Thế hệ lãnh đạo mới tại Việt Nam
2006.08.23
Lê Dân, phóng viên đài RFA
Việt Nam đã có một thế hệ lãnh đạo mới từ hơn hai tháng nay. Hôm thứ Hai, đài phát thanh quốc tế Singapore có bài tìm hiểu về sự kiện của Việt Nam qua mắt nhìn của 3 chuyên gia quốc tế. Biên tập viên Lê Dân lược thuật một số chi tiết đáng chú ý như sau.

Bài "Việt Nam thay đổi sự lãnh đạo" xuất hiện trên tạp chí Á châu hàng tuần trên đài phát thanh Quốc tế Singapore hôm thứ Hai nhận xét rằng năm 2006 này là thời điểm ý nghĩa nhất của Việt Nam khi trở nên thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới.
Song song đó, nhiều người cảm thấy có một làn sóng đổi mới nào đó diễn ra cùng với sự kiện lần đầu tiên Việt Nam có hai nhà lãnh đạo cao cấp nhất cùng xuất thân từ miền Nam. Điều đó sẽ tác động ra sao đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam?
Những gương mặt mới
Tạp chí Á châu phỏng vấn ba chuyên gia là giáo sư Carlyle Thayer thuộc Viện đại học New South Wales của Australia, tiến sĩ Adam McCarty thuộc viện Kinh tế Mekong ở Việt Nam, và ông Adam Sitkoff của phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội.
Chủ tịch nước và Thủ tướng mới đầu là người miền Nam, sẽ mang lại những kinh nghiệm kinh doanh và làm việc với giới đầu tư nước ngoài. Họ có thể thấy thoải mái với môi trường như vậy hơn là các đồng sự gốc miền Bắc.
Trước tiên giáo sư Carl Thayer cho biết theo lệ thường thì Việt Nam dành 3 chức vị lãnh đạo cao nhất chia đều cho ba miền. Kỳ này chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đều là người miền Nam, nhưng vẫn còn tổng bí thư Nông Đức Mạnh và chủ tịch Quốc hội Trương Vĩnh Trọng là người miền Bắc.
Do đó sự phân chia vùng miền ở cấp lãnh đạo cao nhất vẫn không có ý nghĩa gì quan trọng khác với thông lệ. Nhất là ba phó Thủ tướng cũng được phân bổ theo lối như vậy.
Điều mà giáo sư Carl Thayer nhấn mạnh là Việt Nam đang trong tiến trình thay đổi thế hệ lãnh đạo một cách tuần tự trẻ hơn. Cứ mỗi 5 năm sau đại hội đảng là có khoảng 1/3 nhân sự bộ Chính trị thôi việc và được điền khuyết bằng những người trẻ hơn.
Có sự thay đổi nào chăng thì theo giáo sư Carl Thayer là ở chỗ chủ tịch nước và Thủ tướng mới đầu là người miền Nam, sẽ mang lại những kinh nghiệm kinh doanh và làm việc với giới đầu tư nước ngoài. Họ có thể thấy thoải mái với môi trường như vậy hơn là các đồng sự gốc miền Bắc.
Tham nhũng sẽ tệ hại hơn
Về những vụ tham nhũng đầy tai tiếng vì ở cấp cao vừa xảy ra ngay trước khi Việt Nam thay đổi cấp lãnh đạo, tiến sĩ Adam McCarty thuộc Viện Kinh tế Mekong ở Việt Nam nhận xét rằng nếu không có vụ tai tiếng nào xảy ra và bị vạch trần trước công luận, thì có lẽ đó là chỉ dấu rằng tham nhũng còn tệ hai và nghiêm trọng.
Do đó những nhà lãnh đạo tốt phải can đảm nhìn nhận và đương đầu với chúng một cách công khai, minh bạch. Nạn tham nhũng ai cũng biết là vẫn hoành hành tại Việt Nam và nhiều nước khác trong vùng.
Những nhà lãnh đạo tốt phải can đảm nhìn nhận và đương đầu với chúng một cách công khai, minh bạch. Nạn tham nhũng ai cũng biết là vẫn hoành hành tại Việt Nam và nhiều nước khác trong vùng. Vấn đề là cấp lãnh đạo có kiên quyết và triệt để tiêu diệt nó hay không.
