Nam Nguyên, phóng viên đài RFA
Vietnam chưa thể công bố toàn quốc sạch dịch H5N1 vì cúm gia cầm đã tái bùng phát ở tỉnh Hải Dương, đe doạ lây lan toàn vùng châu thổ sông Hồng. Ngày 26/2/2007 tức mùng 10 Tết, Bộ trưởng Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn Cao Đức Phát cảnh báo người dân miền Bắc tích cực phòng chống dịch cúm H5N1 tái phát, sau khi 1 ổ dịch được xác nhận là đã bùng phát trong những ngày đầu năm ở tỉnh Hải Dương.

Chúng tôi trao đổi nhanh với ông Đồng Văn Chúc Chi Cục Trưởng Chi Cục Thú Y Hải Dương và được ông cho biết.
Ông Đồng Văn Chúc: Ở tỉnh Hải Dương ngày 16/2 có xảy ra ở một hộ nuôi 10.500 con gà bị chết rải rác. Khi được tin thì ngày 18/2 chúng tôi xác định là dịch cúm gia cầm và tiêu huỷ ngay. Đến buổi trưa ngày 18 chúng tôi tiêu huỷ toàn bộ số gia cầm của hộ gia đình ông Trương Quang Tạo.
Chúng tôi thực hiện triệt để các biện pháp phòng chống dịch, do đó hơn 10 ngày qua toàn bộ huyện Thanh Miện và khu vực đó không có ổ dịch tái phát. Chúng tôi coi như khoanh gọn trong hộ gia đình ông Tạo mà thôi. Hôm nay (27/2/2007) chúng tôi tiến hành tiêm phòng vắc xin cho đàn gia cầm 65 ngàn con của toàn bộ năm xã xung quanh khu vực đó.
Nam Nguyên: Thưa ông có cấm di chuyển sản phẩm gia cầm ra khỏi huyện Thanh Miện hay không?
Ông Đồng Văn Chúc: Sau khi tiêu huỷ đàn gia cầm chúng tôi đã thành lập các chốt tại xã có dịch và các xã chung quanh. Lệnh này đang duy trì cho hết 21 ngày, không cho buôn bán vận chuyển gia cầm ra khỏi xã Đoàn Tùng và 5 xã chung quanh. Những xã khác ở xa thì vẫn hoạt động bình thường.
Khả năng lây lan
Chúng tôi cũng ý thức vấn đề này, Hải Dương có mật độ chăn nuôi gia cầm rất cao. Do đó chúng tôi quyết liệt áp dụng các biện pháp chống dịch để khống chế dịch không cho lây lan trên diện rộng. Đồng thời trên đia bàn tỉnh chúng tôi chỉ đạo tiêm phòng vắc xin sớm cho đàn gia cầm toàn tỉnh.
Nam Nguyên: Thưa ông với vị trí của Hải Dương gần cả Hà Nội lẫn hải phòng, lại tiếp giáp nhiều tỉnh ở đồng bằng sông Hồng, liệu dịch có thể lây lan toàn vùng châu thổ hay không, ông đánh giá khả năng này như thế nào?
Ông Đồng Văn Chúc: Chúng tôi cũng ý thức vấn đề này, Hải Dương có mật độ chăn nuôi gia cầm rất cao. Do đó chúng tôi quyết liệt áp dụng các biện pháp chống dịch để khống chế dịch không cho lây lan trên diện rộng. Đồng thời trên đia bàn tỉnh chúng tôi chỉ đạo tiêm phòng vắc xin sớm cho đàn gia cầm toàn tỉnh.
Đồng thời chúng tôi phát động một chiến dịch khử trùng tiêu độc vệ sinh môi trường toàn tỉnh. Chúng tôi nghĩ rằng những biện pháp đó sẽ khống chế được dịch và khoanh được dịch ở Hải Dương.
Nam Nguyên: Thưa ông có phải là đàn gà bị dịch là vì không được tiêm phòng?
Ông Đồng Văn Chúc: Đàn gà của ông Tạo chưa được tiêm phòng, một thời gian dài Hải Dương không có dịch người dân chủ quan lơ là. Lúc chúng tôi tổ chức tiêm phòng thì gia đình này không tiêm phòng dẫn đến phát sinh dịch bệnh.
Nam Nguyên: Tổng đàn gia cầm của Hải Dương hiện nay là bao nhiêu?
Ông Đồng Văn Chúc: Tỉnh Hải Dương hiện nay có khoảng hơn 7 triệu con cả gia cầm và thuỷ cầm.
Nam Nguyên: Thưa ông sẽ có đủ thuốc để tiêm phòng cho số lượng gia cầm thuỷ cầm đó hay không?
Những địa điểm ngoài vùng dịch thì vẫn sinh hoạt bình thường, trong gia đình chúng tôi nói chung là hạn chế, thay vì gà vịt thì sử dụng thịt lợn hoặc thuỷ hải sản. Ở nông thôn nhu cầu sử dụng cũng ít thôi.
Ông Đồng Văn Chúc: Vắc xin thì chúng tôi đã sơ bộ điều tra số gà nuôi dài ngày trong diện tiêm phòng cũng như vịt và ngan, Chúng tôi đã đăng ký với trung ương rồi, nhưng hiện nay vắc xin chưa về tới. Nhưng chúng tôi tin chắc là sẽ đủ vắc xin.
Thay đổi các món ăn
Một phụ nữ ở Huyện Thanh Miện nói rằng người dân đã quen với cúm gia cầm trong mùa dịch 2004, nhưng gia đình bà thì ngay lập tức thay đổi các món ăn trên mâm cơm hàng ngày:
“ Những địa điểm ngoài vùng dịch thì vẫn sinh hoạt bình thường, trong gia đình chúng tôi nói chung là hạn chế, thay vì gà vịt thì sử dụng thịt lợn hoặc thuỷ hải sản. Ở nông thôn nhu cầu sử dụng cũng ít thôi.”
Nổi tiếng với đặc sản bánh đậu xanh, tỉnh Hải Dương nằm ở đồng bằng sông Hồng, tỉnh lỵ là thành phố Hải Dương cách Hà Nội 57 km về phía Tây, vị trí giáp ranh 6 tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hưng Yên và Hải Phòng.
Thật ra những thông tin về ổ dịch tái bùng phát đã có từ ngày mùng một Tết, nhưng tỉnh và Cục Thú Y thống nhất với nhau sẽ không công bố dịch. Theo Vietnam Net các ban ngành có quan điểm là ổ dịch tạm thời được khống chế, chuồng trại được tiêu độc khử trùng.
Có thể vì những lý do tế nhị, như ba ngày Tết đầu năm không ai muốn nói những chuyện không vui. Hơn nữa theo báo chí, ngày 22/2/2007 tức mùng 6 Tết, thứ trưởng NN&PTNT Bùi Bá Bổng còn khẳng định là sẽ chính thức công bố hết dịch cúm gia cầm trên toàn quốc vào ngày 27/2/2007. Thời điểm này đã đi qua và cuộc chiến phòng chống vi rút H5N1 ở VN vẫn còn tiếp diễn.
Dịch cúm gia cầm từng làm 42 ngừơi VN thiệt mạng trong mùa dịch mấy năm trước. Đầu năm dương lịch 2007, sau một năm im ắng dịch cúm H5 tái bùng phát ở vùng đồng bằng sông Cửu Long khiến phải tiêu huỷ hơn 40 ngàn gà vịt. Tuy nhiên các ổ dịch đã được khống chế và một tháng qua ở vựa lúa miền Tây không bùng phát ổ dịch mới.