Tình trạng rầy nâu ở đồng bằng Cửu Long và biện pháp phòng chống
2006.11.21
Gia Minh, phóng viên đài RFA
Tình hình rầy nâu mang virus gây bệnh vàng lùn- lùn xoắn lá tiếp tục diễn biến phức tạp ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Tại nhiều địa phương dịch đang lây lan rất nhanh. Gia Minh hỏi chuyện ông Hồ Văn Chiến, giám đốc Trung tâm Bảo vệ Thực vật Phía Nam về vấn đề liên quan. Trước hết ông cho biết nguyên do phức tạp của tình hình.

Ông Hồ Văn Chiến: Phức tạp vì nguồn bệnh vẫn còn. Do rầy nâu di trú, mà nhiều tỉnh thì diện tích lúa mùa còn khá lớn, mật số rầy khá cao. Nếu gío mùa đông bắc tới, mà xuống giống đông xuân thì rầy theo hướng gió và đáp xuống thì truyền bệnh.
Gia Minh: Hồi tuần qua Cục Bảo vệ thực vật và các cơ quan chức năng họp và đưa ra biện pháp vậy những biện pháp chính là gì?
Ông Hồ Văn Chiến: Hiện nay một là thành lập hệ thống bẫy đèn của các quận huyện. Theo dự báo là từ 25 đến 30 tháng 11 rầy bay, mà lúc nước rút dân xuống giống; nếu rầy đến lúc xuống giống thì rầy chết rồi, và lứa sau cách lứa đầu một tháng nên lúa đã cứng rồi.
Nhưng nông dân phải theo dõi thông báo của hệ thống bẫy đèn để xúông giống và né dịp rầy bay. Ở chỗ mà không né đuợc thì chúng tôi phổ biến sổ tay hứong dẫn cho nông dân, các tỉnh thì có dự phòng thuốc cho tỉnh.
Gia Minh: Các sổ tay in bao nhiêu và khi nào đến tay nông dân?
Ông Hồ Văn Chiến: Dự trù từ 3- 5 triệu. Trong một tuần nữa sẽ đến tay nông dân.
Theo khảo sát của chúng tôi thì các giống lúa tại ĐBSCL đều nhiễm, từ nặng đến trung bình. Khi rầy đến ruộng và chích vào lúa thì sẽ bị lây rồi. Lượng giống chống rầy thì hiện nay chưa nhiều. Chúng tôi khuyến cáo nông dân nên sử dụng giống sạch và tốt, và quản lý rầy nâu. Vấn đề giống là vấn đề lâu dài.
Gia Minh: Việc sử dụng giống kháng rầy thế nào?
Ông Hồ Văn Chiến: Theo khảo sát của chúng tôi thì các giống lúa tại ĐBSCL đều nhiễm, từ nặng đến trung bình. Khi rầy đến ruộng và chích vào lúa thì sẽ bị lây rồi.
Lượng giống chống rầy thì hiện nay chưa nhiều. Chúng tôi khuyến cáo nông dân nên sử dụng giống sạch và tốt, và quản lý rầy nâu. Vấn đề giống là vấn đề lâu dài.
Gia Minh: Lâu nay đã gặp trường hợp tương tự như thế này chưa?
Ông Hồ Văn Chiến: Trước đây có dịch vào năm 90-91; tuy nhiên nguồn bệnh thấp, lúc đó chỉ trị rầy chứ không trị nguồn bệnh. Hiện nay thì kết hợp giữa hai cái là nguồn bệnh tại chỗ và mật số rầy nâu khá cao. Tỉ lệ là từ 45 đến 70% rầy mang mầm bệnh, virus truyền hiện nay là truyền bền, có nghĩa là truyền suốt cuộc đời của rầy.
Các tỉnh hiện đang tập huấn cho nông dân để hiểu về bệnh này, chúng ta quản lý rầy là chủ yếu chứ không thể quản lý bệnh được. Song song đó là vứt bỏ nguồn bệnh tại chỗ.
Gia Minh: Xin cám ơn ông.
Thông tin trên mạng:
- Rice pest
- Rice Pest Management Guidelines--UC IPM
- Bệnh vàng lùn - Lúa cỏ (Rice grassy stunt virus)
- “BỆNH VÀNG LÙN” HẠI LÚA TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
- Kinh nghiệm trồng lúa Bao Thai Vụ Mùa
Những bài liên quan
- Hiệp Hội Lương Thực Việt Nam khẩn cấp yêu cầu cho thực hiện các hợp đồng xuất khẩu gạo đã ký kết
- Do dịch rầy nâu, sản lượng lúa của các tỉnh vùng ĐBSCL giảm mạnh
- Intel hợp tác với UNDP để thành lập 13 trung tâm thông tin nông thôn ở Việt Nam
- Việt Nam ngừng xuất khẩu gạo để bảo đảm an ninh lương thực
- Vì sợ rầy, một nông dân đã sáng chế được máy diệt rầy
- Nông dân Việt Nam sau khi gia nhập WTO?
- Sử dụng các loại chế phẩm sinh học trong việc chống sâu bệnh rầy nâu
- Việt Nam tìm cách ứng phó với nạn dịch bệnh phá hoại hoa màu
- Nông dân 10 tỉnh Việt Nam được tiếp cận với Internet