Nguyễn Khanh, phóng viên đài RFA
Trong một hành động lịch sử để chứng tỏ quyền hành, Trung Quốc đã ban hành luật quy định những điều kiện để công nhận các tu sĩ Phật Giáo Tây Tạng đầu thai sau ngày viên tịch. Luât sẽ được thi hành kể từ ngày mùng 1 tháng 9 tới đây nói rõ chỉ có những tu sĩ Phật Giáo Tây Tạng hiện đang sinh sống trong lãnh thổ Hoa Lục mới được nhà nước nhìn nhận là tái sinh sau khi những vị này qua đời.

Ngay tức khắc, các nhà bình luận và giới truyền thông khắp nơi tin rằng luật do Bắc Kinh đặt ra nhắm vào một nhân vật duy nhất: người đó là Ðức Ðạt Lai Lạt Ma, vị lãnh đạo tinh thần của nhân dân Tây Tạng. Vị Phật Sống năm nay 72 tuổi, đang tạm trú ở Ấn Ðộ, cũng là người đang lãnh đạo cuộc tranh đấu đòi tự do cho dân tộc của Ngài.
Tại Sao Trung Quốc lại ban hành một đạo luật như vậy? Chuyện gì sẽ xảy ra? Ðó là câu hỏi Ban Việt Ngữ Ðài Á Châu Tự Do chúng tôi đặt ra với vị khách trong tuần. Khách mời tuần này là Giáo Sư Tiến Sĩ Paul Harrison, một học giả về Phật Giáo Tây Tạng, hiện đang làm việc và giảng dậy tại Trung Tâm Nghiên Cứu Phật Giáo của Ðại Học Stanford, bang California, Hoa Kỳ.
Như thường lệ, cuộc phỏng vấn do Nguyễn Khanh thực hiện và được gửi đến quý thính giả trong khuôn khổ Tạp Chí Câu Chuyện Thời Sự Hàng Tuần.
Thế nào là đầu thai?
Nguyễn Khanh: Trước hết, xin Giáo Sư giải thích hộ thế nào là đầu thai?
Giáo Sư Tiến Sĩ Paul Harrison: Thưa ông, theo niềm tin của người Phật Giáo, tất cả mọi chúng sanh sau khi chết đều đi đầu thai, vì cuộc sống của chúng ta không có sự khởi đầu và cũng chẳng có lúc kết thúc.
Người theo Phật Giáo tin tưởng sau khi chết, thân xác của họ sẽ mục rữa, nhưng họ sẽ trở lại sống với thế gian dưới những hình thức khác nhau và không nhất thiết phải trở lại dưới hình dáng của con người. Thành ra các tín đồ Phật Giáo thường hay nói đến chuyện kiếp trước kiếp sau, thường hay bảo là kiếp trước có thể là một con vật, cây cỏ, đến kiếp này đầu thai thành người, rồi tùy theo đã sống thế nào để được thưởng hay bị phạt ở kiếp sau.
Vì thế, người theo Phật Giáo tin tưởng sau khi chết, thân xác của họ sẽ mục rữa, nhưng họ sẽ trở lại sống với thế gian dưới những hình thức khác nhau và không nhất thiết phải trở lại dưới hình dáng của con người. Thành ra các tín đồ Phật Giáo thường hay nói đến chuyện kiếp trước kiếp sau, thường hay bảo là kiếp trước có thể là một con vật, cây cỏ, đến kiếp này đầu thai thành người, rồi tùy theo đã sống thế nào để được thưởng hay bị phạt ở kiếp sau.
Ðiều chúng ta cần phải để ý đến là giữa chúng sanh, có những người dầy công tu thân, tích đức, nên trước khi chết có thể tự kiểm soát, tự định đoạt kiếp sau sẽ trở lại trần thế như thế nào.
Nói chung, hầu hết những người theo đạo Phật đều có niềm tin như thế. Riêng với Phật Giáo Tây Tạng, niềm tin này lại càng mãnh liệt hơn và trở thành một yếu tố rất đặc biệt trong đời sống tôn giáo của họ.
Nguyễn Khanh: Như Giáo Sư vừa nói, đối với tín đồ Phật Giáo chuyện một người từ giã cõi đời và trở lại với nhân gian là chuyện bình thường, không có gì phải bàn cãi. Nhưng sao chuyện này lại được Chính Quyền Trung Quốc coi trọng đến độ phải ban hành luật quy định điều này, điều nọ?
