Xã hội dân sự tại Việt Nam (phần 3)
2006.07.30
Gia Minh, phóng viên đài RFA
Khái niệm 'xã hội dân sự' dù có vẻ mới lạ đối với nhiều người tại Việt Nam. Thế nhưng trong thực tế những họat động tự phát của một 'xã hội dân sự' vẫn tồn tại như theo nhận định của nhiều người.

Trong phần sau, Gia Minh đặt vấn đề đó ra với một chuyên gia chính sách công nước ngoài và quan tâm nghiên cứu về Việt Nam. Đó là ông Scott Fritzen, giáo sư chính sách công tại Đại học Quốc gia Singapore, và Trường chính sách công Lý Quang Diệu ở Singapore. Giáo sư Scott Fritzen có thể sử dụng tiếng Việt để nói chuyện. Và trước hết ông đưa ra định nghĩa chung về khái niệm 'xã hội dân sự'.
Chung nhất thì xã hội dân sự đó là một nhóm trong xã hội họat động cùng nhau họat động vì lợi ích chung của họ, hoặc họ có chung quan điểm, giá trị. Có hai điểm quan trọng trong định nghĩa là tự nguyện và không bắt buộc tức không dựa vào quyền lực của nhà nước để họat động.
Ngoài ra xã hội dân sự là rất đa dạng, như có những tổ chức lớn-chính thức, ví dụ Hội Chữ thập đỏ ở các nước, hay chỉ là những nhóm nhỏ không tổ chức như những nhóm hay gặp nhau để chơi thể thao chẳng hạn.
Gia Minh: Theo định nghĩa đó thì giáo sư thấy tại Việt Nam có tồn tại một xã hội dân sự như thế?
Giáo sư Scott Fritzen: Khái niệm, định nghĩa thì khá chung cho các nước; thế nhưng mỗi quốc gia thể hiện một cơ cấu riêng. Ngoài ra cũng phải hiểu và phân tích theo bối cảnh. Không có xã hội nào trên thế giới mà không có xã hội dân sự, chỉ có vấn đề là hẹp hay rộng. Ở Việt Nam phạm vi họat động trước đây khá hẹp nhưng càng ngày càng rộng.
Khái niệm, định nghĩa thì khá chung cho các nước; thế nhưng mỗi quốc gia thể hiện một cơ cấu riêng. Ngoài ra cũng phải hiểu và phân tích theo bối cảnh. Không có xã hội nào trên thế giới mà không có xã hội dân sự, chỉ có vấn đề là hẹp hay rộng. Ở Việt Nam phạm vi họat động trước đây khá hẹp nhưng càng ngày càng rộng.
Trên thực tế nhà nước không thể ôm hết mọi vấn đề, mà lãnh đạo ở Việt Nam cũng thấy; như họ từng nêu ra các chính sách xã hội hóa trong các lĩnh vực giáo dục, y tế…
Gia Minh: Sự hạn chế thế nào và mức độ mở rộng ra sao?
Giáo sư Scott Fritzen: Trước đây nhà nước đứng ra tổ chức và kiểm sóat hết mọi họat động xã hội; nhưng nay trong lĩnh vực tư nhân, lớn nhỏ- trừ những lĩnh vực nhạy cảm, nhà nước đang cho xu hướng họat động không thuộc nhà nước thì ngày càng rộng, nhất là lĩnh vực tư nhân..
Gia Minh: Những lĩnh vực nhạy cảm là những lĩnh vực nào?
Giáo sư Scott Fritzen: Lĩnh vực đang đuợc nói đến nhiều là báo chí, các dân tộc ở biên giới, lĩnh vực cải cách chính trị.
Gia Minh: Hiệu quả đóng góp của Xã hội dân sự tại Việt Nam ra sao?
Giáo sư Scott Fritzen: Nói chung hiệu quả cao qua phát triển trong 15 năm qua. Trong lĩnh vực kinh tế rồi lĩnh vực xóa đói giảm nghèo cũng đáng kể. Hiệu quả đóng góp của Xã hội dân sự là lớn; nhưng có khả năng mở rộng thêm.
Gia Minh: Mở rộng ở những lĩnh vực nào và cấp độ nào để có tác dụng tích cực hơn?
Giáo sư Scott Fritzen: Lĩnh vực theo dõi họat động của nhà nước, của bộ máy nhà nước, để chống tham nhũng. Nhưng chưa có cơ sở tốt cho việc này chỉ mới ở giai đọan đầu. Báo chí bắt đầu nói được đến tham nhũng nhưng chưa có thể tìm hiểu, nghiên cứu khám phá tình hình một cách độc lập, tự do. Còn một bước đường dài để đi.