Vấn đề là cấp lãnh đạo có kiên quyết và triệt để tiêu diệt nó hay không. Do đó vụ tham nhũng tai tiếng ở cấp cao bị báo chí phanh phui ngay trước đại hội đảng vừa qua là một dấu hiệu cho thấy thiện chí của lãnh đạo.
Tiến sĩ McCarty cho là từ khởi điểm này, Việt Nam cần xây dựng một hệ thống minh bạch hơn để chống tham nhũng trong các tiến trình đấu thầu, thiết lập thêm những bộ phận chống tham nhũng và cho họ quyền tự trị và hoạt động độc lập bên ngoài Nhà nước.
Theo ông nhận xét thì hiện đã có thêm nhiều ý kiến và hành động theo hướng vừa nói. Nếu Việt Nam muốn đoạt được vị trí trên sân khấu thế giới thì cần có thêm nhiều cải tổ nữa.
Đà tăng trưởng kinh tế ?
Ngoài vấn đề tận diệt tham nhũng thì Việt Nam còn cần làm những gì thêm nữa để giữ vững đà tăng trưởng kinh tế hiện nay, sau khi đã hội nhập cùng 149 nền kinh tế khác trên thế giới?
Ông Adam Sitkoff thuộc phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội nói với biên tập viên Justin Teo của đải Phát thanh Quốc tế Singapore khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới không có nghĩa là mọi mục tiêu đã đạt được.
Gia nhập WTO nền kinh tế Việt Nam sẽ cởi mở và ổn định hơn, nhưng cũng có rất nhiều vấn đề cần phải đối phó. Đặc biệt là Việt Nam cần phải tăng cường tính minh bạch trong mọi hoạt động và nâng cao tinh thần trách nhiệm trong mọi lãnh vực.
Dĩ nhiên là lúc đó nền kinh tế Việt Nam sẽ cởi mở và ổn định hơn, nhưng cũng có vài lãnh vực cần mở rộng thêm nữa, thuế suất còn phải tiết giảm hơn nữa và rất nhiều vấn đề cần phải đối phó. Đặc biệt là Việt Nam cần phải tăng cường tính minh bạch trong mọi hoạt động và nâng cao tinh thần trách nhiệm trong mọi lãnh vực.
Ông Adam Sitkoff kết luận rằng Việt Nam còn rất nhiều việc phải làm sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, nếu muốn giữ được đà tăng trưởng như hiện nay.
Quý thính giả muốn nghe nguyên văn và đầy đủ các nhận định này trên đài Phát thanh Quốc tế Singapore xin truy cập vào trang web của đài này tại địa chỉ www.rsi.sg.
Thông tin trên Internet
Các tin, bài liên quan
- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giải thể Ban Nghiên Cứu của Thủ tướng Chính Phủ
- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đi thăm Khu công nghệ cao Hòa Lạc
- Giới lãnh đạo mới và khả năng để lèo lái đất nước (phần 2)
- Giới lãnh đạo mới và khả năng để lèo lái đất nước
- Việt Nam sẽ ân xá cho gần 10 ngàn tù nhân vào dịp 2-9
- Các nhà lãnh đạo mới ở Việt Nam nói gì?
- Việt Nam khẳng định quyết tâm chống tham nhũng và đẩy mạnh cải tổ
- Cảm nhận của người dân về thành phần lãnh đạo mới tại Việt Nam
- Quốc hội Việt Nam bỏ phiếu thông qua thành phần chính phủ
- Quốc hội Việt Nam thông qua các chức vụ lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ
- Quốc hội Việt Nam thông qua thành phần nhân sự lãnh đạo
- Thủ tướng Phan Văn Khải tuyên bố sẽ về nghỉ hưu
- Phỏng vấn Giáo sư Carl Thayer về nội tình đảng CSVN và Ðại hội 10
- Phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ trực tiếp điều hành Bộ Giao thông Vận tải
- Quốc hội Việt Nam khóa 11 khai mạc kỳ họp thứ 7 tại Hà Nội
- Việt Nam muốn mở rộng các quan hệ song phương với Hoa Kỳ