Trò chơi “mèo đuổi chuột” trên mạng Internet
2006.12.25
Trà Mi, phóng viên đài RFA
Internet không chỉ là chiếc cầu nối giúp con người vượt mọi rào cản về thời gian hay không gian để tiếp cận với thế giới bên ngoài, mà cũng chính nó là chiếc chìa khoá giải mã những rào cản, những “bức tường lửa” mà các chính quyền độc tài sử dụng để ngăn chặn các luồng tự do thông tin trên toàn cầu.
Không thể đo lường những thành quả mà nền khoa học công nghệ thông tin đã mang lại cho đời sống con người. Đặc biệt, sự xuất hiện của internet đã góp phần thay đổi cuộc sống của chúng ta về nhiều mặt. Với sự tiện ích và tính đa năng ngày càng tiến bộ, internet đã trở thành “chiếc đũa thần” biến những điều không thể thành có thể.
Nếu trước kia, thư từ liên lạc từ Việt Nam ra nước ngoài phải mất hàng tháng trời, hay chí ít là vài ngày trong trường hợp nội địa, mới tới tay người nhận, thì giờ đây, chúng ta có thể gửi và nhận thư điện tử trong chớp mắt, cho dù cách xa cả vòng trái đất.
Một ví dụ khác, trước đây, người dân trong nước biết đến tin tức bên ngoài qua báo-đài nội địa, và dĩ nhiên, chỉ được biết những thông tin mà nhà nước cho phép. Giờ đây, chỉ cần một cái nhấp chuột là mọi người có thể cập nhật từng phút, từng giây tất cả mọi thông tin nóng bỏng nhất đang diễn ra ở khắp nơi trên toàn cầu.
Rõ ràng internet đã chắp thêm đôi cánh cho công dân ở các nước thiếu tự do thông tin như Việt Nam mở mang tầm nhìn và tìm hiểu về những vấn đề nhạy cảm, các đề tài liên quan đến nhân quyền, hay các nền dân chủ-tự do thực thụ trên thế giới. Dưới con mắt của người dân khao khát tự do thông tin và các tổ chức bênh vực nhân quyền quốc tế, đây chính là nguyên nhân của các chính sách quản lý, kiểm soát internet chặt chẽ từ phía nhà nước Việt Nam, hầu ngăn chặn những thông tin bất lợi cho giới cầm quyền.
“Bức tường lửa”
Mặc dù chính quyền vẫn luôn khẳng định ở Việt Nam có tự do internet, các biện pháp kiểm duyệt chỉ nhằm ngăn chặn thông tin đồi truỵ, độc hại, thế nhưng kết quả khảo sát của các cơ quan quốc tế khẳng định những “bức tường lửa” của nhà cầm quyền Hà Nội chủ yếu nhắm vào các trang web có nội dung chính trị, dân chủ, nhân quyền thay vì các website khiêu dâm.
Bản thân tôi tới các dịch vụ internet người ta đều không cho tôi vào. Ở Việt Nam, việc tìm kiếm thông tin qua mạng internet rất khó khăn, tình hình chẳng có gì thay đổi, cải thiện. Ví dụ như trưa hôm nay tôi cũng có ra một tiệm internet để đọc mail và truy cập thông tin thì đều bị chặn hết.
Anh Đình Nguyên, thành viên của khối 8406, cho biết việc truy cập thông tin ở Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt đối với những người công khai đấu tranh dân chủ như anh:
“Bản thân tôi tới các dịch vụ internet người ta đều không cho tôi vào. Ở Việt Nam, việc tìm kiếm thông tin qua mạng internet rất khó khăn, tình hình chẳng có gì thay đổi, cải thiện. Ví dụ như trưa hôm nay tôi cũng có ra một tiệm internet để đọc mail và truy cập thông tin thì đều bị chặn hết.
