Thiệt hại nặng do bão số một gây ra: ai là người chịu trách nhiệm?
2006.05.26
Trường Văn, phóng viên đài RFA
Cơn bão Chanchu hay còn gọi là bão số một theo tên đặt của Trung Tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương đã gây thiệt hại nặng nề về nhân mạng cho ngư dân Quãng Nam, Đà Nẳng, Quãng Ngãi và Bình Định. Ai chịu trách nhiệm trong việc này?
Ông Nguyễn Ngọc Trân, Phó Chủ nhiệm Ủy ban đối ngọai của Quốc hội Việt Nam cho rằng Bộ Thủy Sản, Ban Chỉ Đạo Phòng chống bão lụt trung ương, Ủy ban quốc gia tìm kiếm, cứu nạn, Trung Tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương và Ủy ban Nhân dân các tỉnh ven bờ phải có trách nhiệm.
Xin mời quý thính giả theo dõi phần tường trình sau đây của Trường Văn qua ý kiến của một số người dân vùng bị nạn.
Trả lời phỏng vấn của báo Sàigòn Giải Phóng, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Trân cho biết là trong kỳ họp này, ông sẽ chất vấn Bộ Trưởng Bộ Thủy Sản về chương trình đánh bắt xa bờ, cụ thể là việc đầu tư trang bị hệ thống thông tin cho các tàu phải đi xa đến tận các ngư trường quốc tế.
Khi hỏi chuyện các gia đình các ngư dân có tàu đánh bắt xa bờ về hệ thống liên lạc giữa đất liền và các tàu cá họat động tại các vùng biển xa, chúng tôi nhận được các câu trả lời sau đây: “Các tàu đều có máy bộ đàm để liên lạc.”
Một bà có thân nhân đi biển một hai tháng mới về cũng cho biết: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Như vậy hầu hết các tàu đều có trang bị các máy bộ đàm để có thể liên lạc về với gia đình thường xuyên. Tuy nhiên nếu một khi gặp sóng to gió lớn thì coi như là việc liên lạc với đất liền gặp rất nhiều khó khăn.
Một thân nhân của ngư dân may mắn trở về cho biết là khi nhận được tin bão đổi hướng quay về vùng các tàu đang trú ẩn thì quá muộn, tàu không thể chạy đua với cơn bão để thóat hiểm.
Theo lời của một nhân chúng sống sót thì vào đêm 13 tháng 5, ông có nghe đài phát thanh thành phố Hồ Chí Minh loan tin là bão số 1 di chuyển theo hướng Tây-Bắc-Tây về phía bờ biển Việt Nam. Sáng 15 tháng 5, đài thành phố Hồ Chí Minh vẫn loan báo là bão vẫn di chuyển chậm về hướng Tây-Bắc-Tây. Do đó, các tàu đánh bắt của Việt Nam đều chạy đến đảo Đông Sa của Trung Quốc để tránh bão.
Trước đó, vào lúc 2 giờ chiều giờ Hồng Kông tức một giờ chiều giờ Việt Nam ngày 14 tháng 5, đài quan sát Hồng Kông loan báo là bão đổi hướng đi về hướng Bắc. Các đài khí tượng Nhật Bản và Hoa Kỳ cũng loan báo tương tự và những loan báo này tỏ ra chính xác sau đó.
Do đó nhiều người cho rằng nếu Trung Tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương của Việt Nam theo dõi tin tức của đài quan sát Hồng Kông thì các ngư dân Việt Nam có thể tránh được tai họa của bão số 1.
Những bài liên quan
- Ngư dân miền Trung, nạn nhân của công tác dự báo thời tiết kém cỏi
- Việt Nam tiếp tục tìm kiếm nạn nhân cơn bão số 1
- Nhiều ngư phủ lâm nạn trong cơn bão số 1 đã về đến Đà Nẵng
- Những thông tin mới nhất và bài học từ cơn bão Chanchu
- Số người chết và mất tích do cơn bão số 1 gây ra ngày càng tăng cao
- Việt Nam tiếp tục các nỗ lực cứu vớt các nạn nhân của cơn bão số 1
- Hàng trăm ngàn người Trung Quốc phải di tản tránh bão
- Bão số 1 mạnh dần khi tiến vào bờ biển miền Trung Việt Nam
- Nuôi tôm, đánh bạc với ông Trời
- Cá chết hàng loạt, nông dân vỡ nợ
- Cá tra tăng giá nhưng giới nuôi cá lại lo ngại
- Ngành tàu biển Việt Nam thuộc loại kém an toàn trên thế giới
- VASEP nộp đơn yêu cầu Mỹ xem lại mức thuế áp dụng cho hàng xuất khẩu Việt Nam
- Quảng Ngãi: hàng trăm ngư dân đến viếng xác cá ông nặng 12 tấn
- Trận lũ bất ngờ gây nhiều thiệt hại cho người dân miền Trung
- Không còn hy vọng tìm thấy nạn nhân sống sót vì đất truồi ở Philippines
- Hàng trăm người chết và mất tích vì đất lở ở Philippine
- Chính phủ Việt Nam quyết định ngưng chương trình đánh bắt xa bờ
- Thị trường thủy sản Việt Nam có nhiều hứa hẹn trong năm 2006
- Các tỉnh phía đông và trung du Bắc Bộ có mưa phùn và trời trở rét