Giáo Sư Tiến Sĩ Paul Harrison: Lý do khiến Chính Phủ Bắc Kinh phải đặc biệt quan tâm đến chuyện này vì theo Phật Giáo Tây Tạng, các vị Lạt Ma là những vị có thể quyết định sẽ tái sinh ở đâu, như thế nào, dưới dạng nào, để có thể tiếp tục trách nhiệm cứu nhân độ thế mà các Ngài đã làm ở kiếp trước.
Vì vậy đối với tín đồ Phật Giáo Tây Tạng, vị Lạt Ma tái sinh là nhân vật có đủ mọi quyền uy như vị Lạt Ma vừa qua đời, và vị Lạt Ma kế tiếp, tức là vị Lạt Ma tái sinh, là người vẫn tiếp tục được tôn thờ, kính trọng, có uy quyền không chỉ đối với người dân Tây Tạng/// mà còn với tất cả những người tin Ngài.
Tôi xin đơn cử một thí dụ. Ðức Ðạt Lai Lạt Ma hiện nay là vị Ðạt Lai đời thứ 14, được mọi người công nhận và gọi là Vị Phật Sống. Cùng với những Lạt Ma khác, chẳng hạn như Ðức Ban Thiền Lạt Ma, Ngài đóng vai trò tiêu biểu cho Phật Giáo Tây Tạng và cho nước Tây Tạng. Chính vì thế mà Bắc Kinh phải đặc biệt quan tâm đến việc sau khi Ngài viên tịch, tức là sau khi chết, Ngài sẽ trở lại trần gian ở đâu, như thế nào, và ngay bây giờ, chính phủ Trung Quốc ra luật để tìm cách ngăn cản, mục đích là không cho người dân Tây Tạng tôn thờ vị Ðạt Lai Lạt Ma sẽ tái sinh ở đời sau.
2 vị Ðạt Lai Lạt Ma
Nguyễn Khanh: Ðức Ðạt Lai Lạt Ma có nói rằng Ngài sẽ không tái sinh ở trong lãnh thổ Tây Tạng…

Giáo Sư Tiến Sĩ Paul Harrison: Điều đó đúng. Ngài đã nhiều lần công khai nói về chuyện này, về việc Ngài sẽ tái sinh. Tôi nhớ là Ngài có nói rằng có thể Ngài sẽ không tái sinh, tức là đến đời Ðạt Lai Lạt Ma thứ 14 là tạm dừng lại. Ngài cũng đã từng bảo rằng nếu tái sinh, Ngài sẽ không tái sinh ở Tây Tạng nếu quê hương của Ngài vẫn tiếp tục bị cai trị bởi Trung Quốc.
Nguyễn Khanh: Và lúc đó, có thể có 2 vị Ðạt Lai Lạt Ma, một do chính phủ Trung Quốc chọn và công nhận, một do tín đồ Phật Giáo Tây Tạng công nhận và tôn thờ?
Giáo Sư Tiến Sĩ Paul Harrison: Điều đó đúng. Ðây quả là một vấn đề thật quan trọng. Trong suốt bao nhiêu năm qua, Ðức Ðạt Lai Lạt Ma là người đoàn kết nhân dân Tây Tạng làm một, dân của Ngài và cả thế giới đều xem Ngài chính là biểu tượng của đất nước Tây Tạng, vì thế khi Ngài viên tịch, đương nhiên người dân Tây Tạng sẽ trông chờ và đặt trọn niềm tin vào vị Ðạt Lai Lạt Ma tái sinh. Và cũng đương nhiên, Trung Quốc phải tìm cách để cản bớt niềm tin mà người Tây Tạng đang và đã dành cho vị Lạt Ma của họ.
Nguyễn Khanh: Muốn hỏi Giáo Sư là Ðức Ðạt Lai Lạt Ma có thể tự quyết định tái sinh hoặc không tái sinh hay không?
Giáo Sư Tiến Sĩ Paul Harrison: Câu trả lời là có. Ngài có toàn quyền quyết định chuyện đó. Theo niềm tin của người theo Phật Giáo Tây Tạng, những bậc cao tăng như Ngài có thể quyết định đời sau của mình, trong khi người bình thường không làm được điều đó. Ngài có thể chọn một nơi nào đó để tái sinh.