Mình vào các trang web nước ngoài như của đài Á Châu tự do thì đều bị từ chối. Ngay cả cái đường dẫn proxy đài cung cấp cho tôi, tôi cũng không vào đựơc. Quy trình vào sử dụng phòng net bắt buộc khách hàng phải xuất trình chứng minh nhân dân. Lúc đó dịch vụ net sẽ cung cấp cho mình một user name và password để truy cập net.
Theo đúng trình tự thủ tục này thì có nghĩa là tất cả mọi thông tin, giao dịch của mình trên net đều bị kiểm soát hết. Bây giờ còn chặt hơn. Các dịch vụ đều có cài phần mềm do bưu điện cung cấp, ngăn cản tất cả các website mà nhà nước cho là phản động, đi trái lại với chính sách của nhà nước thì đều bị gạt ra hết.”
Tuy nhiên, một điều đáng mừng cho những ai khát khao tự do thông tin là các kỹ thuật kiểm duyệt internet của nhà nước càng tinh vi thì những phương thức phá vỡ sự kèm kẹp đó lại càng phát triển. Có người đã ví von thực trạng này như trò chơi “mèo đuổi chuột”. Tuy chưa phân thắng bại, nhưng điều này đã phần nào khẳng định chân lý “Ở đâu có áp bức, nơi đó sẽ có đấu tranh” vì con người vốn yêu chuộng tự do, dân chủ.
Biện pháp vượt tường lửa thông dụng đựơc nhiều người biết đến phải kể đến proxy, do những người ở các quốc gia tự do thông tin tạo ra. Qua đó, người sử dụng ở các nước bị kiểm duyệt internet có thể truy cập vào các trang bị ngăn chặn. Tuy nhiên, lực lựơng kiểm soát thông tin của nhà nước đã có thể đối phó với giải pháp này. Khi họ truy tìm và xác định được một proxy, họ có thể ngăn chặn việc tiếp cận nó giống như cách họ ngăn cản các trang web khác mà thôi.
Trang web www.anonymouse.org
Ngoài biện pháp proxy giúp vượt tường lửa, trên thế giới đã xuất hiện những giải pháp hữu hiệu hơn. Một trong số này là trang web www.anonymouse.org do một sinh viên IT tại Đức tên là Alexander Pircher tạo dựng năm 1997. Người sử dụng chỉ việc đánh địa chỉ trang web cần truy cập vào ô nhỏ trên trang chính của website này là máy chủ của trang web này sẽ kiếm và tải về thông tin cần tìm.
Psiphon là một chương trình phần mềm nhằm mục đích phá vỡ sự kiểm duyệt internet của các chính phủ, giúp người dân có điều kiện tiếp cận với tự do thông tin nhiều hơn. Một người dùng internet ở các nước không bị tường lửa ngăn chặn như Mỹ hay Canada cài đặt chương trình Psiphon vào máy tính của mình, sau đó đưa những thông tin kết nối cho vài người thân tín hay bạn bè ở các quốc gia bị kiểm soát internet.
Lúc đó, máy tính của người sử dụng chỉ vận hành như một phương tiện để hiển thị thông tin mà thôi. Đối với cư dân các nước có tự do internet, cách thức này quả là mất thời gian vì “cánh cổng quá giang” sẽ khiến thông tin truy cập chậm hơn và chất lượng hình ảnh, âm thanh nhiều khi không tốt.
Thế nhưng đối với người dân tại những quốc gia bị kiểm duyệt internet, phương thức này giúp họ có thể vào được các trang web bị chặn tường lửa một cách an toàn hơn, vì về mặt kỹ thuật, họ chỉ viếng thăm trang Anonymouse, chứ không phải bất kỳ trang web nào khác.
Không để lại dấu vết truy cập thì cũng có nghĩa là tránh được sự dòm ngó của lực lựơng an ninh mạng. Ước tính hiện mỗi ngày có hơn 3 triệu người truy cập thông tin nhờ vào trang Anonymouse.
Chủ nhân của nó cho biết ông sáng lập ra trang web này với hy vọng tạo điều kiện cho mọi người trên thế giới thực hành một trong những quyền tự do căn bản quy định trong bản “Tuyên ngôn nhân quyền toàn cầu”, đó là tự do thông tin. Hiện ông Pircher đang cùng một số bạn bè nâng cấp phần mềm này để phát huy hiệu quả tối đa của nó.