Bạn nghĩ gì về xã hội dân sự tại Việt Nam ngày nay? Xin email về Vietweb@rfa.org
Gia Minh: Vậy có những yếu tố nào hạn chế sự phát triển của Xã hội dân sự?
Giáo sư Scott Fritzen: Trước đây Xã hội dân sự là khái niệm không mấy thỏai mái với những người lập nên nước CHXHCN. Khung luật pháp vẫn chưa đủ. Nhiều người trong bộ máy nhà nước không muốn chia bớt quyền lực của họ.
Có cản trở nhưng không có nghĩa là không tiến bộ được. Vấn đề là thời gian.
Gia Minh: Giáo sư nói yếu tố tự nguyện là một yêu cầu của xã hội dân sự, vậy người Việt Nam có đuợc thế không?
Giáo sư Scott Fritzen: Vấn đề không thuộc về văn hóa mà là cơ hội tham gia. Nếu có động cơ (incentive) thực sự thì họ sẵn sàng tham gia.
Gia Minh: Nhiều người trẻ Việt Nam tỏ ra khá xa lạ với khái niệm 'xã hội dân sự', dường như họ chưa được giáo dục về vấn đề này?
Giáo sư Scott Fritzen: Có thể từ này chưa được phổ biến lắm ngoài những người nghiên cứu về vấn đề này; tôi nghĩ anh đúng. Nhưng không có nghĩa là họ không thích tham gia những tổ chức để theo đuổi mục đích của họ. Tôi nghĩ người Việt cũng như những người khác rất thích tham gia đóng góp ý kiến của họ.
Gia Minh: Cám ơn giáo sư.
Theo dòng câu chuyện:
- Xã hội dân sự tại Việt Nam (phần 2)
- Xã hội dân sự tại Việt Nam (phần 1)
- RFA: Ðánh giá xã hội dân sự Việt Nam
Thông tin trên mạng:
- Cần cải thiện điều kiện và nâng cao hiệu quả hoạt động cho xã hội dân sự ở Việt Nam
- Wikipedia - Civil society
- Welcome - Civil Society & the UN
- Lee Kuan Yew School Of Public Policy - Scott Fritzen
Những bài liên quan
- Chương trình bảo hiểm y tế còn rất nhiều vô lý và bất công
- Xã hội dân sự tại Việt Nam (phần 2)
- Xã hội dân sự tại Việt Nam (phần 1)
- Người dân thôn Yên cùng nhau bảo vệ khu chùa Tây Phương
- Thực tế công tác chăm sóc y tế của chính quyền cho người dân vùng ĐBSCL
- Vụ hạ cánh an toàn của quan chức cao cấp
- Các hộ dân tái định cư trong khu kinh tế Dung Quất không có nước ngọt để dùng
- Thi hành án, một bức xúc kéo dài
- Hành pháp Việt Nam cần phải phối hợp chặt chẽ với lập pháp
- Tiến sĩ Lê Đăng Doanh: Việc tăng giá xăng dầu chỉ là vấn đề thời gian
- Nhà không có điện tại tỉnh Phú Yên
- Cảm nhận của một số người dân về cuộc sống hiện nay
- Công an tỉnh Long An bị tố cáo hành hung và hiếp đáp dân thường
- Có dấu hiệu một vụ án oan
- Hiệp Hội Nhân Quyền Quốc Tế lên án việc tra tấn các nạn nhân ở Bắc Giang
- Ngân hàng Sacombank cho người lợi tức thấp vay tiền mua nhà
- Cái chết không bình thường của Hòa thượng Thích Ðức Chính
- Giới lãnh đạo mới và khả năng để lèo lái đất nước (phần 2)
- Giới lãnh đạo mới và khả năng để lèo lái đất nước
- Dự án trồng hoa hồng ở tỉnh Hải Dương, sớm nở chóng tàn
- Khó tuyển dụng công nhân tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long
- Phỏng vấn ông Phạm Mạnh Hùng, nạn nhân của vụ xử tù oan ở Bắc Giang
- Người dân than phiền về cung cách phục vụ của giới công chức nhà nước
- Luật sư Lê Công Định bàn về "Chính danh" trong thể chế pháp trị tại Việt Nam (phần 2)
- Nhân chứng cần phải được bảo vệ một cách hữu hiệu