văn hóa truyền thống của dân tộc đang có nguy cơ bị mai một bởi một bộ phận không nhỏ của người dân tự cho phép mình sống bừa bãi và không tuân theo những lề thói tốt đẹp của ông cha.

DanceEntertainment200.jpg
Một buổi tập dượt của nhóm "Big Toe Crew" ở Hà Nội hôm 8-1-2007. AFP PHOTO

Báo chí lo ngại rằng đến một lúc nào đó những thói xấu này sẽ trở thành di căn không thể thay đổi sẽ ảnh hưởng đến một quốc gia đang cố sức hội nhập với thế giới. Mặc Lâm tìm hiểu và trình bày sau đây.

Nói đến văn hóa chúng ta thường nghĩ ngay đến những gì tốt đẹp nhất đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hàng ngày, trong đó bao gồm những thói quen đã thâm nhiễm vào cách ứng xử của từng người một trong cộng đồng cư dân có cùng một hệ thống chính trị, luật pháp và ngôn ngữ.

Yếu tố ứng xử

Sự trưởng thành của cộng đồng được nhìn nhận qua nhiều yếu tố và một trong những yếu tố quan trọng nhất là yếu tố ứng xử. Trong phạm vi kinh tế, hành vi trong giao tiếp của doanh nghiệp chẳng hạn, sẽ cho đối tác biết họ đang có quan hệ mua bán với ai và tư cách ứng xử của họ có thích hợp với công việc mà hai bên đang thảo luận hay không.

Cho một thí dụ, công ty B từ nước ngoài vào Việt Nam đầu tư trong lĩnh vực sản xuất thức ăn gia súc và có nhu cầu mua một số lượng tấm số 5 rất lớn. Công ty cho mở thầu để tìm nguồn cung cấp. Một trong những cơ sở trúng thầu đề nghị cung cấp tấm số 8 thay vì tấm số 5 và sẽ giảm giá bởi phẩm chất của loại tấm này xấu hơn. Kết quả là công ty Việt Nam mất trắng gói thầu vì không tuân theo hợp đồng.

Đây là hệ quả của việc mua bán còn mang nặng tư tưởng bớt xén. Tư tưởng này ăn sâu vào đa số các bà nội trợ Việt Nam qua việc trả giá. Câu hỏi đặt ra tại sao phải trả giá? Xin thưa vì người bán nói thách!

Người Việt Nam mình khi vô nghe âm nhạc cổ truyền thì coi thường khi thì đọc báo hoặc nói chuyện, khi nghe xong thì vỗ tay đập đập vậy thôi. Trong khi người Phương Tây thì vỗ tay nồng hậu. Chúng ta cần phải học lại hết thái độ người nghe.

Nói thách trong thời gian đầu mang tính chất ngăn ngừa sự trả giá của người mua nhưng càng về sau hành vi này ẩn giấu thêm tính chất lường gạt mà người mua có trả giá bao nhiêu chăng nữa cũng bị vào tròng. Cái vòng lẩn quẩn này có được giải quyết khi Việt Nam bước vào một giai đọan mới, giai đọan lột xác khi vào WTO chăng?

Nếu cách ứng xử trong phạm vi sinh hoạt kinh tế làm lỡ mất thời cơ hòa mình vào cuộc mua bán toàn cầu thì cách ứng xử thiếu tinh thần thượng tôn luật pháp sẽ dẫn người ta tới thảm họa.

Thí dụ dễ thấy nhất là tai nạn giao thông. Người ta tranh nhau vượt đèn đỏ khi không có công an đứng gác và người này bắt chước người kia lâu dần thành thói quen đến nỗi không vượt đèn đỏ bị coi như hủ lậu trong xã hội văn minh.

Một người từ Mỹ về thăm quê đã hoảng hốt biết bao khi chứng kiến cảnh này kể lại: "Người dân chưa có ý thức chấp hành luật giao thông."

Thái độ người nghe

Giáo sư Trần Văn Khê sau nhiều năm sống và giảng dạy âm nhạc tại nhiều trường đại học nổi tiếng của thế giới đã hồi hương về Việt Nam với sở nguyện là đem tất cả những gì ông thu thập được thuộc vốn quý âm nhạc cổ truyền của dân tộc về quảng bá cho người dân trong nước, để đáp lại ông nhận được gì nơi người nghe.

Xin nghe ông tâm sự: "Người Việt Nam mình khi vô nghe âm nhạc cổ truyền thì coi thường khi thì đọc báo hoặc nói chuyện, khi nghe xong thì vỗ tay đập đập vậy thôi. Trong khi người Phương Tây thì vỗ tay nồng hậu. Chúng ta cần phải học lại hết thái độ người nghe."

Thói quen thưởng thức nghệ thuật trình diễn của dân chúng góp phần làm mai một tài năng hơn là động viên cổ võ. Tệ trạng này dẫn đến thui chột tinh hoa nước nhà và còn trông mong gì đến những tài năng Việt Nam sẽ xuất hiện trên những sân khấu cộng đồng quốc tế?

Tinh thần tôn sư trọng đạo bây giờ đã sút rất nhiều. Sinh viên bây giờ đã tân tiến rất nhiều không còn tinh thần khổng mạnh ngày xưa. Đạo đức học đường mà gương mẫu là thầy giáo thì lại nạn mua bán chữ nghĩa, không còn thầy trò nữa, mà lại bán chữ cho trò. Đây là việc làm mất sự tôn trọng của người học trò đi.

Tinh thần tôn sự trọng đạo

Bên cạnh chức năng giải trí, loại hình sân khấu dân tộc thường được nhắc nhở trong công tác bảo tồn như một kho tàng văn hóa của đất nước và vì vậy tiếng vỗ tay hôm nay sẽ là tiếng trống khải hoàn của tương lai dân tộc.

Trong thời gian gần đây việc cải tổ giáo dục được nâng lên tầm quốc sách và dư luận được dịp chú ý nhiều hơn đến cách ứng xử của thầy và trò trong cộng đồng được mệnh danh là trí thức. Những giá trị đạo đức có còn trong sân trường hay không? Giáo sư Lê Xuân Khoa người đã nhiều lần về nước tham gia việc giảng dạy kể lại những gì ông cảm nghiệm được tại Việt Nam ngày nay

“Tinh thần tôn sư trọng đạo bây giờ đã sút rất nhiều. Sinh viên bây giờ đã tân tiến rất nhiều không còn tinh thần khổng mạnh ngày xưa. Đạo đức học đường mà gương mẫu là thầy giáo thì lại nạn mua bán chữ nghĩa, không còn thầy trò nữa, mà lại bán chữ cho trò. Đây là việc làm mất sự tôn trọng của người học trò đi.”

Nhiều nhà hoạt động văn hóa lo ngại sau khi hội nhập Việt Nam sẽ bị làn sóng nước ngoài đồng hóa từ cách sống đến cách nghĩ và từ đó có ảnh hưởng sâu sắc đến nền văn hóa Việt vốn hiền hòa và trầm lặng xưa nay. Hiền hòa và trầm lặng không phải là thuộc tính của văn hóa Vịêt như nhiều người vẫn tưởng.

Đây chỉ là một giai đọan nào đó hai đức tính này xuất hiện trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc mà thôi. Tuy nhiên trong bất cứ hoàn cảnh nào, hội nhập hay không hội nhập, Việt Nam luôn cần những văn hóa ứng xử thích hợp để không phải tự thẹn với mình và hổ ngươi với người.

Mặc Lâm tường trình từ Hoa Thịnh Đốn.