Chương trình Pshiphon
Đầu tháng này, các nhà khoa học thuộc phòng thí nghiệm Citizen Lab của trường đại học Toronto, Canada, cũng vừa công bố một giải pháp mới giúp vượt tường lửa. Đó là một chương trình phần mềm miễn phí mang tên Psiphon. Trong cuộc trao đổi với chúng tôi, giáo sư Ronald Deibert, giám đốc phòng thí nghiệm Citizen Lab cho biết:
“Psiphon là một chương trình phần mềm nhằm mục đích phá vỡ sự kiểm duyệt internet của các chính phủ, giúp người dân có điều kiện tiếp cận với tự do thông tin nhiều hơn. Một người dùng internet ở các nước không bị tường lửa ngăn chặn như Mỹ hay Canada cài đặt chương trình Psiphon vào máy tính của mình, sau đó đưa những thông tin kết nối cho vài người thân tín hay bạn bè ở các quốc gia bị kiểm soát internet.
Những thông tin này bao gồm địa chỉ IP của máy chủ, tên đăng ký sử dụng, và mật khẩu. Khi có được những thông tin này, người sử dụng ở các nước thiếu tự do internet sẽ có thể tha hồ truy cập vào bất cứ trang web nào mà họ thích, tránh được sự ngăn chặn, cản trở của chính quyền.
Những người mà bạn định cung cấp thông tin kết nối tốt nhất nên là những người quen biết, đáng tin cậy, thường giữa gia đình, bạn bè với nhau, hay giữa những cộng đồng sinh sống ở hải ngoại với người dân trong nước như giữa người Hoa, người Việt ở nước ngoài với người bản xứ trong nước, hoặc giữa các thành viên của một tổ chức phi chính phủ nào đó hoạt động trong và ngoài nước, và thậm chí một ký giả nước ngoài có thể cài đặt chương trình Psiphon vào máy tính của mình ở nhà trước khi sang công tác ở các quốc gia siết chặt internet để có thể truy cập được các trang mạng cần thiết mà không bị tường lửa của chính quyền nước đó ngăn chặn. Cho nên có thể nói đối tượng sử dụng và cung cấp chương trình Psiphon là đa hình vạn trạng.
Miễn là mối quan hệ giữa người cung cấp và sử dụng Psiphon đáng tin cậy, hầu như ít có khả năng an ninh chính quyền sở tại có thể phát hiện và ngăn cản, chỉ trừ khi người cung cấp Psiphon cho bạn tố cáo bạn thì những hoạt động trên net của bạn sẽ bị cơ quan công lực phát hiện. Psiphon hoạt động theo kiểu kết nối SSL hoặc kết nối bảo mật HTTPS giống như cách kết nối khi người ta thực hiện giao dịch thương mại trên mạng.”
Dù cuộc chiến giữa các kỹ thuật kiểm duyệt internet và những biện pháp vượt tường lửa có thể sẽ vẫn tiếp diễn, nhưng người ta cho rằng các nỗ lực giúp cởi trói thông tin đang càng ngày càng chứng tỏ hiệu quả mạnh mẽ và thiết thực hơn.
Những bài liên quan
- Nhân vật của năm 2006: BẠN
- Việt Nam công khai hoá tình hình vốn nhà nứơc trên mạng internet
- Thực trạng về “tự do internet” ở Việt Nam
- Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 14-12-2006)
- Phương tiện tranh đấu mới của các nhà dân chủ Việt Nam
- Trao đổi thư tín với thính giả ngày 7-12-2006
- Chương trình Psiphon miễn phí giúp vượt tường lủa
- Hội luận “Tự Do, Dân Chủ, và Nhân Quyền cho Việt Nam” trên diễn đàn Paltalk
- Chỉ thị 37/CP của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhìn dưới góc độ pháp lý