Những sản phẩm sản xuất từ cây dừa tỉnh Bến Tre


2006.07.13

Thanh Trúc, phóng viên đài RFA

Bến Tre là một tỉnh đồng bằng nằm ở cuối nguồn con sông Cửu Long, tiếp giáp biển Đông và các tỉnh Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long. Với thị xã chính mang tên Bến Tre cùng 7 huyện phụ cận, vùng đất có khí hậu miền nhiệt đới này được các con sông lớn như sông Tiền, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên, mang phù sa về bồi đắp miền viễn cho ba dãi cù lao màu mỡ là cù lao An Hóa, cù lao Bảo và cù lao Minh.

DuaCoconut150.jpg
Nhiều sản phẩm được sản xuất từ dừa. Photo courtesy Vietnam Net.

Nhìn từ trên cao, tòan cảnh Bến Tre có hình tam giác, một đầu nhọn chỉ về phía thượng nguồn, các nhánh sông lớn tỏa ra như nan quạt chạy về hướng đông. Với địa hình bằng phẳng, đây đó những cồn cát xen kẻ ruộng vườn, bốn bề sông nước bao bọc, Bến Tre là xứ dừa của Việt Nam với trùng điệp rừng dừa xanh ngát rợp bóng.

Thanh Trúc xin mời quí vị đi thăm xứ dừa Bến Tre qua mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi hôm nay.

Có thể nói Bến Tre là nơi diện tích trồng dừa lớn nhất trên cả nước, với khỏang 40.000 hectares. Bến Tre có nhiều lọai dừa, dừa ta, dừa dâu, dừa lửa, dừa xiêm, dừa cỏ, dừa sáp, dừa bị.

Có lẽ vì thế mà Bến Tre nổi tiếng với đặc sản kẹo dừa vừa ngon vừa béo, với bánh trang Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đố vừa ngọt vừa bùi. Người dân nơi đây tận dụng thứ cây trời cho này từ gốc đến ngọn, tạo những sản phẩm đậm đà thỏang hương thơm sông nước quê nhà.

Nói tới sự giàu có và tiện ích mọi mặt của cây dừa Bến Tre tưởng không gì bằng nghe chính con dân xứ này kể về rừng dừa đã nuối sống họ. Mời quí vị nghe bà Phạm Thị Tỏ, người sáng lập công ty trách nhiệm hữu hạn có thương hiệu Kẹo Dừa Bến Tre với nhãn hiệu bà lão đeo kính ngòai bao bì.

Kẹo Dừa Bến Tre của bà Phạm Thị Tỏ là mặt hàng quen thuốc tại các chợ thức phẩm Á Đông ở Hoa Kỳ, Châu Âu và một số quốc gia trong vùng Đông Nam Á. Hàng năm, lượng Kẹo Dừa Bến Tre xuất khẩu là bảy phần mười, ba phần còn lại phân phối trên thị trường nội địa: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Bây giờ Thanh Trúc mời quí vị ghé qua xưởng thủ công mỹ nghệ Trường Ngân tại thị xã Bến Tre mà sản phẩm là hàng trăm mặt hàng trưng bày và hàng gia dụng làm từ cây dừa. Bà Hòang, chủ nhân công ty thủ công mỹ nghệ tư nhân này, cho biết:

Và nếu quí vị cảm thấy khá mệt vì không khí oi nồng của trưa hè nhiệt đới, xin mời đến cơ sở sản xuất Thạch Dừa Huy Phong, với sản phẩm không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn bán sang thị trường Kampuchia và Thái Lan. Đây là chị Nga, chủ nhân của thạch dừa Huy Phong: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên) Quí vị có thấy đúng là cây dừa được người Bến Tre tận dụng từ gốc đến ngọn mà chẳng bỏ phí phần nào ? Lại nữa, nếu cơ sở này chỉ cần nước cốt dừa để sản xuất kẹo như Công Ty Kẹo Dừa Bến Tre hay Thạch Dừa Huy Phong thì những công ty thủ công mỹ nghệ như Ngân Trường sẽ thu mua lại xơ dừa và gáo dừa mà hai cơ sở kia không dùng tới.

Còn xác dừa nạo ra và đã vắt hết nước cốt thì cũng sẽ có những nơi khác mua lại để dùng để phơi khô làm phân bón hoặc chế ép để lấy dầu.

Cách nhà máy sản xuất Thạch Dừa Huy Phong không xa còn có một công ty liên doanh Việt Nam Malaysia chuyên sản xuất cơm dừa nạo sấy.

Mà hiểu rõ về những khó khăn thử thách trong ngành kinh doanh dừa đặc sản Bến Tre vẫn là người dân xứ này. Tuy là một trong những nguồn lợi huyết mạch, mang công an việc làm cho người địa phương, nhưng từ lâu giá dừa Bến Tre thường là chưa đi vào ổn định. Chị Nga của Thạch Dừa Huy Phong tâm sự: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Nhìn chung thì Bến Tre vẫn là một tỉnh có tiềm năng kinh tế đa dạng. Với hệ thống sông rạch 500 kilômét, Bến Tre còn là vùng đất giàu thủy sản, có những lọai cá ăn hiền như cá thiều, cá mối, cá cơm.

Rồi nhờ những lượng phù sa màu Mỡ bồi đắp, Bến Tre là vựa lúa trù phú của đồng bằng Cửu Long. Đi xuôi về miệt Cái Mơn, Chợ Lách, Bình Đại, Giồng, Trôm, người ta còn thấy những vườn cây trái xum xuê, cung ứng cho thị trường hàng triệu giống cây ăn quả và cây cảnh nổi tiếng.

Một vấn đề khác mà Bến Tre phải tính tóan là làm sao ngăn chống tình trạng nguồn nước bị nhiễm măn hay có hàm lượng phèn quá nhiều. Đây là vai trò của cổng đập Ba Lai được khởi công xây dựng từ mấy năm nay, với nhiệm vụ ngăn mặn giữ ngọt và rửa phén cho nguồn nước tưới của gần 20.000 hectares đất canh tác.

Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi và đề tài Xứ Dừa Bến Tre đến đây xin tạm ngưng. Thanh Trúc sẽ trở lại cùng quí vị tối thứ Năm tuần tới.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.