Trong quá khứ, những vị cao tăng và đặc biệt là các vị Lạt Ma trước khi từ trần thường bày tỏ bằng một hay những dấu hiệu để cho tín đồ hiểu rằng các Ngài sẽ đầu thai, sẽ tái sinh ở đâu. Dựa theo các dấu hiệu đó mà người Tây Tạng đi tìm vị Lạt Ma tái sinh của họ.
Nơi tái sinh
Nguyễn Khanh: Nếu Ðức Ðạt Lai Lạt Ma quyết định tái sinh và như Ngài nói là sẽ không ở Tây Tạng, thì muốn hỏi Giáo Sư là thế Ngài sẽ tái sinh ở đâu, ở nơi nào?
Ðức Ðạt Lai Lạt Ma đóng vai trò tiêu biểu cho Phật Giáo Tây Tạng và cho nước Tây Tạng. Chính vì thế mà Bắc Kinh phải đặc biệt quan tâm đến việc sau khi Ngài viên tịch, tức là sau khi chết, Ngài sẽ trở lại trần gian ở đâu, như thế nào, và ngay bây giờ, chính phủ Trung Quốc ra luật để tìm cách ngăn cản, mục đích là không cho người dân Tây Tạng tôn thờ vị Ðạt Lai Lạt Ma sẽ tái sinh ở đời sau.
Giáo Sư Tiến Sĩ Paul Harrison: Mới đây cũng có người hỏi tôi câu này, và tôi trả lời là nên hỏi thẳng Ðức Ðạt Lai Lạt Ma, vì chỉ có Ngài mới biết được thôi. Riêng tôi thì tôi nghĩ như thế này. Người Tây Tạng có một cộng đồng đông đảo ở nước ngoài, họ có mặt ở nhiều quốc gia và như thế, Ngài có thể chọn một nơi để tái sinh.
Nhiều người, trong đó bao gồm cả các vị học giả, các nhà nghiên cứu về Phật Giáo Tây Tạng và ngay chính người Tây Tạng đều tin rằng nếu tái sinh, Ngài sẽ trở lại trần thế qua thân xác của một người Tây Tạng.
Nguyễn Khanh: Suy nghĩ riêng của Giáo Sư về điều này như thế nào?
Giáo Sư Tiến Sĩ Paul Harrison: Tôi chia sẻ quan điểm đó, và tôi còn nghĩ chắc Ngài sẽ tái sinh ở Ấn Ðộ hoặc ở Nepal.
Nguyễn Khanh: Thưa Giáo Sư, liệu Ðức Ðạt Lai Lạt Ma có thể chọn một nơi khác được không? Thí dụ như ở Mỹ chẳng hạn?
Giáo Sư Tiến Sĩ Paul Harrison: Điều đó cũng có thể xảy ra, và nếu tái sinh ở Mỹ thì chắc là Ngài sẽ tái sinh trong cộng đồng người Tây Tạng đang cư ngụ tại Mỹ.
Nguyễn Khanh: Như vậy, liệu có thể khẳng định kiếp sau, Ðức Ðạt Lai Lạt Ma vẫn là một người Tây Tạng không?
Giáo Sư Tiến Sĩ Paul Harrison: Không hẳn như thế. Ngài có thể chọn một gia đình Âu Châu để tái sinh chẳng hạn, và trong quá khứ đã từng có những vị cao tăng được công nhận là tái sinh ở Châu Âu, chứ không bắt buộc phải ở Châu Á.
Nhưng trong trường hợp thật đặc biệt và rất quan trọng cho người Tây Tạng này, tôi tin rằng sau khi Ngài viên tịch, chúng ta sẽ thấy Ngài trở lại bằng thân xác của một người Tây Tạng. Ðừng quên Ðức Ðạt Lai Lạt Ma là biểu tượng của sự đoàn kết và biểu tượng của đất nước Tây Tạng.
Nguyễn Khanh: Cám ơn Giáo Sư Harrison cho cuộc phỏng vấn hôm nay. Ðược biết Giáo Sư là một Phật Tử, Ban Việt Ngữ xin chúc Giáo Sư Thân Tâm An Lạc.
Giáo Sư Tiến Sĩ Paul Harrison: Vâng, xin cám ơn ông.